Ngắm hoa đào khoe sắc trên 'cổng trời' mù sương
Về Mường Lống mùa này, du khách sẽ được ngắm hoa đào, hoa mận bung nở khoe sắc trong mù sương. Mây vờn “cổng trời”, Mường Lống được bao bọc chở che bởi những ngọn núi điệp trùng, hùng vĩ.
Từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), chúng tôi vượt đường đèo 50km ngược lên Mường Lống, nơi được xem là thủ phủ cây thuốc phiện một thời. Chạm "cổng trời" với độ cao 1.500m so với mực nước biển, Mường Lống thấp thoáng trong mờ sương.
Cây thuốc phiện bị xóa bỏ, Mường Lống đổi thay, khoác lên mình màu áo mới. Màu xanh ngút ngàn của núi rừng hoang vu, màu hồng của những cành đào bung nở chớm xuân sang, màu trắng của hoa mận, hoa lau... Khoảng 11 giờ trưa, chúng tôi có mặt tại đây, Mường Lống vẫn mơ màng ngủ trong thung lũng bình yên. Những giọt sương còn đọng lại trên nụ hoa đào chúm chím.
Hoa đào bung nở khoe sắc đón nắng vàng.
Không khí ở Mường Lống mát mẻ, trong lành và được du khách ví như Đà Lạt hay Sapa.
Đi trên những con đường trong thung lũng Mường Lống, du khách sẽ thấy đâu đâu cũng có hoa đào. Từ bên đường, trên sườn đồi hay trong vườn, thậm chí trong trường học, hoa đào cũng là loài cây được trồng chủ đạo.
Những năm qua, hoa đào cũng là nguồn thu nhập chính của người dân bản địa. Những nhành đào được bán cho thương lái về xuôi trang trí ngày Tết.
Xen lẫn với sắc hồng của vườn đào là màu trắng của vườn mận, tạo ra khung cảnh muôn sắc màu cho Mường Lống thơ mộng.
E ấp dưới nhành cây, chùm hoa mận nở trong sương.
Ngoài bán nhành đào ngày Tết thì việc thu hoạch quả mận bán ra thị trường cũng giúp cho người dân ổn định thu nhập. Đến mùa mận chín, tới Mường Lống, du khách sẽ được thưởng thức những quả mận ngay tại vườn.
Ngày cuối cùng của năm 2020, tại Mường Lống, nhiệt độ khoảng 8 độ C nhưng những gốc đào, gốc mận vẫn khỏe khoắn vươn lên đâm chồi, nảy lộc.
Mường Lống những ngày cuối đông không thể thiếu những quả hồng chín mọng.
Mê mẩn những chùm hồng trong vườn nhà dân bản địa.
Một cây hồng trĩu quả nổi bật giữa đất trời Mường Lống.
Một thiếu niên thu hoạch hồng trong vườn.
Trẻ em đồng bào Mông gùi hồng bán cho thương lái.
Cảnh
Huệ
Nguon: https://www.tienphong.vn
"Lạ - độc" với loạt phong tục đón năm mới trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới có những phong tục đón năm mới độc đáo và thú vị. Người dân thực hiện những phong tục này với hy vọng sẽ đón chào năm mới hạnh phúc, vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Một phong tục đón năm mới độc đáo là đập vỡ bát đĩa cũ của người Đan Mạch. Vào thời điểm giao thừa, người dân Đan Mạch sẽ ném những chiếc bát đĩa cũ, bị sứt mẻ của mình vào nhà hàng xóm, bạn bè.
Họ làm như vậy vì quan niệm càng có nhiều đĩa vỡ ngoài cửa vào sáng ngày đầu năm mới thì chủ nhà sẽ càng có nhiều bạn bè và gặp may mắn trong 12 tháng tới.
Người dân Pháp uống rượu từ đêm giao thừa đến ngày 3/1 để năm mới suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.
Thêm nữa, người dân ở miền Đông nước Pháp còn có phong tục ngậm đồng tiền vàng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới để có một năm mới phát đạt và giàu sang.
Vào dịp năm mới, người Scotland có phong tục "xông đất" để gia chủ gặp nhiều may mắn. Họ sẽ mời những thanh niên tuấn tú đến nhà làm vị khách đầu tiên trong năm mới.
Những vị khách được mời đến "xông đất" này sẽ mang theo rượu whiskey tặng gia chủ.
Vào đêm giao thừa, các gia đình ở Đức chuẩn bị một bàn tiệc. Trên bàn có một chiếc đĩa bày 12 củ hành. Mỗi củ hành tượng trưng cho một tháng trong năm, đều được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Người dân Đức còn quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ có tình hình tài chính ổn định và khởi sắc trong năm mới.
Thêm nữa, vào khoảng 15 phút trước khi chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi người sẽ ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ điểm bắt đầu năm mới, người dân ở Đức sẽ đứng lên khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau để coi như vứt bỏ những khó khăn, xui xẻo của năm cũ, đón chào năm mới tươi sáng.
Người dân Brazil có phong tục đón năm mới độc đáo trên các bãi biển. Vào ngày đầu tiên của năm mới, họ sẽ nhảy qua 7 con sóng vì tin rằng việc việc làm này sẽ đem lại may mắn cho họ trong 12 tháng tới.
Người dân Brazil còn có truyền thống ném cành hoa trắng xuống biển để cúng tế nữ thần biển Yemanja. Họ thực hiện truyền thống này với hy vọng nữ thần Yemanja sẽ che chở và ban phước lành vào năm mới.
Tâm
Anh (TH)
Nguon: https://kienthuc.net.vn
Nước Nga trang hoàng lộng lẫy đón năm mới 2021
Thủ đô Moscow và nhiều thành phố của nước Nga được trang hoàng lộng lẫy đón năm mới 2021.
Nhiều thành phố của nước Nga, trong đó có thủ đô Moscow, đã trang hoàng rực rỡ đón năm mới 2021. Ảnh chụp tại Quảng trường Manezhnaya trước Bảo tàng Lịch sử ở thủ đô Moscow. (Nguồn ảnh: RBTH)
Moscow năm nay không có các lễ hội năm mới hay các sự kiện văn hóa đại chúng, nhưng hơn 1.000 cây thông và khoảng 4.000 công trình chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy trên các tuyến phố trung tâm. Ảnh chụp khung cảnh phía trước nhà hát Bolshoi.
Cửa hàng bách hóa GUM được trang hoàng lung linh đón năm mới.
Khung cảnh vào buổi tối tại Novy Arbat, một trong những con phố trung tâm ở Moscow.
Công viên Zaryadye nổi tiếng gần Kremlin.
Thành phố St. Petersburg trong những ngày cuối cùng của năm 2020.
Đường Bolshaya Morskaya được trang hoàng đón năm mới 2021.
Bức ảnh chụp tại đường Nevsky Prospect, St. Petersburg.
Một địa điểm ở thành phố Gelendzhik.
Một công viên ở thành phố Krasnodar lung linh vào buổi tối.
Thành phố Belgorod cũng đã sẵn sàng đón năm mới 2021.
Thành phố Yakutsk có một trong những cây thông Noel đẹp nhất.
Ảnh chụp tại thành phố Samara.
Thành phố Kazan cũng sẵn sàng đón năm mới 2021.
Thiên An
Nguon: https://kienthuc.net.vn
Ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang)
Câu chuyện có thật về đằng sau ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang)
Từ xưa đến nay, tại Việt Nam, mà đặc biệt là ở Sài Gòn, Noel không còn chỉ là lễ hội của người Công Giáo, mà trở thành mùa lễ hội chung của lương dân. Đêm 24 của tháng 12 dương lịch mỗi năm, người dân đổ ra đường để chào đón ngày Giáng Sinh. Cho dù ở Việt Nam không có cái lạnh lẽo thực sự của đêm đông, không có tuyết giăng trắng lối ngập đường, nhưng không khí se lạnh đặc biệt của ngay đêm Giáng Sinh cùng với đèn hoa lấp lánh làm cho lòng người rộn rã, tràn ngập những yêu thương trong không khí đón chào mùa lễ hội.
Một mùa Giáng Sinh của gần nửa thế kỷ trước ở Sài Gòn, có một nhạc sĩ đã hòa vào dòng người đó để đi dự lễ ở Nhà Thờ Đức Bà, rồi chứng kiến một cảnh tượng gây xúc cảm để ông sáng tác thành một bài hát luôn luôn góp mặt trong danh sách những bài nhạc mùa Noel được yêu thích nhất, đó là nhạc sĩ Đài Phương Trang với ca khúc Hai Mùa Noel.
Kể lại với báo giới, nhạc sĩ kể
lại rằng đó là 9 giờ đêm ngày 24/12/1972, ông có mặt trước nhà thờ và chợt thấy
một thanh niên trang phục lịch sự đứng bên gốc cây, có vẻ đang ngóng đợi một điều
gì.
Đến giờ Thánh Lễ, mọi người đều tiến về phía giáo đường thì người thanh niên ấy vẫn chỉ đứng đó, mắt nhìn bốn phía, gương mặt lộ vẻ lo âu, thỉnh thoảng đưa tay xem đồng hồ…
“Hình ảnh đó cứ ám ảnh trong
tôi. Rồi khi tan lễ vào lúc nửa đêm, đoàn người lũ lượt ra về, tôi để ý và rất
ngạc nhiên khi thấy người thanh niên vẫn còn đứng ở chỗ cũ với vẻ bồn chồn, buồn
bã. Tôi đi ngang qua và khẽ nhìn khuôn mặt người ấy, lòng thầm cám cảnh cho một
người mãi đợi chờ mà người kia không hiểu vì sao lại không đến chỗ hẹn?” – nhạc sĩ Đài Phương Trang kể lại.
Đến mùa Noel năm sau (1973),
khi này nhạc sĩ Đài Phương Trang làm việc trong hãng băng dĩa Continental – Sơn
Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông làm giám đốc, đang thực hiện cuốn băng Sơn Ca số
3 chủ đề Giáng Sinh. Ông giám đốc đã đề nghị nhạc sĩ Đài Phương Trang viết một
ca khúc về Noel. Khi đó nhạc sĩ nhớ lại hình ảnh một năm trước đó, cảm xúc cũ lại
hiện về tràn ngập trong lòng, nên chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ đã hoàn thành
ca khúc Hai Mùa Noel. Bài hát này được ca sĩ Anh Khoa thu âm đầu tiên và
được phát hành vào dịp Noel năm 1973 trong băng Sơn Ca 3. Mời bạn nghe lại sau
đây:
Mùa Noel đó chúng ta quen
bên giáo đường.
Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu.
Quỳ bên hang sâu nghe lời kinh thánh vang cầu.
Nhìn nhau không nói nên câu
vì biết nói nhau gì đâu.
Mùa Noel qua chúng ta chia
tay giã từ.
Hẹn nhau năm tới khi Giáng Sinh về muôn nơi.
Mình trao cho nhau hoa lòng nhẫn cưới thiệp hồng.
Dìu nhau xem lễ đêm Đông.
Bên nhau muôn đời em ơi
Nhưng nay, mùa Noel đến rồi.
Từng đêm anh vẫn nguyện cầu,
cầu cho ta mãi yêu nhau.
Đêm nay giáo đường vang tiếng
kinh cầu.
Nơi xưa mình anh đứng
không thấy bóng em đâu.
Nửa đêm tan lễ bước chân bơ
vơ trở về.
Chợt nghe nước mắt rơi ướt trên bờ môi khô.
Rồi Noel qua như mộng ước cũng xa rồi.
Gặp nhau chi để thương đau
Yêu nhau sao đành xa nhau?
Có thể thấy với tâm hồn nhạy cảm
của một nhạc sĩ, chỉ cần một khung cảnh thoáng qua trước mắt cũng đủ để Đài
Phương Trang viết thành bài hát về một chuyện tình buồn thương trong mùa Noel,
mà hầu hết là do nhạc sĩ tưởng tượng ra.
Tình yêu của đôi tình nhân
trong bài hát được bắt đầu vào một đêm Giáng Sinh đầy lãng mạn. Họ gặp nhau khi
cùng đến nhà thờ, rồi sau đó cùng chung ước nguyện:
Hẹn nhau năm tới khi Giáng
Sinh về muôn nơi.
Mình trao cho nhau hoa lòng nhẫn cưới thiệp hồng.
Dìu nhau xem lễ đêm Đông.
Bên nhau muôn đời em ơi!…
Nhưng đó là lần đầu tiên và
cũng là duy nhất mà chàng trai được quỳ cạnh người mình yêu trong đêm Noel.
Không hiểu vì lý do gì, mối tình đẹp đó đã tan vỡ để lại bao khổ đau tiếc nuối:
Rồi Noel qua như mộng ước
cũng xa rồi.
Gặp nhau chi để thương đau
Yêu nhau sao đành xa nhau…
Dù là một câu chuyện tưởng tượng
được nhạc sĩ cảm tác khi nhìn thấy một chàng trai lẻ loi chờ đợi người yêu
trong đêm Noel, nhưng có lẽ bài hát đồng cảm được với hoàn cảnh của nhiều người,
nên Hai Mùa Noel trở thành một trong những bài tình ca buồn được mở nhiều
nhất mùa Giáng Sinh hàng năm.
Câu chuyện về bài hát còn ly kỳ
hơn nữa, khi mà sau này nhạc sĩ Đài Phương Trang kể lại rằng chỉ 2 tuần sau khi
bài hát được phát hành và công chúng đón nhận, nhạc sĩ đã nhận được thư của người
tên Thanh gửi đến. Trong thư, ông Thanh tự nhận mình chính là người thanh niên
đã đứng chờ người yêu trước Vương Cung Thanh Đường vào năm trước đó, và ngỏ lời
cảm ơn nhạc sĩ đã viết lên nỗi lòng của mình. Ông cũng cho biết nhờ ca khúc này
mà gặp và nối lại tình yêu với cô Duyên, là người con gái đã không đến chỗ hẹn
vào đêm Giáng Sinh năm 1972 vì một sự hiểu lầm.
Tình yêu của họ ngỡ đã tan vỡ,
nhưng nhờ bài hát với những ca từ và hình ảnh về chàng trai cứ đứng chờ người
yêu, mãi đến lúc tan lễ mà vẫn chưa về đã gây xúc động cho Duyên. Cô cảm nhận
được tình cảm chân thành của ông Thanh, bao nhiêu hờn trách, hiểu lầm vụt tan
biến và họ đã nối lại mối duyên tình.
Sau đó, nhạc sĩ Đài Phương
Trang có hẹn gặp ông Thanh và nhận ra đúng Thanh là người thanh niên năm trước
đã để lại trong trí ông một ấn tượng khó quên. Khoảng 3 tháng sau, ông nhận được
thiệp hồng và đã đến dự lễ cưới của Thanh – Duyên.
Nhạc sĩ Đài Phương Trang
Trên báo Thanh Niên, nhạc sĩ
Đài Phương Trang tâm sự:
“Tôi được thêm 2 người bạn mới.
Nhưng sau 1975 Thanh và Duyên không còn ở Sài Gòn nữa mà chuyển về quê tận Cần
Thơ sinh sống. Bẵng đi một thời gian, khoảng 3 năm sau tôi nhận được tin vợ chồng
họ đã ra nước ngoài. Từ đó đến nay, đã gần 40 năm rồi, tôi không hề nhận được một
tin tức nào về Thanh và Duyên. Không biết họ ở đâu? Mỗi năm vào mùa Giáng sinh,
lòng tôi lại rộn lên những cảm xúc buồn vui khó tả. Vui vì ca khúc Hai mùa Noel
qua mấy chục năm vẫn được công chúng hát lên đón mừng Giáng sinh. Buồn vì không
biết hai người bạn có liên quan đến nội dung của ca khúc này, bây giờ trôi dạt
đến phương trời nào? Nhưng dù bây giờ hai bạn ấy ở bất cứ nơi đâu tôi vẫn luôn
mong họ được an lành trong mỗi mùa Noel và trong cuộc sống hằng ngày. Qua Báo
Thanh Niên, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn và tri ân đến các bạn yêu nhạc, dù
qua mấy mươi năm nhưng cứ mỗi dịp đón Giáng sinh lại vẫn nhớ đến và hát lên ca
khúc Hai mùa Noel” đầy cảm xúc và nỗi niềm của tôi”
Đông Kha (biên soạn)
Nguon: nhacxua.vn
“Bài Thánh Ca Buồn” (nhạc sĩ Nguyễn vũ)
“Bài Thánh Ca Buồn” (nhạc sĩ Nguyễn vũ) – Ca khúc bất hủ của những mùa Giáng Sinh
Dù đã ra đời gần nửa thể kỷ, nhưng trong khoảng 50 mùa Noel đã trôi qua, năm nào thì ca khúc Bài Thánh Ca Buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ cũng luôn được những người yêu nhạc vàng nhắc lại, nghe lại, như là một ca những ca khúc nhạc vàng quen thuộc nhất vào những mùa Giáng Sinh, với lời ca và giai điệu thật da diết nhắc về một mối tình đầu thời vụng dại:
Bài thánh ca đó còn nhớ
không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân
“Bài thánh ca” được nhắc đến ở
đầu bài hát chính là bài thánh ca bất tử Đêm Thánh Vô Cùng (tên gốc là
Silent Night của Franz Xaver Gruber và Joseph Mohr), quen thuộc với khán giả Việt
Nam qua phần dịch lời Việt của nhạc sĩ Hùng Lân.
Ca khúc Bài Thánh Ca Buồn
được nhạc sĩ Nguyễn Vũ viết cho mối tình, nói đúng hơn là những cảm xúc đầu đời
khi ông mới 14 tuổi, ngày ngày thường đi lễ ở nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt. Tại đó,
ông gặp một cô gái rất đẹp và ngoan đạo. Trái tim vụng dại của một cậu trai mới
lớn đã đập loạn nhịp trước bóng hình người thiếu nữ thướt tha và xinh đẹp đó.
Một buổi chiều tan lễ, hai người đứng trú mưa dưới mái hiên ven đường, hòa lẫn với tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của Đêm Thánh Vô Cùng:
Đêm Thánh vô cùng, giây phút
tưng bừng,
đất với trời, se chữ đồng,
đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ…
Cô gái đưa tay hứng lấy những
giọt nước mưa và khẽ hát theo. Âm thanh, hình ảnh lung linh huyền diệu đó khắc
sâu vào tâm khảm của cậu trai 14 tuổi, để rồi nhiều năm sau đó nhạc sĩ Nguyễn
Vũ nhớ lại và sáng tác thành Bài Thánh Ca Buồn:
Long lanh sao trời đẹp thêm
môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Đó là lời ca đẹp tựa như thơ, tả
hình ảnh của người con gái có nét đẹp thuần khiết ngây thơ. Bên tiếng hát thánh
ca, dưới ngàn sao tinh tú long lanh trên trời, tà áo trắng của nàng như đôi
cánh thiên thần, để cho chàng trai hướng về một tình yêu thanh cao trong trắng.
Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa
cao sang
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
Ôi giọng hát em mênh mông buồn…
Đêm Noel năm nào mình đã bên
nhau, cùng nhau quỳ dưới chân Chúa và nguyện cầu: “Xin cho đôi mình suốt đời
có nhau”. Xin Chúa thương tình duyên đôi trẻ mà cho mình được mãi được bên
nhau không chia lìa mai sau.
Đêm Giáng Sinh năm nào, chúng
mình cùng cầu nguyện với Chúa bên bài hát Đêm Thánh Vô Cùng. Giọng hát
khe khẽ trong đêm lạnh hôm nào của nàng làm cho mãi về sau chàng trai không bao
giờ quên. Có phải giọng hát buồn mênh mông đó như báo trước một chuyện tình buồn
khi duyên tình mình mai đây sẽ không trọn vẹn?
Rồi mùa giá buốt cũng qua
mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
Rồi một chiều áo trắng thay màu
Em qua cầu xác pháo theo sau
Những mùa Đông giá buốt đã qua
mau, mùa Giáng Sinh bên nhau như ngày nao chỉ còn trong kỷ niệm. Niềm nhớ tiếc
xót xa như gửi hết vào câu “lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu”, để cho người
nghe nhạc cảm được nỗi niềm của chàng trai khi mất đi mối tình vụng dại.
Rồi có một buổi chiều áo trắng
của người ngày nào đã thay màu áo cưới, bước lên xe hoa về nhà chồng có xác
pháo hồng tơi tả theo sau. Hai câu nhạc hay đã cô đọng như thơ, được nhạc sĩ
tinh ý dụng ý nhưng đã bị nhiều ca sĩ hát sai “áo trắng thay màu” thành “áo trắng
phai màu” và “xác pháo theo sau” thành “xác pháo bay theo”.
Lời nguyện mình Chúa có nghe
không
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu
Thay vì lời trách than sao tình
duyên mình không được chung đôi, lại là lời nuối tiếc nhẹ nhàng khi lời nguyện
cầu của mình không thể thành sự thực. Vì vậy mà tình này vẫn hoài xa vắng trong
giá lạnh khi mùa Đông mỗi năm về lại, và mỗi lần Chúa giáng sinh là mỗi lần anh
nhớ đến người yêu. Nhớ đến màu áo trắng thiên thần và giọng hát thánh ca mênh
mông buồn của người năm xưa. Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương trần là bấy nhiêu lần
nhớ đến người với bao kỷ niệm về trong đêm Chúa ra đời.
Rồi những đêm thế trần đón
Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi
Rồi những đêm khi trần thế tưng
bừng đón Noel, có một người mãi lang thang qua miền giáo đường tìm lại kỷ niệm
ngày xưa dấu yêu. Hồi chuông giáo đường vẫn ngân, tiếng hát thánh ca vẫn vang
trong đêm, nhưng áo trắng của em ngày xưa đã không còn nữa.
Nhớ sao là nhớ giọng buồn của
em ngày ấy khẽ hát theo bài Đêm Thánh Vô Cùng, bây giờ đã mãi mãi vời xa, để
“Đêm thánh vô cùng lạnh giá lòng tôi”. Tiếng hát buồn từ đêm Giáng Sinh năm nào
bây giờ trở thành “Lời Buồn Thánh”, theo gió đông về nhắc lại kỷ niệm ngày xưa…
Trương Đình Tuấn
Nguon: nhacxua.vn
Về thăm thiên đường du lịch Quảng Bình
Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hữu tình cùng quần thể danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận, Quảng Bình thật sự là thiên đường du lịch.
Quảng Bình
là một trong số ít những địa phương hội tụ đầy đủ cảnh quan đa dạng. Nhờ địa
hình vừa có núi, có biển, vừa có sông, có rừng và đặc biệt có Di sản thiên
nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ
và hệ sinh thái đa dạng, Quảng Bình đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du
khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó,
Quảng Bình còn có nhiều vẻ đẹp nao lòng khác như: hồ Bàu Tró, sông Gianh, thung
lũng Chà Nòi, hang Voi, Mũi Độc, biển Bảo Ninh…
Hồ Bàu Tró
thuộc địa phận phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tương truyền
là nguồn nước ngọt sạch nhất, sạch hơn nước giếng của người dân trong vùng.
Bàu Tró là hồ
nước ngọt nằm sát biển Nhật Lệ, nước quanh năm và chưa bao giờ cạn. Xung
quanh hồ là những dải rừng phi lao, rừng tràm xanh mát giữa bốn bề cát trắng
phong cảnh hữu tình nên thơ. Không chỉ là hồ nước ngọt cung cấp nguồn nước sạch
cho nhân dân thành phố Đồng Hới bấy lâu, Bàu Tró còn là nơi tồn tại những dấu
tích cư trú và sinh sống của người nguyên thủy thời hậu kỳ đồ đá.
Cách thành
phố Đồng Hới chỉ 26km nằm ngay quốc lộ 1A, trên cung đường “Thiên Lý Bắc Nam”
giáp ranh giữa xã Thanh Trạch và Hải Trạch thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
là bãi biển Đá Nhảy. Cái tên Đá Nhảy có từ thuở xa xưa, bởi sự đa dạng của các
khối đá lớn nhỏ nhô lên trên bãi biển, khi từng con sóng vỗ bờ thì chúng như những
con vật thi nhau nhảy chồm lên sóng biển bơi ra đại dương rộng lớn.
Từ trung tâm
thành phố, qua cây cầu Nhật Lệ đi thẳng thêm một đoạn nữa du khách sẽ đến quảng
trường và biển Bảo Ninh. Quảng trường Bảo Ninh được xây dựng ngay trên
bãi biển từ lâu đã trở thành khu vui chơi giải trí nhộn nhịp.
Bảo Ninh có
bờ cát trắng mịn màng trải dài như vô tận. Biển Bảo Ninh vẫn còn hoang sơ không
bị đông đúc sầm uất như những bãi biển trọng điểm khác.
Hang Voi
(Elephant cave) là một trong những hang động đẹp được nhiều du khách yêu thích
và đánh giá cao. Chính vì vậy, chinh phục Hang Voi là một trong những hành
trình thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách nhất.
Sở dĩ nơi
đây có tên gọi là hang Voi vì cửa miệng hang có rất nhiều thạch nhũ, hình dạng
như những chú voi. Đặc biệt hơn cả, hang này có 2 cửa miệng hang với 2 tên gọi
khác nhau: cửa trước là cửa Voi, cửa sau là cửa Rùa (do có một khối thạch nhũ
hình dạng con Rùa ngay tại lối sau hang).
Nằm ngay gần
khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Mũi Độc được tạo hóa ban tặng một vẻ đẹp hoang
sơ, kỳ vĩ. Tại đây, bạn sẽ được ngồi trên thảm cỏ xanh, phóng tầm mắt nhìn ra mặt
biển mênh mông và tận hưởng những làn gió thổi lồng lộng.
Thời điểm đẹp nhất trong ngày của Mũi Độc là lúc bình minh và hoàng hôn. Ngồi trên mỏm đá, nghe tiếng sóng biển vỗ vào vách núi và ngắm mặt trời cùng những con thuyền lững lờ ngoài khơi thực sự là một trải nghiệm cực kỳ lý thú.
Thung lũng
Chà Nòi ở dưới chân đèo Đá Đẽo nằm tựa mình bên dãy núi đá vôi hùng vỹ thuộc vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sương khói mờ ảo, một vẽ đẹp mê hồn được thiên
nhiên ban tặng. Đứng từ trên đèo phóng tầm mắt xuống, Chà Nòi hiện lên như một
khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp có sông suối, bao quanh bởi các đồi núi hùng vĩ
và mây mù huyền ảo.
Nhắc đến Quảng
Bình, người ta không thể không nhắc đến dòng sông Gianh là biểu trưng địa lý của
vùng đất này. Con Sông Gianh đã đi vào lịch sử dân tộc bao đời và chứa đựng
trong mình bao sự tích, huyền thoại. Sông Gianh là con sông lớn nhất trong năm
con sông của tỉnh Quảng Bình và chỉ chảy qua một tỉnh duy nhất là Quảng Bình.
Dòng sông có chiều dài khoảng 160km, đi qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên
Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.
Trong lịch sử,
sông Gianh được gọi với tên là Đại Linh Giang. Có nghĩa là dòng sông linh
thiêng.
Trước thời kỳ
Nam Tiến của người Việt (1069), sông Gianh là ranh giới thời Trịnh – Nguyễn
phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần
nửa thế kỷ (1627-1672).
Lương Công
Thành
Nguon:
https://vtc.vn