F 2019 ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Bàn tiếp chữ Quốc ngữ

TP - Đâu là nơi khai sinh ra chữ Quốc ngữ? Vai trò của các giáo sĩ phương Tây? Người Việt góp phần hoàn thiện chữ Quốc ngữ như thế nào?... là những vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam”.

Hội thảo quy tụ đông đảo nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong ảnh, GS.TS. Roland Jacques (ĐH Saint Paul, Canada) tham dự hội thảo với tham luận “Nghiên cứu tiếng Việt từ 1651 đến 1775”
 Ảnh: Thanh Trần             Hội thảo quy tụ đông đảo nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong ảnh, GS.TS. Roland Jacques (ĐH Saint Paul, Canada) tham dự hội thảo với tham luận “Nghiên cứu tiếng Việt từ 1651 đến 1775” Ảnh: Thanh Trần




 Hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 28/12, thu hút đông đảo nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia.

Công lao của giáo sĩ Dòng Tên

GS.TS. Roland Jacques (ĐH Saint Paul, Canada) mở đầu hội thảo  bằng ghi nhận: Ngay từ năm 1622 khi đến Việt Nam, Francisco de Pina đã hợp tác với các chàng trai có học thức tạo ra một số công cụ ngôn ngữ học, với hai mục đích: Cho phép người nước ngoài nắm vững tiếng Việt một cách tối ưu và thúc đẩy người Việt phát triển ngôn ngữ của họ. Một trong những công cụ đó là phiên các ngữ âm thành một hệ thống khôn khéo, dựa trên bảng chữ cái Latin, ngày nay gọi là chữ Quốc ngữ. Thứ hai là biên soạn cuốn từ điển chính thức của tiếng Việt. Sau khi Pina qua đời, một số đệ tử tiếp tục kế hoạch của ông, trong đó có Alexandre de Rhodes. Đến năm 1651, cuốn từ điển được ra mắt mang tên Alexandre de Rhodes.

Trong tham luận của mình, bà Châu Yến Loan đến từ TP. HCM cũng nêu lại quá trình tới Hội An truyền đạo, nghiên cứu tiếng Việt của hai giáo sĩ. Việc Alexandre de Rhodes soạn cuốn sách giáo lý bằng chữ Quốc ngữ, cuốn từ điển Việt - Bồ - La, cuốn “Văn phạm Việt Nam”, bà nhấn mạnh đó là “những tài liệu vô giá, chẳng những đã cống hiến cho chữ Quốc ngữ một hình thức xác định và một địa vị vững chắc, mà còn là viên đá đầu tiên của ngữ học, văn học và truyền giáo học ở Việt Nam”.

TS. Nguyễn Thị Vĩnh Linh (ĐH Quảng Nam) nhìn nhận hoạt động truyền giáo của các linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha đóng vai trò quyết định cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Lịch sử ghi nhận các công trình của Francisco de Pina thực hiện ở Hội An và Dinh trấn Thanh Chiêm ra đời sớm nhất, đặt những nền tảng đầu tiên cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo chữ Latin. Alexandre de Rhodes là người kế thừa và hoàn chỉnh một cách hệ thống dẫn đến sự xuất hiện chính thức của chữ Quốc ngữ.

Người Việt tiên phong sử dụng chữ Quốc ngữ

Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh…là những người Việt tiên phong trong việc sử dụng, truyền bá và góp phần hoàn thiện chữ Quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.

TS. Nguyễn Thị Lệ Hà (Viện Sử học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho rằng người Việt Nam có công truyền bá chữ Quốc ngữ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của. “Khi đó Trương Vĩnh Ký đã đem những sách đọc dễ hiểu và gần gũi với tâm lý người Việt như: Lục súc tranh công, Phan trần truyện, Lục Vân Tiên…in ra bằng chữ quốc ngữ. Mục đích của ông là truyền bá dễ dàng chữ quốc ngữ trong nhân dân. Năm 1868, ông viết sách Tiếng An nam thực hành, dùng cho trường thông ngôn. Năm 1876, ông xuất bản cuốn Sách học đánh vần chữ Quốc ngữ”, bà Hà nói. Bà nhấn mạnh thêm, sau này, Nguyễn Văn Vĩnh phát động, hô hào và dấy lên một phong trào học chữ Quốc ngữ sâu rộng, đóng góp to lớn trong việc phát triển báo chí tiếng Việt….

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Lân Bình (Hà Nội) cũng đóng góp tham luận về “Lý tưởng sống còn của Nguyễn Văn Vĩnh với sự nghiệp phổ cập chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”.
Đem đến một đề tài khá thú vị, “Phan Bội Châu và chữ Quốc ngữ”, NCS. Nguyễn Đình Khánh (ĐH Trung Sơn, Trung Quốc) trình bày: Phan Bội Châu đã chủ trương dùng chữ Quốc ngữ từ rất sớm và tán thành văn tự này như một công cụ hữu hiệu để khai dân trí.

Tại hội thảo, nhiều vấn đề học thuật liên quan đến chữ quốc ngữ cũng được đem ra bàn luận như: Sự thay đổi theo hướng hoàn thiện của chính tả tiếng Việt trong diễn trình phát triển của chữ Quốc ngữ từ lúc khai sinh đến giữa thế kỷ XX; giới thiệu và đánh giá các truyện thơ, tiểu thuyết và văn chương chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX; vấn đề giảng dạy chữ Quốc ngữ và bảo tồn tiếng Việt cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài…

THANH TRẦN

SỰ DỐI TRÁ ĐÃ "SỔ TOẸT" Bản kiến nghị không đặt tên đường


https://dantri.com.vn/blog/su-doi-tra-da-so-toet-ban-kien-nghi-khong-dat-ten-duong-cua-cac-vi-20191205023808617.htm
Sự dối trá đã “sổ toẹt” bản kiến nghị không đặt tên đường của các vị
Những ngày qua, dư luận xôn xao xung quanh đề nghị TP Đà Nẵng không đặt tên đường hai giáo sĩ Francisco De Pina - Alexandre de Rhodes của một số nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa do PGS-TS Lê Cung khởi xướng. Ngay lập tức, kiến nghị trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận. Phía Đà Nẵng cũng tạm dừng việc đặt tên này.

Đọc các ý kiến đồng tình và phản bác việc đặt tên, có cảm giác cuộc tranh luận rất khó đi đến hồi kết bởi mỗi bên đều có cái lý của mình. Trong khi, những tư liệu lịch sử để lại lại rất hạn chế và nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau. Vì thế, theo người viết bài này, để trả lời câu hỏi nên hay không đặt tên đường Francisco De Pina - Alexandre de Rhodes cần trả lời mấy ý sau đây.

Trước hết, việc đặt tên  đườngcho tác giả của chữ quốc ngữ là cần thiết vì một dân tộc được định hình bởi ít nhất ba yếu tố cốt lõi. Đố là lãnh địa, ngôn ngữ và chữ viết.

Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, tuy đã từng có chữ Nôm, song công bằng, nó đã thất bại và như vậy, trước khi có chữ quốc ngữ, người Việt chưa có chữ viết.

Thứ hai, vậy đặt tên ai hay ai là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt hôm nay? Có nhiều tư liệu (tất nhiên là các giáo sĩ phương Tây) trong đó không thể không kể đến  Alexandre de Rhodes. Vì thế, tuy lấy tên ông thực chất là ghi nhận công sức của nhiều thế hệ cả người Việt Nam và người nước ngoài đã cống hiến cho chúng ta có được chữ Quốc ngữ phong phú như hôm nay.

Thứ ba, ai cần việc đặt tên này hay đặt tên đó để làm gì?

Xin nói thẳng, người cần việc đặt tên này là chúng ta chứ không phải ông Alexandre de Rhodes nào đó ở tận đẩu đâu, đã mất cách đây mấy trăm năm.

Vì sao chúng ta cần việc đặt tên này? Đó là bởi truyền thống dân tộc “Uống nước, nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và cũng là để giáo dục cho con cháu chúng ta truyền thống đó. Để mỗi chúng ta mỗi khi ngồi trước bàn phím hay trang giấy gõ những ký tự ABCD… không cảm thấy áy náy vì mình không biết tri ân.

Câu hỏi thứ tư, đó là lai lịch ông Alexandre de Rhodes.

Việc này, tôi không chứng minh mà chỉ kể lại câu chuyện có thật tại TP Thái Bình. Đây là nơi có tên đường phố của hai người khi còn sống là kẻ tử thù của nhau, mỗi bên một chiến tuyến: Ông Phan Ba Vành và ông Nguyễn Công Trứ.

Ông Trứ đã đem quân từ kinh đô Huế ra đánh tan cuộc nổi dậy và bắt sống Phan Ba Vành khiến ông Phan Ba Vành phải tự tử.

Tại sao tại Thái Bình lại có tên đường cả 2 ông? Lý do, có lẽ người Thái Bình ghi công ơn Phan Ba Vành bởi ông là người đứng lên chống lại cường quyền.

Còn Nguyễn Công Trứ, người Thái Bình ghi nhớ công ơn quai đê, lấn biển lập nên huyện Tiền Hải ngày nay.

Tại Hà Nội và Hà Tĩnh cũng có đường Nguyễn Công Trứ. Theo người viết bài này thì Hà Nội đặt tên ông bởi ông là Nhà thơ và danh nhân văn hóa. Còn tại Hà Tĩnh, có lẽ bởi ông là người con của quê hương…

Nói như vậy để thấy, việc đặt tên là do những cách nhìn nhận và đánh giá ở từng góc khác nhau. Vì thế, việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes là để ghi nhớ công lao của những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà ông là một trong những người tiêu biểu.

Tóm lại, tôi cho rằng việc Đà Nẵng đặt tên đường Alexandre de Rhodes dù không mới (TP HCM đã có từ lâu rồi) nhưng rất nên làm.

Với các vị phản đối, tôi tôn trọng quan điểm của họ (cũng như tôi mong họ tôn trọng quan điểm của tôi). Song có một điều tôi cực lực phản đối, đó là việc ghi khống tên của một số nhà khoa học như các vị:  PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Lý luận chính trị Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, PGS-TS Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế...

Các vị này đều khẳng định họ không ký vào bản kiến nghị vì không tham gia thảo luận nội dung.

Theo tôi, nếu còn đủ dũng cảm và lòng tự trọng, các vị nên hoặc rút hẳn đơn hoặc xin rút lại đơn để chỉnh sửa, bỏ tên những ai bị ghi khống và chân thành xin lỗi họ.

Làm thầy, cần phải trung thực. Làm lịch sử càng cần phải trung thực. Chỉ qua một chi tiết này, nó đã “sổ toẹt” cái bản kiến nghị dù nó có là chân lý bởi “một sự bất tín...”.

Bùi Hoàng Tám  -  Theo Dân Trí

Chữ quốc ngữ: Trăm năm nhớ các tiên hiền

TTO - Một tọa đàm về chữ quốc ngữ do Đại học Văn Lang tổ chức sáng 30-11 nhằm kỷ niệm 100 năm chữ quốc ngữ được các chuyên gia đóng góp ý kiến, gợi lại hình ảnh đáng kính của những bậc tiên hiền...

Chữ quốc ngữ: Trăm năm nhớ các tiên hiền - Ảnh 1.
Nhiều bạn trẻ đến dự tọa đàm thích thú với các nội dung tham luận - Ảnh: L.ĐIỀN
Đây là ý tưởng của Câu lạc bộ Văn học - báo chí Văn Lang, nhân dịp vừa tròn 100 năm ngày vua Khải Định ra chiếu dụ ghi nhận khoa thi chữ Hán năm 1919 là khoa thi cuối cùng. Đó cũng chính là bước ngoặt để chữ quốc ngữ có cơ hội phát triển thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia như đã thấy.
Buổi đầu gian khó
Tại sao lại có chữ quốc ngữ? Theo ghi nhận của TS Phạm Thị Kiều Ly - người có một tham luận về quá trình hình thành chữ quốc ngữ từ năm 1615 đến 1919, công đầu của việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ Latin thuộc về các giáo sĩ thừa sai Dòng Tên - những người đã đến cửa Hàn của xứ Đàng Trong vào ngày 18-1-1615.
"Các giáo sĩ Dòng Tên đều dùng chữ Latin để ghi âm tiếng nói dân bản địa khi đi truyền giáo", TS Kiều Ly nhấn mạnh sở trường này của các giáo sĩ.
Trong ghi nhận của các nhà truyền giáo đến nay còn tìm thấy được, theo như Alexandre De Rhodes thì "tôi phải thú nhận rằng khi vừa tới Đàng Trong và nghe người dân xứ này, đặc biệt là các phụ nữ, nói chuyện thì tôi cảm giác như mình nghe tiếng chim gù và tôi gần như mất hi vọng có thể học được thứ tiếng này". 
Còn Francisco De Pina nhận xét "ngôn ngữ này có thanh điệu như một bản xướng âm, cần phải xướng âm trước đã". 
Chữ quốc ngữ: Trăm năm nhớ các tiên hiền - Ảnh 2.
TS Kiều Ly (bìa phải) trình bày tham luận cùng các diễn giả GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (bìa trái) và PGS.TS Hoàng Dũng - Ảnh: L.ĐIỀN
Dù vậy, các nhà truyền giáo đã nỗ lực không ngừng để học tiếng Việt nhằm giao tiếp với dân bản địa, mà việc dùng chữ Latin ghi lại tiếng nói của người Việt chỉ là một công đoạn trong đó.
Theo tìm hiểu của TS Kiều Ly, quá trình ghi âm tiếng Việt từ buổi đầu có công của rất nhiều giáo sĩ tham gia. Chẳng hạn sự ra đời các ký tự â, ơ, ê, ư để ghi âm tiếng Việt là cả một quá trình mày mò, "nghe bạc cả tai" chứ không đơn giản.
Nhớ công các tiên hiền
PGS.TS Hoàng Dũng đóng góp với tọa đàm một tham luận thú vị, đó là trình bày Những giá trị ngôn ngữ và văn hóa của hai cuốn sách Dòng Tên: Từ điển Việt Bồ La (của Alexandre De Rhodes) và Sách sổ sang chép các việc (của Philiphê Bỉnh). 
Đặc biệt là phần khảo cứu về Từ điển Việt Bồ La, PGS Hoàng Dũng đã ghi nhận pho từ điển này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo: thể hiện cái nhìn của người châu Âu đối với văn hóa Việt Nam về sản vật, về phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian... Một số đến nay trở thành tư liệu cho giới nghiên cứu người Việt vì đây là những ghi nhận sớm còn lưu lại. 
Đến với tọa đàm, PGS.TS Võ Văn Nhơn (Đại học KHXH&NV TP.HCM) điểm lại một phần sự nghiệp của học giả, nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký dưới góc nhìn đóng góp cho sự phát triển của tiếng Việt. 
Theo PGS Võ Văn Nhơn, những công trình như phiên âm Truyện Kiều, Lục Vân Tiên ra quốc ngữ, soạn sách giáo khoa dạy quốc ngữ, chép truyện dân gian Việt Nam, sáng tác, ghi chép bút ký bằng quốc ngữ để phổ biến... cho thấy nỗ lực rất lớn trong việc sử dụng và phổ biến chữ quốc ngữ trên nhiều phương diện cả hàn lâm bác học và văn hóa dân gian. 
PGS Võ Văn Nhơn cho rằng "nhờ Trương Vĩnh Ký mà chữ quốc ngữ từ chỗ chỉ là phương tiện phục vụ tôn giáo đã trở thành chữ viết chính thức của quốc gia, nhờ đó mà hình thành một nền quốc văn mới, một nền văn xuôi mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Thành ra tôi nghĩ ông Thiếu Sơn có lẽ không nói quá khi gọi Trương Vĩnh Ký là bậc tiên hiền của văn chương quốc ngữ Nam Bộ".
Chữ quốc ngữ: Trăm năm nhớ các tiên hiền - Ảnh 3.
PGS.TS Võ Văn Nhơn
Ghi nhận công lao của các bậc tiên hiền trong quá trình làm ra và hoàn thiện chữ quốc ngữ như đã thấy chính là nối tiếp phần công việc của tiền nhân, là nhiệm vụ văn hóa quan trọng. 
Nói như lời kết của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, chữ quốc ngữ đến nay là một di sản quý giá cần phải bảo tồn và phát huy.
Bí mật của Alexandre De Rhodes
Về Từ điển Việt Bồ La của Alexandre De Rhodes, PGS Hoàng Dũng nhận ra rằng công trình là một "nỗ lực vượt qua khó khăn để tìm hiểu văn hóa Việt Nam". Chẳng hạn từ điển này tổng cộng có đến hơn 20 từ ngữ tục, "nhiều hơn bất kỳ một cuốn từ điển tiếng Việt hiện đại nào".
Nhưng tầm vóc của Alexandre De Rhodes không chỉ ở chỗ đó. Vấn đề là làm thế nào để người bản xứ không ngại ngần nói những từ tục cho một nhà truyền giáo nghe và ghi lại?
PGS Hoàng Dũng cho biết ông từng trao đổi với các linh mục quen thân và được biết rằng các giáo dân không bao giờ dám nói tục hoặc chửi thề trước mặt các cha xứ. Cho nên ghi nhận được các từ tục này quả là một "bí mật truyền giáo" của Alexandre De Rhodes vậy.

Trăm năm Quốc ngữ vẫn còn tồn nghi


22/12/2019 09:15 GMT+7

TTO - Chỉ 100 năm tính từ kỳ thi chữ nho cuối cùng năm 1919 đến nay, chữ quốc ngữ mới được phổ cập chính thức một cách rộng rãi. Thế nhưng, những tranh cãi về chữ quốc ngữ chưa bao giờ ngớt.

Trăm năm quốc ngữ vẫn còn tồn nghi - Ảnh 1.
Nhà giáo Trần Chút: “Nhân dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn chữ quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt chứ không phải bị ép buộc” - Ảnh: MAI THỤY
Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ diễn ra sáng 21-12 do Hội Ngôn ngữ học TP.HCM tổ chức đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành để thảo luận quá trình hình thành, phát triển của chữ quốc ngữ với 23 tham luận khoa học.
Còn ngàn trang tài liệu cần được giải mã
Mặc dù cuộc hội thảo vẫn đặt trọng tâm vào sự thay đổi của chữ quốc ngữ một thế kỷ qua, thế nhưng, để đi xa hơn trong việc tìm ra nguyên nhân của sự bén rễ của chữ quốc ngữ đối với Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã không ngần ngại xới lại khởi sự của loại chữ viết này cách đây 400 năm.
Câu chuyện ấy không mới, GS.TS Roland Jacques, người cũng có mặt trong buổi tọa đàm, đã không ít lần khẳng định công lao của linh mục Francisco de Pina trong lịch sử chữ quốc ngữ. Căn cứ của GS Roland dựa trên tập tài liệu chép tay do Honufer Burgin soạn dựa trên văn bản ban đầu (hiện chưa được tìm thấy) của linh mục Pina, người đã tới Hội An năm 1617 và là thầy của Alexandre de Rhodes.
Không chỉ vinh danh Francisco de Pina, GS.TS Roland Jacques cũng bộc bạch ông không còn đủ sức nghiên cứu nhưng vẫn còn ít nhất vài ngàn trang tài liệu về chữ quốc ngữ cần được giải mã ở thư viện Vatican và Paris. 
"Tôi hi vọng những người trẻ, với lòng nhiệt huyết của họ, có thể sớm nghiên cứu các tư liệu quý giá này và khép lại những phỏng đoán của chúng tôi" - GS Roland tâm sự.
Bên cạnh những nghiên cứu về lịch sử ra đời chữ quốc ngữ, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định giá trị của chúng trong các lĩnh vực giáo dục, báo chí và sáng tác văn học kể từ sau năm 1919. 
Từ chuyện học giả Phan Khôi tham gia biên dịch kinh thánh Tin Lành, TS Văn Phú Quang đã tinh ý phát hiện sự ảnh hưởng của những bài vịnh trong kinh đến sáng tác của ông, đặt nền tảng cho nền thơ mới Việt Nam.
Với công dụng tích cực của chữ quốc ngữ, chúng dần được truyền bá và tác động sâu rộng đến xã hội tuy buổi đầu chỉ là tự phát. Nhà giáo ưu tú Trần Chút - chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM - đưa ra góc nhìn thẳng thắn rằng chính nhân dân Việt Nam đã tự nguyện chọn chữ quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt, hoàn toàn không có sự ép buộc nào. 
Các phong trào Duy Tân hay Đông Kinh Nghĩa Thục, sự kiện triều Nguyễn quyết định bãi bỏ nền khoa cử phong kiến, quyết định của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày thành lập đã đưa chữ quốc ngữ đến với mọi người.
Trăm năm quốc ngữ vẫn còn tồn nghi - Ảnh 2.
GS.TS Roland Jacques chia sẻ một số lá thư tay viết bằng chữ quốc ngữ được ông tìm thấy trong thư viện ở Vatican - Ảnh: MAI THỤY
Cần luật ngôn ngữ để văn hóa phát triển
Trăm năm đã qua của chữ quốc ngữ cũng mang theo những kỷ niệm của các nhà nghiên cứu.
Nhà giáo Trần Chút bồi hồi khi nhớ lại tên đường Alexandre de Rhodes ở TP.HCM đã từng bị gỡ bỏ, rồi hội thảo do ông tổ chức để kỷ niệm 400 năm ngày sinh của vị linh mục cũng bị buộc phải ngưng.
Nhà nghiên cứu Vu Gia lại nhớ đến những câu Sách quốc ngữ/ Chữ nước ta/ Con cái nhà/ Đều phải học... trong bài thơ Lên sáu của Tản Đà. Ông thầm phục nhà thơ Tản Đà, vốn là một nhà nho, bỗng chuyển rụp sang ủng hộ chữ quốc ngữ.
Mới chuyển sang dùng ngót 100 năm, thứ chữ viết này đã gặp nhiều thách thức, có những tranh luận về "cha đẻ" của bộ chữ, xét lại công lao của các nhà truyền giáo, cũng có ý kiến đòi phải thay đổi hoặc cải tiến. 
Thế nhưng, "đụng đến chữ viết là đụng đến văn hóa. Không nên xáo trộn. Chuẩn chính tả thì cần" - câu nói của GS.TS Đinh Văn Đức đã được nhiều nhà nghiên cứu trong hội thảo tán đồng.
Các ý kiến cho rằng hệ thống ngôn ngữ Anh, Pháp sở dĩ phát triển được là do tính ổn định của chúng, sáng tạo ra một chữ viết mới không những làm nền tảng văn hóa lung lay mà còn khiến việc hệ thống hóa ngôn ngữ rơi vào bế tắc. 
Thế nhưng, để chuẩn mực hóa chữ quốc ngữ phải cần có sự ra đời của luật ngôn ngữ. Theo nhà giáo Trần Chút, luật phải xác định cụ thể những quy tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt, tên gọi của chúng và ghi rõ bảng chữ cái, các dấu thanh.
Chuyển tự từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ
Trong khuôn khổ hội thảo, hệ thống chuyển tự tự động từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ của PGS.TS Đinh Điền đã gây hứng thú, tò mò cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Ấp ủ dự án từ năm 1999, đến gần đây nhờ sự phát triển của ngành học máy (machine learning), ông mới có cơ hội hiện thực hóa công trình.
Trên trang web kimtudien.com.vn, người dùng có thể nhập văn bản chữ Nôm để tra tìm chữ quốc ngữ tương ứng. Tuy nhiên, hiện nay PGS.TS Đinh Điền đang gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa, hệ thống hóa dữ liệu chữ Nôm để đưa vào.
MAI THỤY

Không nên cải tiến chữ Quốc ngữ

Đó là đa số ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo khoa học “100 năm chữ Quốc ngữ” do Hội Ngôn ngữ học TPHCM tổ chức ngày 21/12. Hội thảo thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên về ngôn ngữ tham dự.



“Không nên cải tiến chữ Quốc ngữ” - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Hội thảo khoa học “100 năm chữ Quốc ngữ” do Hội Ngôn ngữ học TPHCM tổ chức ngày 21/12.

Phát biểu tại hội thảo này, GS.TS Đinh Văn Đức - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã có báo cáo “Vài tiểu khúc về chữ quốc ngữ nhìn lại 100 năm nay”. Ông Đức phân tích chữ Quốc ngữ ghi âm theo âm vị học là một phát minh kỹ thuật, một âm vị có thể được ghi bằng một con chữ hoặc hơn thế. Độ vênh này là tất yếu và bình thường bởi các hệ ngôn ngữ Roman, German hay Slavian đều có chuyện tương tự.
“Sửa chữ viết là động đến văn hóa. Mà văn hóa thì bền vững và có bộ lọc cực kỳ tinh tế”, GS Đức khẳng định.


“Không nên cải tiến chữ Quốc ngữ” - 2
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS Trần Ngọc Thêm phát biểu ý kiến

GS.TS Trần Ngọc Thêm - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng tán đồng với GS Đinh Văn Đức ở điểm “không thích cải tiến chữ Quốc ngữ”. Ở góc độ nghiên cứu văn hóa, ông Thêm khẳng định những dân tộc nào có văn hóa ổn định trong thời gian dài thì sẽ rất linh hoạt trong thời gian ngắn. Ông lấy bài học ở Trung Quốc, đó là từ chữ Phồn thể cải tiến một bước tạo ra thêm chữ Giản thể theo mục tiêu có lợi cho người dân học chữ nhanh hơn. Nhưng cái giá phải trả là một người muốn học chữ Trung Quốc phải vừa biết chữ Phồn thể và Giản thể, vất vả sẽ tăng thêm gấp đôi. Do đó ông Thêm nhấn mạnh “với chữ Quốc ngữ không nên thỉnh thoảng lại hô hào cải tiến”.
Còn GS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học thì bổ sung, quá trình xây dựng chữ quốc ngữ ghi âm bằng các con chữ châu Âu là một quá trình rất lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt. Các tài liệu cho thấy vào thế kỷ 17, chữ quốc ngữ bắt đầu có diện mạo bước đầu ổn định, nhất là khi xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes.


“Không nên cải tiến chữ Quốc ngữ” - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Các đại biểu chia sẻ nhiều thông tin thú vị về lịch sử chữ Quốc ngữ

“Trong tình hình chữ Quốc ngữ đang vận hành hiệu quả như hiện nay, Viện Ngôn ngữ học cho rằng hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kỳ cải tiến nào đối với chữ Quốc ngữ”, ông Hiệp chia sẻ.
Phát biểu mang tính tổng kết hội thảo, nhà giáo Trần Chút, Chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM, cho rằng không nên thực hiện cải cách chữ Quốc ngữ.


“Không nên cải tiến chữ Quốc ngữ” - 4
Nhấn để phóng to ảnh
Nhà giáo Trần Chút, Chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM phát biểu

“Chữ Quốc ngữ là thành quả được khởi tạo từ công lao của các giáo sĩ phương Tây đầu thế kỷ 17 như Francisco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonia Barbosa... Bằng việc hợp, chỉnh lý, bổ sung thành quả của lớp người đi trước qua các tác phẩm Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh và Phép giảng tám ngày năm 1651, Alexandre de Rhodes là người có công tổng kết giai đoạn hình thành của chữ tiếng Việt bằng hệ thống chữ cái Latinh”, ông Trần Chút khẳng định.
Theo ông Chút, thực tế cho thấy từ tiến trình lịch sử, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn chữ Quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt. Giá trị của chữ Quốc ngữ càng được nâng cao khi được dùng làm cơ sở để xây dựng hệ thống chữ viết cho nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta. Có thể khẳng định chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia của Việt Nam.
“Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 xác định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Chữ Quốc ngữ là chữ viết tiếng Việt. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp cũng đã công nhận chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia”, ông Chút nhấn mạnh.
Chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM cũng chia sẻ, mọi người đã biết Quốc hội có chủ trương xây dựng luật Ngôn ngữ. Có thể nghĩ rằng liên quan đến chữ Quốc ngữ, luật Ngôn ngữ tối thiểu có mấy nội dung chủ yếu như khẳng định chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia, ghi rõ ràng chữ cái, các dấu thanh và tên gọi của chúng trong hệ thống chữ Quốc ngữ. Đồng thời xác định quy tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt theo chữ Quốc ngữ.
Lê Phương

100 từ. ÔNG QUAN.


Ông làm Quan gần như ai cũng biết, kính nể đã hơn 30 năm tai xứ này, rồi về hưu lần lượt sự kính nể Ông và Người Dân mới thấy sự đời là thế, Ông buồn lòng khuyên Con Cháu trưởng thành đừng nên làm Quan mà buôn bán 1 đời thì hay hơn, chứ làm được Quan lên và xuống rất Phủ Phàng.
Rồi năm đó Người Ta thấy có tai nạn "Xe Thồ" Người Chết đó là Ông mà không ai nghĩ biết đó là Ông Quan tỉnh này ngày trước oai phong 30 năm làm Quan.
Phanthiet, 6.9.2019
Chinhdao..

Tôi sẽ đi


Tôi sẽ đi một ngày
Tôi sẽ đi một đời
Đi tận cùng non nước Việt Nam
Tôi sẽ đi mọi nẻo đường
Tôi sẽ thăm từng phố phường
Đi tận cùng từng mảnh đất quê hương
Tôi sẽ thăm từng suối nguồn
Tôi sẽ như những cánh buồm
Tôi quyết đi
Đi bằng những bước tự do
Rồi một mai kia tôi sẽ khóc
Đường phố thênh thang lạ bước quen
rừng núi hoang vu suối đã cạn
Thuyền ra biển lớn không quay về
Loài người đã ngủ mê
Tôi sẽ đi từ Bắc Trung Nam
Tôi sẽ đi đường lớn thênh thang
Tôi sẽ đi...
Ôm hôn từng mảnh đất quê hương
Việt Nam ơi....

CN: tôi yêu Việt Nam                       

100 từ. HỎI AI CÓ LỖI?



Gia Đình Anh hạnh phúc ấm áp, nhưng thỉnh thoảng người ta thấy Người Chồng la mắng Vợ trong cọc cằn khó hiểu mà không ai biết tại sao, trong lúc Người Vợ thật hiền hậu đảm đang luôn được mọi người cảm mến khi tiếp xúc, cứ mỗi lần xảy ra chuyện 100 người đều đổ lỗi hết cho Người Chồng. Nhưng không, đâu ai biết cái làm Người Chồng cọc cằn khó chịu lên là do Người Vợ trốn lén đi "Hút Thuốc", ngược lại Người Chồng không bao giờ biết đến điếu thuốc.
Hỏi ai có lỗi?
Phanthiet, 5.9.2019
Chinhdao.

Bóng Mát Cuối Trời - Thành Phố Biển

Bóng Mát Cuối Trời - Thành Phố Biển

100 từ. CÔ BẠN NĂM ẤY.


Ngày Tôi đi học có Cô Bạn hiền dịu nhỏ nhẹ, Tôi thích mà để trong lòng đâu dám 1 lời, cứ nhìn bằng cặp mắt vụng trộm.
Thời gian qua đi, Cô Bạn và Tôi có Con, có Cháu, tình cờ trên Fb Tôi bắt gặp liền kết Bạn. Sáng nay Cô gọi trên Messenger nên nhìn thấy nhau, giờ không là những hình ảnh ngày cũ mà nay ai cũng thay đổi theo thời gian, nhưng thật mừng vui thăm hỏi đủ chuyện rồi chia tay, hẹn có dịp gặp của cái tuổi hơn 60.
Tôi vui.
Phanthiet, 3.9.2019
Chinhdao.

Bình yên


Là nơi em ở đó
Phía trước một hàng cây
Có những chiều lộng gió
Mùa sang lá rơi đầy

Là nơi em ở đó
Bên hiên em thường ngồi
Ngoài sân đầy hoa cỏ
Trên trời mây êm trôi

Là nơi em ở đó
Hiu hắt ánh đèn vàng
Con đường mòn nho nhỏ
Lành lạnh gió thu sang

Là nơi em ở đó
Chiều qua đẫm hơi sương
Có những bông hoa dại
Đêm về thoảng mùi hương

Và nơi đây em ở
Căn nhà nhỏ đơn sơ
Có những đêm trở gió
Nhện âm thầm giăng tơ

CN 1/ 9/ 2019

ĐỢI CHỜ!


Nghẹn đắng lòng con dấu lệ cay
Quê xa khuất nẻo thắt tim này 
Lời thương gửi mãi thư nồng cháy 
Tiếng nhớ trọn ngời phủ ấm tay
Ngóng đợi trao nhau vầy mộng đẩy...
Hoài mong khát vọng xỏa hao gầy 
Thầm mơ ngõ nhỏ màu hoa ấy 
Rực rỡ xuân cười nét đắm say
THH

TÂM TƯ?


Buồn thương thấm đẫm môi mềm
Êm đềm nghe tiếng rơi thềm lắng sâu
Nhạc mưa tí tách giọt ngâu
Lo âu buông thả chìm câu hững hờ. ....
Em xoay ký ức mịt mờ
Duyên tơ chút phận ngẩn ngơ qua cầu
Tình đầu rong ruổi còn đâu
Bao lâu để biết nhiệm mầu vương mang?
Thu sang se sắt bẽ bàng
Nhẹ nhàng thôi nhé tơ vàng mộng du
Ru tình khúc hát thiên thu
Phù sinh trói buộc âm u hải hà?
Ngọc ngà trãi ngọt nẻo xa
Bao la bốn hướng hằng sa điệp trùng
Bao dung thu xếp hãi hùng
Ngồi ung dung rỗng ta cùng đêm sương.....
Cột đường phi lý nhiễu nhương
Yêu thương tất thảy viên cương nghiệp dày
Bàn tay khép cuộc mơ say
Ta về trí trống xua mây lạnh đầy. ....
Đắng cay đan dệt xưa nay
Tóc mây rối rắm lệ dày đêm thâu
Đời còn có nghĩa gì đâu
Bể dâu ái nghiệp là câu vô thường!
THH