Chưa bao giờ lũ lụt hoành hành dữ dội làm thiệt hại nhiều người. Nội ô thành phố Bangkok, Thái-lan bị đe dọa ngập lụt. Các vùng phụ cận ngập chìm trong nước dân chúng phải đi tản cư. Di tích tham quan chùa chiền đền đài bị đe dọa hư hỏng. Chính phủ thành lập ban thông tin tình hình lũ lụt khẩn cấp, đích thân nữ thủ tướng Thái-lan trực tiếp thông báo cho người dân vài lần trong ngày. Thành phố Phnom-pênh của Campuchia cũng không tránh khỏi, giá gạo leo thang đời sống người dân gặp khó khăn, thủ tướng buộc phải hủy bỏ lễ đua ghe, du hồ lớn hàng năm dành tiền lo cho dân. Còn ở miền tây nam bộ Việt-nam cũng thiệt hại lớn về lúa gạo do ngập lụt hư hao, không lường được sức lũ lớn phá vỡ đê điều làm thiệt hại tiền của công sức bao nhiêu người bỏ ra. Việt-nam tổn hại về người ít, cũng nhờ nhà nước thành lập khu dân cư an toàn vùng lũ có hiệu quả.
Vợ chồng nhà văn 100 từ vừa đi dự đám cưới người cháu ở Hồng-ngự về, còn bàng hoàng với cảnh khốn khó chống chọi nguy hiểm của người dân vùng lũ. Anh nói mà hít hà như vừa thoát hiểm cho mình, vừa còn lo lắng cho những người dân đang đương đầu với khó khăn chực chờ. Chúng tôi gặp nhau tại nhà hàng kiểu nhà rường Huế có sân vườn, do bạn Kiệt mời đãi vợ chồng nhà văn Tiến-Đạo. Sẵn dịp tôi hỏi Tiến-Đạo viết bài văn ngắn 100 từ vậy có đếm đúng 100 từ không. Bạn nói phải cắt gọt cho đúng 100 từ, 98 hay hơn cũng không được. Tôi khâm phục cái đóng khung, không làm mất đi nội dung để mọi người đọc hiểu được mới là cái hay, cái độc đáo bởi cách viết riêng của bạn. Còn chỗ liên quan không kém phần làm tôn thêm chất dí dỏm thâm thúy cho bài văn của bạn, một câu đúc kết ở cuối bài. Đó là một câu răn dạy của thánh nhân, câu châm ngôn của hiền triết, có khi một câu ngạn ngữ của người xưa, lời hay ý đẹp của học giả, hay một câu thơ của thi sĩ, lời bài hát của nhạc sĩ nào đó. Điều đáng nói nhà văn Tiến-Đạo phải nhớ, phải chọn lựa cho được câu đắc địa nhất trong muôn vàn câu trên không phải là chuyện dễ. Vài lần nhà văn 100 từ của chúng ta nhớ viết được câu trên, còn tên tác giả thì đề…quên... một cách chân thật dễ thương.
Còn một điều nữa, khi biết nhà văn của chúng ta đang bị mắt kém, song cố gắng viết nhiều bài liền tục cho chúng ta có đọc, mở mang hiểu biết thật đáng trân trọng tấm lòng của anh. Châu nói… tôi nhắc ảnh hoài mắt yếu đừng ngồi máy lâu mà ảnh hổng chịu… ảnh nói ý đang tuôn trào đâu ngưng ngang được… tôi đành chịu thua. Đạo nhìn qua Châu hạnh phúc nói… mình nhờ vợ cho uống cái này nè ! Đạo đưa cho tôi xem cái gói có hai viên thuốc tròn tròn bên trong.
Tôi hiểu tại sao mắt bạn hay hấp háy. Kiệt gắp cá vào chén cho Đạo còn nói cẩn thận coi chừng xương nhe, nghe thật tình thương mến thương. Một tình bạn hết mực chân thành. Rồi tôi nhìn qua Hậu chợt nhớ cái hất… của Hậu vào Đạo, trên sân khấu hôm họp lớp vừa qua, tôi tủm tỉm tự cười một mình. Nghĩ đôi lúc có cái vui bất ngờ, nó bất ngờ như hôm nay vậy.
Ngô-tấn-Hùng
Sài-gòn, ngày 23/10/2011
Vợ chồng nhà văn 100 từ vừa đi dự đám cưới người cháu ở Hồng-ngự về, còn bàng hoàng với cảnh khốn khó chống chọi nguy hiểm của người dân vùng lũ. Anh nói mà hít hà như vừa thoát hiểm cho mình, vừa còn lo lắng cho những người dân đang đương đầu với khó khăn chực chờ. Chúng tôi gặp nhau tại nhà hàng kiểu nhà rường Huế có sân vườn, do bạn Kiệt mời đãi vợ chồng nhà văn Tiến-Đạo. Sẵn dịp tôi hỏi Tiến-Đạo viết bài văn ngắn 100 từ vậy có đếm đúng 100 từ không. Bạn nói phải cắt gọt cho đúng 100 từ, 98 hay hơn cũng không được. Tôi khâm phục cái đóng khung, không làm mất đi nội dung để mọi người đọc hiểu được mới là cái hay, cái độc đáo bởi cách viết riêng của bạn. Còn chỗ liên quan không kém phần làm tôn thêm chất dí dỏm thâm thúy cho bài văn của bạn, một câu đúc kết ở cuối bài. Đó là một câu răn dạy của thánh nhân, câu châm ngôn của hiền triết, có khi một câu ngạn ngữ của người xưa, lời hay ý đẹp của học giả, hay một câu thơ của thi sĩ, lời bài hát của nhạc sĩ nào đó. Điều đáng nói nhà văn Tiến-Đạo phải nhớ, phải chọn lựa cho được câu đắc địa nhất trong muôn vàn câu trên không phải là chuyện dễ. Vài lần nhà văn 100 từ của chúng ta nhớ viết được câu trên, còn tên tác giả thì đề…quên... một cách chân thật dễ thương.
Còn một điều nữa, khi biết nhà văn của chúng ta đang bị mắt kém, song cố gắng viết nhiều bài liền tục cho chúng ta có đọc, mở mang hiểu biết thật đáng trân trọng tấm lòng của anh. Châu nói… tôi nhắc ảnh hoài mắt yếu đừng ngồi máy lâu mà ảnh hổng chịu… ảnh nói ý đang tuôn trào đâu ngưng ngang được… tôi đành chịu thua. Đạo nhìn qua Châu hạnh phúc nói… mình nhờ vợ cho uống cái này nè ! Đạo đưa cho tôi xem cái gói có hai viên thuốc tròn tròn bên trong.
Tôi hiểu tại sao mắt bạn hay hấp háy. Kiệt gắp cá vào chén cho Đạo còn nói cẩn thận coi chừng xương nhe, nghe thật tình thương mến thương. Một tình bạn hết mực chân thành. Rồi tôi nhìn qua Hậu chợt nhớ cái hất… của Hậu vào Đạo, trên sân khấu hôm họp lớp vừa qua, tôi tủm tỉm tự cười một mình. Nghĩ đôi lúc có cái vui bất ngờ, nó bất ngờ như hôm nay vậy.
Ngô-tấn-Hùng
Sài-gòn, ngày 23/10/2011