Đứng từ dốc cầu Quan bên
mạn Nam của sông Cà Ty nhìn thẳng xuống phố chính Gia Long. Hai con đường bên
phải và bên trái Lê văn Duyệt và Nguyễn văn Thành,
ôm lấy một vườn hoa nhỏ. Nhìn giống như một ống hút bằng thủy tinh (pipette) mà
vườn hoa là cái bầu (Bulb) phình ra trên ống. Nó được dùng và thường thấy trong
phòng thí nghiệm hoá học. Ống hút, một dụng cụ dùng để hút hoá chất để thêm bớt
dung lượng cần thiết cho một phản ứng hoá học .Đường Gia Long như là thân ống
nổi dài từ bầu ống.
Đường Bến Trưng Trắc và Duy
Tân cắt đường Nguyễn văn Thành, là nơi bắt đầu của con đường và cuối hai con
đường này đều gặp đường Ngư Ông, đường này chạy dọc theo bờ biển. Có những làng
chài trên con đường này. Ở Phan Thiết nơi nào có làng chài thì nơi đó đều có
dinh vạn thờ Ông theo văn hoá và niềm tin của ngư dân Bình Thuận. Đức Nghĩa có
Vạn Năm Nghĩa. Bình Hưng, Hưng Long có Vạn Hưng Long hay Dinh Cô. Trên đường
Ngư Ông có Vạn Thủy Tú được sắc phong của vua.
Những ngư dân được một nhà văn gọi "Những đứa con trai của Ông Nam Hải ". Cũng là tên tác phẩm "Les Fils De la Baleine "của tác giả Thầy Cung Giũ Nguyên. Ông là một trong những nhà văn trên thế giới ngoài nước Pháp viết tiểu thuyết bằng Pháp văn. Người Pháp gọi là những nhà văn hải ngoại (Écivains d'outre-mers ), nay Thầy đã qua đời.
Những ngư dân được một nhà văn gọi "Những đứa con trai của Ông Nam Hải ". Cũng là tên tác phẩm "Les Fils De la Baleine "của tác giả Thầy Cung Giũ Nguyên. Ông là một trong những nhà văn trên thế giới ngoài nước Pháp viết tiểu thuyết bằng Pháp văn. Người Pháp gọi là những nhà văn hải ngoại (Écivains d'outre-mers ), nay Thầy đã qua đời.
Những con đường ở Phan
Thiết thường người Pháp đặt tên theo nghề nghiệp của người dân sống trên con
đường đó. Đường có đồn cảnh sát là Rue Des Gendarmes hay đường Nhà Cò hay đường
Khải Định gần rạp hát Ánh Sáng. Đường Bến Trưng Nhị là Quai Des Charpentiers,
Bến Thợ Mộc. Tìm thấy trên đường này những trại cưa hay trại đóng ghe gỗ. Những
công việc này cần đến những bàn tay lành nghề của người thợ mộc. Những trại bán
tre và người thợ đóng giường tre như chú Hai Sấu, chú Diệp, ông Chanh, chú Năm,
chú Thái ... Trại cưa chú Mười Bé, trại cưa ông Năm Chanh, trại đóng ghe chú
Chín Tù, trại đóng ghe Ba Thảo và trên Cồn Cỏ Đức Nghĩa có nhiều người làm đan
tre sản xuất ra những giỏ tre cho cá hấp, rổ, nia, thúng, xiạ để cá. ..Những
người Thợ mộc lành nghề (craftmanship) nay đã qua đời không còn ai.
Đường Bến Trưng Trắc có
nhiều thùng lều nước mắm được đặt tên Quai De Saumure, Bến Nước Mắm. Còn đường
Ngư Ông như theo tên gọi có phải là Rue Des Pêcheurs chăng ? Hay Ngư Ông là Cá
Ông? Trong Vạn Thủy Tú còn thờ một bộ xương Cá Ông rất lớn. Đường Ngư Ông còn
có tên đường Cá Nục.
Phan thiết còn có nhiều cái
đáng yêu, từ giọng nói địa phương đến tình cảm chân tình hiểu khách . Trong đám
đông nghe ai nói những phương ngữ như " coi kà, coi cỏi , coi ổng cỏi, coi
bã cỏi, chời chời " thì chắc chắn là người "phe mình" cùng từ
"thùng lều bước ra ".
Khi đổ dốc cầu để đi đường
Bến Trưng Trắc hoặc Duy Tân, người đi xe hai bánh phải theo một góc cua rất gắt
khá nguy hiểm. Không thế nào quên những tay lái cứng hay chữ mới "tay lái
lụa " lạng Honda ôm cua trên đường này như Hoà, Tân nhà chú Ba Cụt, vợ
chồng Hường Tửng và Tiến nhà chú Hai Giây. Còn Xuân Hồng, Mỹ, Nhung thì lái xe
vừa phải.
Đã khá lâu, một người bạn
có gởi cho xem những tấm ảnh xưa về sinh hoạt ở Việt nam. Trong đó có một hình
trắng đen chụp người cảnh sát mặc cảnh phục màu trắng. Anh đang đứng ở đầu
đường Bến Trưng Trắc ,trước Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Tấm hình này gợi lại
một hình ảnh của Phan thiết khá xưa. Vì màu sắc của cảnh phục thay đổi theo
những người nắm quyền lực cải tổ bộ máy điều hành quốc gia lúc đó. Và nhìn màu
trắng của cảnh phục trong hình đoán biết là màu của người cảnh sát thời chính
quyền Ông Ngô đình Diệm. Đã qua mấy "mùa " màu xám và màu rằn ri của
cảnh sát dã chiến, hiện nay thì màu vàng và màu đen của cảnh sát cơ động. Người
cảnh sát áo trắng đứng ở đây có lẻ bảo vệ an ninh cho ngân hàng Việt Nam Thương
Tín hơn là sự giao thông của xe cộ từ dốc cầu Quan rẻ đi xuống đường Trưng Trắc
và Duy Tân. Một tấm bảng cấm giao thông, mà chẳng cấm ai, dựng cắm bên góc ở
đầu đường Duy Tân, nhà thuốc tây Hoa Phượng. Trước kia đây là tiệm bán đồ xây
dựng và cũng là nhà chú Ba Nhỏ Nghi Hưng. Chị Hạnh con của chú cùng học một năm
PBC. Chú Ba Nhỏ là người mua vé số kiến thiết quốc gia nhiều cũng như ông chủ
hãng nước đá Huỳnh Đức... Có hôm ông đứng trên lan can, dáng người ốm, mặc bộ
pyjama rải xuống đường những tờ vé số đã dò kết quả. Những tấm vé số bay trong
gió như bươm bướm. Những chú đạp xích lô đang đậu dưới đường để chờ khách, đi
theo cúi nhặt những tờ vé số. Nghe có chú trúng hai con số đuôi. Tiền trúng
cũng đỡ phải đạp cho một cuốc xe hay đủ cho một xị đế lai rai chiều về lấy lại
sức. Xổ số kiến thiết quốc gia giúp đồng bào ta nên cửa nên nhà giàu sang mấy
hồi... Bài hát thường nghe nghệ sĩ Trần văn Trạch hát mở màn mỗi lần xổ số được
phát thanh trên đài radio Sài Gòn.
Đối diện nhà chú Ba Nghi
Hưng là nhà NH Hồng xưa kia là nhà hàng Minh Nguyệt, bạn bè thường gọi Hồng
"Đỏ". Và cũng phải nhắc đến Hồng "Đen " để phân biệt hai
bạn Hồng. Hồng "đỏ" tắm biển Thương Chánh càng ngâm nước biển lâu da
càng đỏ lên trong khi CN Hồng càng ở lâu dưới biển thì da ăn nắng đen hơn. Hồng
"đỏ" là Hồng Rouge, Hồng "đen" là Hồng Noir. Vậy mà vài
chục năm sau bạn bè vẫn dùng tên gọi này khi nhắc đến hai bạn để phân biệt.
Không biết hai màu hồng đỏ và hồng đen có trong sắc ký không và người hoạ sĩ
tài tình nào có bao giờ nghĩ đến hai màu pha trộn này.
Có một lần họp bạn, trong
lúc ngồi bên ly café, những bạn liên lớp sau vài chục năm mới gặp lại nhau
nhưng trong lòng cũng còn thắc mắc tại sao trong lớp, mình được gọi tên
nickname như "Tuấn chàng trai nước Việt ", “Ông Nghè Xóm Lụa "
hoặc bạn "Thiện Hoa hậu ". Hay nhắc lại nicknames của các bạn khác
như Phúc D. Phúc L. Phúc con Bưu Điện (12B1) Xã Thanh, Thuận Phan Rí, Hùng Trâu
Đại đội trưởng, Sĩ Khùng(Triết gia), Trí Phú Hài (Huỳnh ngọc Trí ) Điệp L, Hùng
Noir hay Hùng thuế vụ, Sang Mỹ Kim, Thắng Hồ, Thắng Lê, Thắng râu (Đức Long )
Hùng Phan Rí, Dũng Cọt, Trung ròm, Hùng móm, Bình bụng, Kiên trâu hay Kiên Bưu
điện, Sơn xiểm hay Sơn Đồng lợi, Xuân méo hay Xuân tóc đỏ, Hải béo, Sóc dẹo, Kế
thầy Mưu, Quốc thầy Chung, Phan Hữu Hải Thượng, Đông Bình tuy, Hồ Bình tuy, Vẻ
Django, De la Mẫn, Tám tàng...Một lần về Phan Thiết đúng dịp đám cưới con gái
của Tám và Kim Thoa, tôi gặp lại nhiều bạn bè trong đám cưới như HK Hùng, Côi,
Bình, Chính, Tỳ, Bé, Kim Thoa, Diệp của lớp 12B3 và những bạn khác từ lớp tiểu
học như Tư Lâu (cháu của ca sĩ Phương Đại), Lang (nhà sửa xe đạp bên cạnh tiệm
Lương Châu Ký, đánh bóng lư đồng, chân đèn bằng máy trong những ngày sắp Tết
nhà còn có cho mướn xe đạp nhỏ chạy chơi trong phố ). Trong dịp này Chị Tỳ có
hỏi thăm tôi về người bạn hiền CN Hồng. Chỉ nhắc lại những ngày ghé nhà Chị ở
Tôn Đản, Khánh Hội. Và tôi cũng cho Chị biết một ít tin tức về CNH như nay Hồng
"Noir " ở Canada và đã lập gia đình .
Tôi viết đến Hồng
"Noir " nhắc lại những điều tốt đẹp trước kia bạn Hồng đã làm cho bạn
bè. Đến nay bạn bè vẫn mến, nhớ và nhắc đến dù không gian và thời gian cách xa
không dễ gì gặp lại nhau. Chuyện cũng gần nửa thế kỷ, qua một đại dương, chút
tình thân bè bạn còn thấy nhắc nhớ đến Hồng Noir ở chị Tỳ. Lúc còn đi học, nhà
chị bên cạnh nhà Nguyễn như Mây trước đây là nhà ông Đội Cung và tiệm thuốc bắc
Kim Khuê cùng giãy nhà cũ của anh Hoàng Xuân Cường trên đường Nguyễn Hoàng.
Buổi sáng nhà Hồng "đỏ
"không bị nắng, gió mát nên thứ Bảy, Chủ Nhật bạn bè thường tập trung ngồi
đây. Mặt tiền nhà là tiệm bán xe Lambretta của chú Tám Chiếu. Chú trước kia có
học trường dạy nấu ăn của Pháp. Chú thường đi chơi với chú Hộ một người Chăm
học trường Tây làm giám đốc trung tâm phân phối rượu bia BGI (Brassières et
Glassière de L'Indochine, Breweries and Ice of Indochina. Nhà nước thuộc địa
Pháp độc quyền, có một hãng làm và phân phối nước đá của BGI trên đường Hai Bà
Trưng Sài Gòn) của Bình thuận và chú Ngữ bán thuốc tây tiệm Phạm Tư Tề. Gặp
nhau trên tay còn có mang theo chai Cognac. Những chiếc xe hiệu Lambretta đời
này bây giờ được xem như đồ cổ (Vintage). Một nhà hàng bán Pizza tiệm La
Porchetta ở vùng Carlton ,Melbourne dùng một vài chiếc xe kiểu này treo trên
trần làm trang trí cho nhà hàng. Hỏi Rocky, gốc Ý, người chủ trẻ của chuỗi
thương hiệu (franchise ) Pizza La Porchetta từ Melbourne nay thương hiệu lan
rộng xuất hiện ở Bali Indonesia, Vanuatu... Anh cho biết những chiếc xe này
được mua lại và phục chế tại Việt Nam trước khi mang về. Anh ta còn tấm tắc
khen những người thợ Việt nam rất giỏi và khéo tay. Rocky chết, một triệu phú
trẻ, vì tai nạn giao thông khi lái chiếc mô tô phân khối lớn đi xem đua xe hơi
Formula 1 ở vùng Albert Park, Melbourne
Ngồi đây thường có TT Phúc,
Nguyễn viết Nhân (Nhân cận) thỉnh thoảng có anh TT Hội đạp xe đạp cuộc ghé đây,
Thái Đức Dũng, Thái Đức Trúc (em của Dũng), Hùng Paul, HK Hùng, Lê Bảo Quốc,
Hoàng (em trai của Kim Thoa ), Nguyễn Phước Thiên Hùng (NPTH) nhà gần bên.
Thỉnh thoảng có Nguyễn Ngọ, Lý Thái Thanh(LTT) từ bên Hải Thượng Lãn Ông ghé
qua. Nhớ LTT ngày xưa đi học, có dáng cao, à la mode, quần tây xanh ống
"patte d' éléphant ", áo trắng eo chích ben. LTT đến ngồi đây mang
theo cây nạng vì đã bị cụt một chân nhưng Thanh vẫn nói chuyện vui yêu đời
không thấy một dấu hiệu gì buồn. Thanh bỏ nhà ra đi mất tăm mất tích sau năm
1975. NPTH lấy vợ sớm,thay đổi nhiều, tính trầm lại, được đặt tên "bon
papa".
Từ ngày Nhàn Dồ cựu PBC,
nhà tiệm Tân Thành chuyên bán bàn tủ bằng gỗ, dọn cửa hàng thâu băng nhạc Hồng
đặt trước nhà in Vui Vui về trước nhà bên này, nhạc được nghe cả buổi sáng. Đây
là nơi thâu băng chọn bản. Khách hàng chọn những bài nhạc ưa thích từ những
cuộn băng của Shotguns, Selection, Phạm Mạnh Cương, nhạc Pháp
Anna,Christophe...và rất nhiều băng nhạc của nhiều trung tâm.
Kỹ thuật chọn nhạc và thâu
dùng những máy lớn Akai reel to reel rất chậm nên Nhàn, Tiến Hai Dây, Cu Tân
lúc nào cũng thấy ngồi đeo headphone. Tiến đóng đô và cung cấp nhạc cho quán
café Nhất Phương trên đường Nguyễn Hoàng và Châu bar Đào Viên thường ghé đây để
lấy nhạc mới. Một tiệm khác sang băng nhạc của anh Dung Anh và Dung Em tại nhà
tiệm kem Mỹ Wũ trên đường Gia Long gần Ngã Tư Quốc Tế. Rồi "trung tâm
"sang băng nhạc Hồng (cũng là tên tạp chí về nhạc trẻ của Trường Kỳ) dẹp
tiệm có lẻ do chủ nhân đến tuổi động viên hơn là sự tiến bộ của kỷ thuật cho ra
đời loại cassette tape nhỏ tiện dụng. Đời của Nhàn Dồ thay đổi. Chú Mười Bé
(biết chơi đàn cò,đàn nhị ) ba của Nhàn có làm một kho chứa bàn ghế ở bờ sông
đối diện bên hông nhà Dì Năm Phùng. Đêm ngồi ở Việt Nam Thương Tín thấy bóng ai
khập khiễng trên lưng có tấm nệm lớn cỡ Queen size đang gắng sức lên dốc cầu. Rồi
cũng có ban ngày những chiếc xích lô đến đậu trước tiệm chở đi những cái bàn,
cái ghế trưng bày trong tiệm. Vài chục năm sau gặp lại Nhàn ở dốc cầu Bến Trưng
Trắc. Nhàn kể là Nhàn đã mua căn nhà bên cạnh bán xe Lambretta trước kia, nhà
NHH, để mở salon bán xe gắn máy đủ loại của Nhật khá lớn, và cũng mua đầu tư
vài chiếc tàu đánh cá. Hai vợ chồng cùng đi du lịch nhiều nước nhưng nhất là
những gì Nhàn "chôm" của ông già lúc trước đều được Nhàn đến nơi bán,
chuộc lại mang về nhà như một lần chuộc lỗi với Chú Mười Bé, Nhàn kể lại với
niềm hãnh diện. Nhưng không được bao lâu Nhàn qua đời vì bạo bệnh. Nghe nói vợ
của Nhàn vẫn tiếp tục điều hành salon bán xe gắn máy có tiếng ở Phan thiết.
Nhàn Dồ người đầu tiên mở thương hiệu thâu nhạc lấy tên Hồng tại Phan thiết.
Bên cạnh nhà Hồng
"Đỏ" là nhà Bà Bác sĩ Trước thuê của công ty Liên Thành. Trí và Tài
con của Bà học PBC đều đi hướng đạo. Nhớ có cái đầu máy xe Solex cũ để phía sau
nhà mà Trí ,như một thú vui, tìm tòi cứ mày mò sửa tới sửa lui. Nhà của Bích và
Thạch con chú Mười Hí ở kế đó. Bích là bạn thân của Phan thị Gia (PBC71) lấy
anh Khanh. Anh Phúc kề bên trước kia làm ở tiệm nước Nam Thạnh Lầu. Có Tết năm
nào đó anh mời mấy đứa tôi vô nhà để thưởng thức một ly Cognac. Nhà tiệm Toàn
Cầu kế đó. Phía đổi diện là nhà Ông Hồ Long Địch nơi thử đạm nước mắm. Nhà Thầy
Lợi dạy thể dục thể thao trường Kiến Anh sau này mở quán café Kim. Nhà của Kim
Thoa kể bên. Nhớ lần nào Thiếu uý Thọ đi ngang qua đây bị kêu vô để phỏng vấn.
Thọ ngồi trên bộ ván kê trong gian nhà trước. Ai nói Thọ khùng là Thọ không
chịu, nở nụ cười hiền mắt hí lại đưa hàm răng đóng bợn vàng trên khuôn mặt tròn
hơi dẹp. Áo Thọ lúc nào cũng bỏ vô thùng xà lỏn dài gần tới đầu gối, đi chân
trần da chân chai cứng. Người ta nói Thọ khùng. Không. Trăm lần không, vạn lần
không. Thọ lý luận giọng nói nhanh nhanh, khùng mà sao biết yêu nữ sinh PBC.
Khùng mà sao biết đọc thơ "tóc em dài em cài hoa thiên lý ". Khùng mà
sao biết hát bài "ai đang đi trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần
nylon. Vô đây thay, dù trời khuya ai dám đưa em về...ai dám đưa em về ",
“Thọ có người bạn thân tình là Tư khùng ở Đức Nghĩa. Hai đứa có lúc nắm tay
nhau đi dạo từ Phố lên Phú Long giữa trời nắng chang chang trên đường nhựa nóng
không guốc không dép. Thiếu uý Thọ qua đời. Tư khùng không còn ai thân thuộc
trong gia đình vẫn sống quanh quẩn ngoài đường ở Đức nghĩa. Thiếu uý Thọ và Tư
khùng được cưu mang bởi hai bà ngoại. Bà ngoại của Thọ bán bánh mì xíu mại bên
con hẽm đối diện chợ Phường.
Nhà TĐ Dũng đối diện nhà
Kim Thoa, Kim Thanh. Má Dũng có cửa hàng trên đường Ngô Sĩ Liên hiệu Thái Sơn.
Nhà Chị Trang kế bên bán các loại đường ở chợ. Chị có hai đứa con trai. Long
Thành nhanh nhẹn học PBC, đi hướng đạo. Long Thuận bản tính hay mắc cỡ. Bên
cạnh nhà đậu chiếc xe đẩy của ông người tàu có đứa con gái bán hủ tíu bò vò
viên buổi tối bên cạnh tiệm Lương Châu Ký. Ông ở trong con hẽm bên cạnh đi ra
phía sau nhà TĐD. Nhà Hùng Paul cũng trong hẽm này. Nhà Thảo kế con hẻm có cửa
hàng bán trà ngoài chợ đường NSL. Nhà anh Châu chạy xe hàng, thường anh chở
nước ngọt và bia của hãng BGI từ Sài Gòn về Phan thiết cho trung tâm phân phổi.
Trước kia chỉ có xe hàng ở Sài Gòn chở ra. Ở ngã tư Duy Tân và Minh Mạng là
tiệm bi da Hồng của anh Bửu ù. Anh thường đậu chiếc La Dalat góc đường Lê văn
Duyệt và Lê Lợi, anh đến chơi nhà anh Bảy Nhỏ tiệm vàng. Đối diện bi da Hồng là
nhà chú Tư Hiển chạy xe hàng người trên Tuỳ Hoà. Đổi diện nhà chú Tư là Ty Ngư
Nghiệp có anh con trai của bà Củ (Cửu) Sanh tốt nghiệp về ngư nghiệp ở Nhật về
làm việc tại đây. Nhà Bác Năm Tho, tên Ông được nhắc đến nhiều trong thời kỳ
Phật giáo đấu tranh, đối diện với Ty Ngư Nghiệp. Miếng đất nhà Bác Năm Tho, nơi
đây là trường tiểu học Cẩm Bàng đầu tiên do kỹ sư Lâm tô Bông và vợ Hồ thị Tiểu
Sính sáng lập trước khi có trường Bạch Vân trên đường Phan Bội Châu (Sau này
làm nơi phân phối bia, nước ngọt BGI ). Sau đó là Ty Công Chánh mướn lại ở đây
trước khi dời qua khu mới bên tòa Tỉnh. Cùng một dãy nhà với Bác Năm là nhà
Xuân Hồng chú Bảy Đài, nhà anh Hợp đánh tennis, anh của CNH, tiếp là nhà mặt
phía sau của nhà Thiết ở đường Trưng Trắc. Cùng dãy với Ty Ngư Nghiệp còn lại
hai căn nhà xưa lợp ngói âm dương. Một trong hai căn nhà là nhà tự của Dì Hai
Mỹ Quang. Nhớ lại má tôi lúc tuổi đã trên 80 kể lại chuyện xưa lúc học cùng lớp
với Dì như chị em trong xóm thường chơi đánh chắc, u mọi...Qua khỏi đường Lý
thường Kiệt có nhà của chú Ba Cụt mà tên những người con luôn được ghép với tên
của chú. Tân, Hoà, Mỹ, Bình. Bên cạnh là nhà của Ông Ba Chân, nhà anh Ngọ ba
của Nhung, Thuận, Thi. Tân Ba Cụt lập gia đình với Tân em vợ anh Ngọ. Anh Ngọ
lúc nào cũng ăn mặc rất hợp thời trang và chủ một thùng lều làm nước mắm ở
ngoài Phú Hài . Chị Thanh Dì của Nhung, Thuận là một người đẹp trên đường. Một
con đường nhỏ bên cạnh ,đường có độc nhất một căn nhà của Thầy Quân. Cùng với
thầy Quân từ Huế vào Phan Thiết làm việc trên bệnh viện Phan thiết có Thầy Hai
Minh là rể của Ông Trà Quý Bình. Bà Tuần Phạm, dáng nhỏ nhắn lúc nào cũng mặc
áo dài vải the màu đen vợ của Ông Phạm Ngọc Quát từ Phú Trinh chợ Gò thường đi
xích lô qua đây thăm Bà Hai Tự vợ Thầy Hai Minh trên đường Phan Bội Châu. Đường
nhà Thầy Quân đi ra Bến Trưng Trắc. Đối diện bên kia đường là nhà Hường Hai
Giây. Hai Giây là tên của ba Hường. Hoà Ba Cụt, Hường Hai Giây lạng Honda ,ôm
cua từ dốc cầu Quan xuống đường Duy Tân rất "nhuyễn ". Cả hai rất
xinh.
Trước khi băng qua đường
Trần hưng Đạo có thùng lều của Bác Năm Tho. Đầu đường bên kia Trần Hưng Đạo
-Duy Tân có thùng lều của bà Hồng Hương, đổi diện nhà Ông Cửu Hay, nhà xây theo
kiến trúc Tây rất đẹp. Có thời nơi đây căn nhà được dùng mở ngân hàng. Nhà Bác
Giáo Lành kế tiếp trên đường Duy Tân, ông ngoại của P Sanh. Nhà cũng có thùng
lều bên cạnh có chấn song bằng gỗ là kiểu kiến trúc xưa thường thấy ở Phan
thiết. Gặp đường Trần nhân Tôn nếu rẻ phải vô là nhà Dương Vĩnh Sơn, Dương Thuý
Sương, Dương thị Hạnh, chị của Sơn và Sương.
Nhà từ đường họ "Phạm
" là nhà Ông Xã Có một hào phú của Phan Thiết. Đường Nguyễn Hiền gần đó,
rẻ trái là đi thẳng ra đường Trưng Trắc. Đường nhà chú Tư Hào, ba của Ung Đoàn
Hà , Ung Đoàn Hùng...và đi nữa có nhà anh Hải Lữa, Bình má là Dì Hai Bên có
ruộng muối bên Vạn Thiện, nhà Tập có cây xăng cũng bên Vạn Thiện, cuối đường là
đường Ngư Ông. Đến đây lại nhớ đến hai bạn Thảo và Nguyễn minh Đức cùng một lớp
PBC và bạn Rớt cùng trường đều ở trên đường Ngư Ông.
Rẻ trái để đi về đường
Trưng Trắc, bến cá Cồn Chà. Dọc đường Ngư Ông có nhiều tiệm bán lưới, phao. Bên
ngoài có những bó cần câu trúc, mắt kính lặn làm từ ruột xe hơi được treo trong
tiệm, những ống câu tiện từ gỗ có những răng cưa để giữ cho cước quấn vào không
bị tuột...Ở đầu đường Ngư Ông có nhà chuyên xay nước đá cung cấp cho ghe thuyền
để ướp cá, ngư dân gọi nhà Ba Khả. Chung quanh ngã tư này có nhà nước mắm Hồng
Đức nhà Cô Tươi, anh Tú, Thạnh đi hướng đạo chồng của UĐ Hà. Một căn nhà được
làm văn phòng của Hội Hồng Thập Tự. Phía bờ sông có nhà anh Thạch ù, Kim Loan,
anh Hùng, Đáng người cưỡi ngựa duy nhất trong phố Gia Long. Nhà CNH, buổi trưa
gió sông thổi lên rất mát. Đi về phía cầu Quan gần đường Trần hưng Đạo có thùng
lều nước mắm Hồng Sanh, bên bờ sông gần trại đóng ghe có nhà chú Chín Lan bán
lưới và nhiều vật dụng ngư nghiệp, đối diện là nhà chú Mười Một ba anh Quế ,ba
của Hoà thượng Thích Trí Anh. Chú Chín và chú Mười Một là em của Bác Năm Tho.
Trước khi đến nhà chú Mười Một là nhà của cô Kỷ dạy Anh văn, nhà của Cô Danh và
Thầy Thạnh có anh Đến đi du học ở Philippines. Qua khỏi dốc cầu Trần hưng Đạo,
đầu đường là nhà anh Bá Hoàng thường gọi Hoàng trắng anh của Bá Long. Sau này
lại thấy Bá Long đánh xe ngựa, đội nón rộng vành như cao bồi miền Viễn Tây. Nhớ
mấy năm đêm Giao thừa Bá Long giả làm thầy đoán xâm, coi bói trong chùa Ông làm
cười nứt ruột. Kể là nhà Đủ bạn học, nhà sửa xe Honda có thêm bán phở Bắc. Nhà
thuốc tây của nhà CNH. Đầu đường LTK là bi da Lâm nhà của Lâm đình Quý. Buổi
sáng trước nhà có hàng mì quãng. Tắm biển về, đổ dốc cầu THĐ ghé vô đây ăn một
tô mì quãng thì thật tuyệt vời. Còn có nhà anh Biên, anh Tân là bạn của người
anh ở nhà. Trước bến ghe Hòn (Phú Quí, bến có vài cây vông sau này có bến xe đò
chạy đường SG-PT) là nhà chú Mười Vui ba của anh Nhân cận và Nghĩa. Chú nổi
tiếng về nuôi chim cút. Chú còn có một bộ sưu tập về bướm rất có giá trị. Nhân
cận kể chuyện phụ huynh rất quí thầy mời đi ăn đám giỗ trong ruộng dưới miền
Nam. Những nông dân không ai tin anh Nhân cận kể chuyện phi thuyền Apollo của
Mỹ lên mặt trăng, họ cho là chuyện hoang đường. À vậy mà người Nga cũng không
tin họ cho Apollo 11 đổ bộ mặt trăng là giả là dàn dựng .Họ phân tích lá cờ Mỹ
đang bay, bóng rọi của phi hành gia, bước chân của phi hành gia và làm thế nào
module tự phóng lên thoát khỏi bầu khí quyển của mặt trăng nối kết với một
module khác đang bay vòng quỹ đạo mặt trăng để trở về trái đất v..v .
Có câu nói để đời của phi hành gia Neil Armstrong về sự thành công của chuyến đáp xuống mặt trăng của Apollo 11.
"That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind."
Câu này tuy đơn giản mà lại khó dịch. Chữ a luôn để trong ngoặc kép. Ông Neil Armstrong được hỏi nhiều lần để xác minh rằng Ông có nói chữ a trong câu này không? Chữ nghĩa thật khó lòng.
Có câu nói để đời của phi hành gia Neil Armstrong về sự thành công của chuyến đáp xuống mặt trăng của Apollo 11.
"That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind."
Câu này tuy đơn giản mà lại khó dịch. Chữ a luôn để trong ngoặc kép. Ông Neil Armstrong được hỏi nhiều lần để xác minh rằng Ông có nói chữ a trong câu này không? Chữ nghĩa thật khó lòng.
Nhà Thiết là đại lý hãng
máy bay Air Việt Nam gần bên. Phước bạn học trường Nam, nhà buôn bán Việt Tiến
bên cạnh nhà của Thiết. Đầu góc đường Minh Mạng là nhà Chú Sáu Đê làm Ty Thuế
Vụ, ba của Ngô anh Kiệt. Tôi nhớ có chiếc xe hơi màu đen đậu trước nhà. Bên
cạnh là nhà buôn Mỹ Trang có cây xăng Shell ở giữa đầu đường Nguyễn thái Học.
Nhà xưởng đóng đồ gỗ kế đó của Bác Tư Tụng, ba của anh Tài, anh Nguyễn Công.
Hường em gái của anh Công đeo kính cận nhìn rất xinh. Bác Tư Tụng có thêm tiệm
bán ngư cụ gần bên nữa, bác đánh cờ tướng rất hay và đã có những lần tranh giải
tổ chức bên Ty Thanh Niên. Nhà cô mụ Bé có lẻ nhiều người trong xóm được sinh
ra ở đây. Phía trước nhà xây hai bậc xi măng cao và rộng như hai bộ ván hai
bên. Những công nhân khuân vác thường dùng nơi đây làm chỗ nghỉ lưng buổi trưa.
Nhà công ty Liên Thành, gia đình TT Phúc dọn về đây từ bên Phú Trinh gần tiệm
cơm Thuận Thiên. Nhà này trước kia thời Pháp là nhà hàng có tên Menso. Chuyện
kể biệt động thành liệng lựu đạn vô nhà hàng này làm chết lính Pháp . Chắc là
từ đây mới có chuyện ma truyền khẩu trong xóm từ ngôi nhà này. Cứ chạng vạng
người ta thấy có anh lính Pháp da đen cổ quàng chiếc khăn tắm từ trên lầu bước
xuống cầu thang gỗ, không nghe anh này bước xuống làm gì hay chỉ là "đâm
chuột".
Một ngày kia không còn lại
những gì là dấu vết kỷ niệm một thời và không còn thấy ai người quen biết thì
đường về quê sẽ xa lắc xa lơ không còn gì để níu kéo.
tng
Minh Nguyễn ST