Sau gần nửa thế kỷ, bài hát “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh vừa được
chính thức cấp phép lưu hành. Ca khúc xuất phát từ Màu tím hoa sim - bài thơ mở
ra bi kịch cuộc đời một nhà thơ tài hoa, mà cho đến bây giờ người ta vẫn nhắc đến
đầy ray rứt: Hữu Loan.
1.
Một ngày,
sau khi hai miền thành một, một người đàn ông tóc đã hoa râm bước xuống ga Sài
Gòn trên chuyến tàu Thống Nhất. Trên sân ga, người hành khất già, cụt chân đang
ôm guitar hát những lời u buồn: “Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím
chiều hoang biền biệt/ Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi
vai/ Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về…”.
2.
Cho đến bây giờ, giới văn chương Việt Nam vẫn kể nhau nghe câu chuyện đó mỗi
khi nhắc về “án văn Hữu Loan” đầy ray rứt, dù không ai xác định được đó là câu
chuyện thật hay chỉ là giai thoại. Kể và tin, vì dù có thật hay không, nó cũng
khắc họa rất rõ về bài thơ Màu tím hoa sim và cuộc đời của Hữu
Loan.
Ban đầu, bài
thơ chỉ là một bản viết tay, rồi được truyền miệng rộng rãi, sau đó mới được
Nguyễn Bính đăng trên tờ Trăm Hoa, phía dưới là lời đề: “1946, khóc vợ Lê Đỗ Thị
Ninh”. Người phụ nữ của ông, người vợ mà ông chỉ được sống nghĩa tào khang vỏn
vẹn hai tuần vì “Tôi ở đơn vị về, cưới nhau xong là đi”, đã nằm sâu
trong đất lạnh chỉ ba tháng sau ngày cưới. Bà chết đuối khi giặt quần áo bên bờ
sông.
Bài thơ ấy mở
ra chuỗi ngày đầy bất trắc của “kẻ sĩ” tài hoa Hữu Loan, nó bị cho là “ủy mị”,
“tiểu tư sản”, “làm giảm sức chiến đấu”. Ông mang tội làm nhụt nhuệ khí, làm
chùng trái tim người trên chiến trận, mang tội nghĩ đến tình riêng khi đất nước
còn khói lửa.
Hữu Loan, từ
một người của văn chương, chính trị, từng là chủ bút báo Chiến sĩ của Sư đoàn
304 ở Liên khu IV và biên tập viên tạp chí Văn nghệ, trở về Thanh Hóa, phải đẩy
xe cút kít vào núi lấy đá mỗi ngày đem về bán, để kiếm bữa ăn. Trên mộ người vợ
ông, vẫn bình hương đó - chiếc bình mà vào ngày cưới, vợ ông đã cắm vào một bó
hoa rất xinh. Bà dừng lại ở tuổi 17, còn ông đi tiếp cuộc đời gian truân, trong
nỗi đau đến mức ông phản kháng lại tất cả những ai, những gì không cho ông được
phép đau.
Bài
thơ Màu tím hoa sim ông vẫn để đó, dù ông đã không còn những
ngày hành quân nữa. Vào ngày ông mất ở tuổi 95 (năm 2010), một kiến trúc sư nổi
tiếng đã ghi dòng cảm xúc tiễn biệt: “Đó là bài thơ hay nhất mà tôi từng đọc
trong đời mình!”.
3.
Nhiều người cho rằng, trong “liên làng” văn - nhạc của Việt Nam, Màu
tím hoa sim là bài thơ độc nhất vô nhị. Tính “độc nhất” của bài thơ ở
chỗ, cảm xúc trong đó không có ranh giới đối tượng: là bài thơ xuất phát từ
“bên đây” nhưng lại được “bên kia” yêu thích như thể viết cho mình.
Trên chiến
trường, nhiều người lính nằm đêm ngửa mặt nhìn sao, nhớ lời thơ ông mà khóc: “Nhưng
không chết người trai khói lửa/ Mà chết người gái nhỏ hậu phương/ Tôi về không
gặp nàng/ Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối/ Chiếc bình hoa ngày cưới thành
bình hương tàn lạnh vây quanh…”. Nỗi niềm ấy, nào chỉ thuộc riêng lòng
chàng trai của “phe này” hay “phe kia”…
Một đặc điểm
“độc nhất” khác, Màu tím hoa sim là bài thơ được phổ nhạc, lấy
cảm hứng viết nhạc nhiều nhất Việt Nam - gần chục bài. Đặc biệt, bài hát nào
cũng có một đời sống riêng, được yêu thích không thua tác phẩm gốc: Những
đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm
Duy), Chuyện hoa sim (Anh Bằng)… Mỗi bài hát đều gắn với những
giọng ca nổi tiếng. Trong đó, Những đồi hoa sim (“Nhạn trắng
Gò Công” Phương Dung hát lần đầu năm 1960), được ông thích nhất.
Bài hát được
viết theo điệu slow rumba, âm giai chủ rê thứ. Lời bài hát không đi theo trình
tự vốn có của bài thơ mà thêm bớt, đảo ngược thứ tự, cũng không hề sử dụng trọn
vẹn lời thơ của ông như Áo anh sứt chỉ đường tà hay Chuyện
hoa sim… nhưng ông thích nhất, vì nó làm ông đau nhất.
Hữu Loan, từ một người của văn chương, chính trị, từng là chủ bút báo Chiến sĩ của Sư đoàn 304 ở Liên khu IV và biên tập viên tạp chí Văn nghệ, trở về Thanh Hóa, phải đẩy xe cút kít vào núi lấy đá mỗi ngày đem về bán, để kiếm bữa ăn. Trên mộ người vợ ông, vẫn bình hương đó - chiếc bình mà vào ngày cưới, vợ ông đã cắm vào một bó hoa rất xinh. Bà dừng lại ở tuổi 17, còn ông đi tiếp cuộc đời gian truân, trong nỗi đau đến mức ông phản kháng lại tất cả những ai, những gì không cho ông được phép đau.
Bài
thơ Màu tím hoa sim ông vẫn để đó, dù ông đã không còn những
ngày hành quân nữa. Vào ngày ông mất ở tuổi 95 (năm 2010), một kiến trúc sư nổi
tiếng đã ghi dòng cảm xúc tiễn biệt: “Đó là bài thơ hay nhất mà tôi từng đọc
trong đời mình!”.
3.
Nhiều người cho rằng, trong “liên làng” văn - nhạc của Việt Nam, Màu
tím hoa sim là bài thơ độc nhất vô nhị. Tính “độc nhất” của bài thơ ở
chỗ, cảm xúc trong đó không có ranh giới đối tượng: là bài thơ xuất phát từ
“bên đây” nhưng lại được “bên kia” yêu thích như thể viết cho mình.
Trên chiến
trường, nhiều người lính nằm đêm ngửa mặt nhìn sao, nhớ lời thơ ông mà khóc: “Nhưng
không chết người trai khói lửa/ Mà chết người gái nhỏ hậu phương/ Tôi về không
gặp nàng/ Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối/ Chiếc bình hoa ngày cưới thành
bình hương tàn lạnh vây quanh…”. Nỗi niềm ấy, nào chỉ thuộc riêng lòng
chàng trai của “phe này” hay “phe kia”…
Một đặc điểm
“độc nhất” khác, Màu tím hoa sim là bài thơ được phổ nhạc, lấy
cảm hứng viết nhạc nhiều nhất Việt Nam - gần chục bài. Đặc biệt, bài hát nào
cũng có một đời sống riêng, được yêu thích không thua tác phẩm gốc: Những
đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm
Duy), Chuyện hoa sim (Anh Bằng)… Mỗi bài hát đều gắn với những
giọng ca nổi tiếng. Trong đó, Những đồi hoa sim (“Nhạn trắng
Gò Công” Phương Dung hát lần đầu năm 1960), được ông thích nhất.
Bài hát được
viết theo điệu slow rumba, âm giai chủ rê thứ. Lời bài hát không đi theo trình
tự vốn có của bài thơ mà thêm bớt, đảo ngược thứ tự, cũng không hề sử dụng trọn
vẹn lời thơ của ông như Áo anh sứt chỉ đường tà hay Chuyện
hoa sim… nhưng ông thích nhất, vì nó làm ông đau nhất.
“Nó buồn
quá, vì nó buồn quá nên tinh thần của nó đúng với tinh thần bài thơ”, ông nói.
Hay nói đúng hơn, Những đồi hoa sim khắc họa rõ nhất nỗi mất
mát của ông, về người phụ nữ hai lần tiễn ông đi nhưng ông không có cơ hội nhìn
mặt bà lần cuối. “Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi
chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn
đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…”, sau này, ông nhớ
lại.
4.
Sau Màu tím hoa sim, nhiều tác phẩm thi ca Việt xuất hiện các cụm từ
rất… Hữu Loan như “tím biền biệt”, “tím cả chiều hoang”… Vì thế, một nhà
phê bình đã nói, suốt một cuộc đời dài gần trăm năm, dù có rất nhiều bài thơ xuất
sắc nhưng chỉ cần mỗi Màu tím hoa sim, Hữu Loan đã nhuộm tím thi
đàn Việt Nam.
Năm 2004,
bài thơ được một doanh nghiệp mua sử dụng với số tiền tác quyền lên đến 100 triệu
đồng - số tiền tác quyền bài thơ được cho là cao nhất thời điểm ấy không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở khu vực châu Á, gây kinh ngạc đến mức nhiều người suy đoán lẫn
suy diễn rằng đó là một động thái bù đắp dành cho ông. Chỉ ông là dửng dưng,
ngay cả với việc sau đó có nhiều doanh nghiệp khác đưa ra những lời đề nghị hấp
dẫn cho những bài thơ khác, ông cũng lắc đầu. Ông bảo: “Thơ tôi không phải để
bán”.
Lương Hàn
Nguon: https://www.phunuonline.com.vn/
Nhà thơ Nguyễn
Hữu Loan sinh năm 1916 ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông được đánh giá là nhà thơ tài
ba của dòng thơ kháng chiến chống Pháp. Sau khi đất nước sang giai đoạn đổi mới,
Màu tím hoa sim của ông mới được “minh oan”, lưu hành rộng rãi. Ngoài Màu tím
hoa sim, ông còn có bài thơ Đèo Cả, Cũng những thằng nịnh hót… rất nổi tiếng.
Sau này, ông
lập gia đình với bà Phạm Thị Nhu và có với nhau 10 người con.
Theo các bạn
văn của Hữu Loan, bi kịch của đời ông bắt nguồn từ việc ông quá khái tính. Ông
không chấp nhận được những ý kiến sai lệch (trong đó có nhận định về bài thơ
Màu tím hoa sim), mà ông gọi nôm na là quản lý kiểu “làm văn nghệ”, nên bỏ chiến
trường, về quê.
Kỳ thực,
trái với nhiều người tưởng, ông không hề có quyết định kỷ luật nào. Vì không hề
bị kỷ luật nên vào năm 1989, ông được truy lĩnh lương hưu, sau 35 năm không nhận
lương. “Ông nóng tính và khí phách”, nhà thơ Hữu Thỉnh có lần nhận định. Ngay cả
khi làm thủ tục truy lĩnh lương hưu cho chính ông, nhà thơ Hữu Thỉnh phải đứng
ra thuyết phục thì ông mới chịu ký.
Màu tím
hoa sim được Hữu Loan viết khi
nghe tin vợ mình, bà Lê Đỗ Thị Ninh, mất. Bà là con của ông Lê Đỗ Kỳ, thời ấy
là Tổng thanh tra Nông lâm toàn Đông Dương. Ông và bà cưới nhau trong những
ngày ông về phép từ chiến trường. Hai tuần sau ngày cưới thì ông lại lên đường,
và ba tháng sau, ông được tin bà mất.
Ba người anh trong câu thơ mở đầu “Nàng có ba người anh đi bộ đội” chính là ba người anh trai của bà Ninh: Lê Đỗ Khôi (chính trị viên tiểu đoàn 315, trung đoàn 165, đại đoàn 312, hy sinh ở đồi Him Lam trong chiến dịch Điện Biên Phủ sáng 7/5/1954); Lê Đỗ Nguyên (trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Lê Đỗ An (tức Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư trung ương Đoàn khóa III và IV, nguyên Phó ban Dân vận trung ương).