F Lời văn ngắn. CÁI CHÀO ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Lời văn ngắn. CÁI CHÀO

        Anh người Việt Nam 100% từ trong bụng đến ra đời, thấy Cái Chào người Việt Nam đơn giản nhiều kiểu khi chào nhau, có lần một người Tây Phương học cách chào hỏi chỉ biết một ít, vài cách chào nên khi chào được trả lại Cái Chào khác làm người Phương Tây đó lùng bùng, nhún vai lắc đầu, sau này biết thêm nên thật vui thích.
      Cái Chào người Việt Nam khi đi bộ cùng chiều, người quen gặp nhau bắt tay thật chặt để tỏ lòng chân tình, có thể choàng vai nhau cùng song hành. Khi đi bộ ngược chiều, người quen biết gặp nhau nhìn giơ tay chào, nhìn cười, vỗ tay, hú, gọi tên, hất mặt, gật đầu, đá mắt, cúi đầu chào mà vẫn bước.
       Khi lái xe cùng chiều, gặp người quen chào hỏi thì bóp còi. Khi lái xe ngược chiều, quen biết gặp nhau thì chớp đèn hay đưa tay ra ngoài cửa vẫy chào.
       Tất cả những động tác trên là Cái Chào hỏi cùng một ý nghĩa thay ngôn từ chào hỏi như nhau.
        Mỗi Quốc Gia hay mỗi vùng có những Cái Chào khác nhau, khi được nhận Cái Chào là sự quý mến tôn trọng dù những động tác hoàn toàn khác nhau, và cũng có những Cái Chào của xứ này là cái cử chỉ không vui của xứ kia, nên  phải lưu ý.
        Người Nhật Bản gặp nhau chào, gập mình một cách kính cẩn và phải luôn nói 1 câu như “rất mong muốn sẽ gặp lại ngày gần đây”, Thái Lan chắp 2 tay trước ngực như tư thế lạy rồi nhẹ cúi đầu, bàn tay đặt gần mặt càng chứng tỏ tôn trọng và Cái Chào này của người Thái cũng là lời Cám Ơn hay Xin Lỗi đi kèm ngôn ngữ. Malaisia người đàn ông chào đàn ông, người phụ nữ chào phụ nữ bằng cách áp các ngón tay vào nhau, sau đó đưa tay vào vị trí trái tim, cử chỉ này như muốn nói Tôi chào Bạn với tất cả trái tim Tôi, còn đàn ông và phụ nữ không bắt tay nhau mà chỉ cúi đầu là chào nhau. Người Ấn Độ Cái Chào hơi giống cái cúi lạy khi gặp nhau rất tôn kính. Còn các nước Trung Đông gần như chào nhau bằng bắt tay phải, còn tay trái đặt  lên vai đối phương, cùng cái bắt tay hôn nhẹ lên má nhưng chỉ cùng phái, cũng có đất nước chào nhau bằng 2 cái mũi đụng nhau rồi kết thúc bằng cái nắm tay, cho rằng cái áp mũi là truyền sự sống cho nhau. Có đất nước chào nhau bằng áp mũi và môi lên má hoặc trán người đối diện đồng thời hít nhẹ vào mà không mang tính gì cả.
      Phương tây hầu như chào nhau là cái bắt tay chặt, lắc nhẹ thể hiện sự tôn trọng tin tưởng.
      Ở Pháp và Nga, gặp nhau bất cứ lúc nào cũng có thể bắt tay được, còn ở Anh, Mỹ người ta chỉ bắt tay khi được giới thiệu. Các nước nói tiếng Anh, không chấp nhận lối hôn tay phụ nữ để chào mừng, nhưng đó lại là lối rất thông dụng ở Pháp, Tây Ban Nha, qua nước Ba Lan và Ý tha hồ được hôn tay phụ nữ, hôn tay càng nhiều càng tỏ ra lịch sự. Người Italia rất hay bắt tay. Khi chào một người đã quen, nếu theo nghi thức của người Đức, họ có thể cúi đầu nhẹ hay gật đầu, nhưng đừng bao giờ đút tay vào túi bắt tay nếu bạn ở Pháp, Thụy Sỹ và Thụy Điển...
      Phần Lan trong các buổi tiệc khi chào nhau họ thường bắt tay, ánh mắt nhìn nhau, sự khom lưng, cúi chào biểu hiện sự tôn trọng, trong trường hợp bình thường thì gật đầu là đủ. Cái bắt tay của người Phần Lan thường mạnh mẽ  trong thời gian ngắn. Hôn má, hôn tay, cũng là cách chào hỏi nhau của người Phần Lan nhưng họ hiếm khi làm việc đó khi gặp nhau. Bạn bè và những người quen có thể ôm nhau để biểu hiện Cái Chào.
      Thụy Sỹ bắt tay là 1 hình thức chào hỏi phổ biến ở Thụy Sỹ. Ngay cả khi bạn đã thiết lập 1 mối quan hệ với người Thụy Sỹ đó. Bạn cũng nên bắt tay khi bắt đầu gặp mặt và trước khi ra về.
       Cái hôn chỉ có ở những người bạn thật sự thân thiết, còn đối với phụ nữ thì ôm đối với họ là việc bất bình thường, phải coi chừng.
      Đó là những Cái Chào vài nước trên Thế Giới, giờ nhìn lại những kiểu chào người Việt vẫn thấy hay hay, có thể dùng bất cứ nơi nào kiểu nào khi muốn. Bạn nghĩ mà coi!

        Phan Thiết, Ngày 13.3.2013
              NGUYENTIENDAO

   @ Dù bất cứ cái chào nào, với nụ cười chân thật vẫn hơn cả.
                         TS