Trong hình học, hai đường
thẳng song song cắt bởi một cát tuyến tạo những điều lý thú mà hơn trăm năm vẫn
còn hữu dụng.
Hai con đường song song Gia Long và Nguyễn Tri Phương cắt bởi con đường Ngô Sĩ Liên tạo hai góc phố ngã tư được người Phan thiết đặt tên Ngã Tư Quốc Tế. Không như những góc cắt trong hình học thuần lý trí, những góc cắt này tự nó mang tên những con đường, góc phố của tình cảm, kỷ niệm một thời và tâm tư vương vấn. Nó có là trăm năm theo dòng lịch sử địa phương?
Mà sao là Quốc Tế? Trong một nghĩa hẹp, nơi đây người ở Đức nghĩa, Phú Trinh, Đức Thắng, Đức Long, Thanh Hải...tụ về đây gặp nhau uống một ly café, ăn cái gì đó để bắt đầu một câu chuyện và cũng bắt đầu một ngày mới.
Hai con đường song song Gia Long và Nguyễn Tri Phương cắt bởi con đường Ngô Sĩ Liên tạo hai góc phố ngã tư được người Phan thiết đặt tên Ngã Tư Quốc Tế. Không như những góc cắt trong hình học thuần lý trí, những góc cắt này tự nó mang tên những con đường, góc phố của tình cảm, kỷ niệm một thời và tâm tư vương vấn. Nó có là trăm năm theo dòng lịch sử địa phương?
Mà sao là Quốc Tế? Trong một nghĩa hẹp, nơi đây người ở Đức nghĩa, Phú Trinh, Đức Thắng, Đức Long, Thanh Hải...tụ về đây gặp nhau uống một ly café, ăn cái gì đó để bắt đầu một câu chuyện và cũng bắt đầu một ngày mới.
Ở một nơi khác. Những người
con Phan thiết xa xứ đi học, đi làm ăn, buôn bán ở Sài Gòn họ sống gần nhau ở
khu Đề Thám hay còn gọi khu Ngã Tư Quốc Tế mà ngày nay có tên Khu phố Tây. Ai
đó về quê ngồi đây uống ly xay chừng chợt nhớ nơi một thời mình đã sống xa xứ
rồi đặt tên theo Ngã Tư Quốc Tế. Kỷ niệm chồng lên kỷ niệm.
Xin đi lại từ đầu, chưa đi
vội về sau, cha tôi ngồi xem báo, mę tôi ngồi đan áo bên cây đèn dầu hao.... Ham
chơi với bạn trong xóm, nghe có tiếng còi tàu mà không nghe tiếng mẹ gọi
về...Là kỷ niệm của Phạm Duy.
Đường Ngô Sĩ Liên bắt đầu ở
ngã ba đường Võ Tánh và Phan bội Châu. Ngã ba cây gòn. Đầu đường là Hội thánh
Tin lành không còn hoạt động, làm kho chứa hàng của chành Nam Phong. Chành là
hệ thống chuyển hàng, thư tín của người Tàu có người đứng ra sắp xếp, coi sóc
mọi hoạt động chở hàng đến và đi gọi là tài phú. Hoá đơn hàng gọi là toa.
Một ông già người Tàu dáng
cao, ốm làm tiệm giặt ủi bên cạnh. Mỗi lần vô đây lấy đồ giặt ủi, áo quần lính
trận ủi hồ, thường thấy ông nằm trên bộ ván, một bên bàn đèn. Ngọn đèn yếu gần
muốn tắt, ông năm nghiêng, như đang chơi sáo flute, miệng ngậm cái dọc tẩu dài
bằng gỗ đã lên nước, đặt trên ngọn đèn. Nhả khói làm mấy con thằn lằn trên vách
im tiếng tặc lưỡi, không còn muốn rượt đuổi nhau trên vách, lâng lâng còn muốn
té, chỉ nghe nói vậy. Mọi việc trong nhà đều có cô con gái lo toan. Cô ít khi
ra ngoài, hiền và dễ thương, có làn da trắng.
Tiếng hàn xì, tiếng búa đập
trên những thanh sắc, trên éteau nghe chát chúa. Bên cạnh tiệm giặt ủi, tiệm
làm cửa sắt của chú Cù Lủ rất bận rộn. Bên kia đường cũng có tiếng búa gỗ gõ
trên những tấm thiếc để gò làm ra những sản phẩm từ thiếc như thùng gánh nước
hay thùng nước tưới cây. Và nhôm để làm soong. Theo trí nhớ, ở Phan thiết chỉ
có vài tiệm làm thùng thiếc. Một tiệm trên đường Nguyễn Tri Phương, đường có lò
bánh mì Trung Nam, là nhà của Đây, tai đeo khoen, nhà nuôi nhiều chim, là bạn
học ở trường Liên Hoa của thầy Giáo Thẹo hay còn gọi tên thầy giáo Nhiều, một
tiệm ở góc đường NSL và LTK, một tiệm ở đầu vô chợ Bình Hưng.
Trong nước tin tức chính
trị, chiến sự xảy ra dồn dập chừng nào thì quán café Phú Ngữ càng đông. Chưa kể
những lúc có đội banh ở Sài Gòn ra như đội Quan Thuế, Ngân Hàng, CSQG hay những
đội banh có cầu thủ trẻ Phan Thiết được chọn trong đội banh đá quốc tế như Kế
Mập đá hàng thủ của đội Ngân Hàng, Tùng ba - đờ -ghe đá hàng công của đội Phan
Thiết. Thầy Châu dạy Pháp văn nói tiếng Pháp không có chữ badoghe mà chỉ có chữ
Croix de Guerre, Bắc Đẩu bội tinh. Người ta thấy những " soccer stars”
ngồi đây như Mỉn, Néo, Thơm, Duy Phối, Phát (goalee) Chín K ( goalee)...Trước
trận đấu, sau giấc ngủ trưa, người hâm mộ đá banh ra đây ngồi quanh bàn uống
cafe đá, “đá” trước với nhau một trận cũng sôi nổi lắm trước khi dắt nhau qua
sân vận động Quang Trung xem trận đá thiệt. Những lúc này đường HTLO vui lắm,
người đông ơi là đông.
Có những bác lớn tuổi xem
uống café là "đạo". Hàng ngày bận rộn với công việc chỉ cởi trần mặc
quần đùi đi chân không. Vậy mà sáng sớm diện rất đàng hoàng mặc bộ pyjama đen
hay trắng, chân mang đôi guốc vong đến Phú Ngữ cho cử café sáng.
Phú Ngữ là tên con trai lớn
của chú Bảy Xin, Phạm Phú Ngữ. Café ở đây hấp dẫn hơn từ ngày chú Bảy cho thêm
chút xíu bơ vào ly café vợt. Không nhiều. Café chế vô ly từ cái ấm siêu, một
cây tăm cắm vô cái lon có màu sơn đỏ của hộp beurre Bretel rồi để vô ly. Màu
vàng của bơ tan nhanh làm ly café nóng có mùi thơm ngon. Để theo cho kịp chú
Bảy, quán cà phê của chú Bảy Hố trên đường Võ Tánh và quán của chú Ba Bụng phía
sau chùa Quãng Đông đều chế cà phê thêm bơ, mà phải đòi cho được beurre Bretel.
Người Việt chuộng hàng Pháp có lẻ không có nhiều chọn lựa. Fromage phải là La
Vache Qui Rit. Một cách quãng cáo sản phẩm có phải nhà sản xuất đã lấy tên tác
phẩm L'Homme Qui Rit của Victor Hugo để người tiêu dùng dễ nhớ.
Chú Bảy trước đó làm giặt
ủi. Đi ngang qua nhà chú thấy những thỏi sắt nặng có hình cái bàn ủi, có quai
cầm phía trên được nung nóng trên lò than cháy hồng. Đúng là những chữ iron,
pressing trong tiếng Anh rất tượng hình dành cho ủi. Chú mở thêm tiệm cho thuê
sách mà nhiều người đến đây để mướn nào chuyện kiếm hiệp Kim Dung, Quỳnh Giao,
Duyên Anh, Z28 có chàng Tống văn Bình đẹp trai không thua gì tài tử Roger
Moore...
Từ ngày bỏ nghề giặt ủi và
cho thuê sách để mở quán café, Dì Bảy mở thêm một sạp bán báo bên cạnh. Đến lúc
tình hình chiến sự gia tăng, có những sự thay đổi về chính trị chóng mặt nghề
làm báo được dịp phát triển mạnh.
Nhà tôi bỏ báo ngày của sạp
báo Dì Bảy Phú Ngữ. Không ở đâu bán báo như ở PT. Mua một tờ báo đọc xong, đến
đổi tờ báo khác đọc tiếp rồi đổi tờ báo khác, đọc mệt "xỉu " đọc mệt
nghỉ. Một ngày tôi bị sai đi gặp Dì Bảy cũng hai ba lần. Đuốc Nhà Nam, Thần
Chung, Tín Sáng, Chính Luận,Trắng Đen, Sóng Thần, Dân Ta, Lẽ Sống, Tiếng Chuông
còn nhiều tờ báo khác. Tờ báo này đóng cửa thì có tờ khác xuất bản. Tạp chí,
báo tuần cũng nhiều.
Phan Thiết có nhiều nơi bán báo như ở nhà sách Vui Vui, nhà sách Minh Tấn, nhà sách Hiệp Thành và đắt và đông khách nhất phải nói là sạp báo Phú Ngữ. Có hôm người ta phải đứng chờ báo ở SG ra. Điều này cho biết người dân PT đọc báo rất nhiều cũng như thích theo dõi tin tức. Chú Sáu và Bác PNK đặt mua báo Paris Match ở nhà sách Vui Vui. Có lẽ còn lại hai người ở PT đọc báo Pháp.
Sạp báo Phú Ngữ trên vỉa hè đường Gia Long gần tiệm bán guốc và tiệm vải Đắc Thuận, dời ra đây sau khi sạp trong nhà không đủ chỗ chứa cho lượng số báo về càng ngày càng nhiều. Dì Bảy buôn bán nhanh nhẹn, lưng dì càng ngày càng còng theo thời gian. Chú Bảy còn là một đặc phái viên địa phương cho một tờ báo, Chú có dòng họ với Ông Phạm Phú Thứ và phi công Phạm Phú Quốc.
Phan Thiết có nhiều nơi bán báo như ở nhà sách Vui Vui, nhà sách Minh Tấn, nhà sách Hiệp Thành và đắt và đông khách nhất phải nói là sạp báo Phú Ngữ. Có hôm người ta phải đứng chờ báo ở SG ra. Điều này cho biết người dân PT đọc báo rất nhiều cũng như thích theo dõi tin tức. Chú Sáu và Bác PNK đặt mua báo Paris Match ở nhà sách Vui Vui. Có lẽ còn lại hai người ở PT đọc báo Pháp.
Sạp báo Phú Ngữ trên vỉa hè đường Gia Long gần tiệm bán guốc và tiệm vải Đắc Thuận, dời ra đây sau khi sạp trong nhà không đủ chỗ chứa cho lượng số báo về càng ngày càng nhiều. Dì Bảy buôn bán nhanh nhẹn, lưng dì càng ngày càng còng theo thời gian. Chú Bảy còn là một đặc phái viên địa phương cho một tờ báo, Chú có dòng họ với Ông Phạm Phú Thứ và phi công Phạm Phú Quốc.
Đầu ngã tư đường Gia Long
có xe nuớc mía của anh Hiền. Xe đặt trước cửa hông của tiệm bánh anh Lầu. Ở đây
có hồ xi măng dùng chứa nước đá có phủ trấu để bán. Mua một đồng nước đá, người
bán dùng cây dao bản to có răng cưa cưa cây nước đá rồi dùng sợi dây chuối cột
cục nước đá đưa cho khách hàng. Cột cục nước đá không phải dễ nếu không nó
tuộc. Nhìn cây dao răng cưa giống cây dao của Khương đại Vệ trong phim võ hiệp.
Chặt thì nhanh còn cứa cứa thấy muốn nối da gà. Bên cạnh, Dì Chín bán bánh nghệ
buổi sáng. Bánh nghệ chỉ có hành mở bỏ lên trên có thêm viên xíu mại nếu kêu
thêm. Nhìn thẩu nước mắm có màu đỏ của ớt thật đẹp. Nhờ nước mắm này làm bánh
nghệ của Dì thành món ăn sáng độc đáo .
Buổi chiều Dì bán bì cuốn
nem chua. Trên cái mâm nhôm có chùm nem chua, hột vịt và tỏi. Nhúng cái bánh
tráng mềm mềm, để vô rau thơm, dưa leo, cọng hẹ dài làm đuôi, bì trộn thính,
lột nem cắt miếng trải dài theo bánh tráng, dao cắt nửa cái trứng vịt rồi cắt
trứng còn trong vỏ theo vầng trăng khuyết. Màu sắc đẹp quá. Dì cuốn rất nhanh
và đều. Nhìn thẩu thủy tinh đựng nước mắm có màu đỏ tươi, trên mặt có những tép
chanh thấy hài hoà đẹp quá. Đến lúc chấm cuốn bì vô, cắn một miếng oh là la
thấy tuyệt vời như thế nào. Sau giấc ngủ trưa được ăn bì cuốn của Dì thì hết
sảy. Lúc nào cũng có hai chị em. Dì chín bận cuốn thì người em mang đồ ăn cho
khách. Má tôi gọi Dì là Chín. Dì kêu má tôi là Dì Ba. Tôi nghe thấy, phố chợ
rất thân quen.
Hàng chả giò cuốn cũng
tuyệt vời. Chả giò cá. Cá Tóp hay cá Mạo khứa, lạn xương, cắt miếng nhỏ, ướp.
Bánh tráng cuốn củ sắn sắt sợi với cá đem chiên xù (deep fry). Bánh tráng cuốn
rau thơm, hột vịt. Chấm nước mắm đậu phộng. Ăn sau giấc ngủ trưa tuyệt vời, Nam
gọi Chả giò Bắc gọi Nem. Tôi gọi chả giò là chả giò mà nem là nem.
Chiếc xe mì tàu ở đây có hủ mù tạt vàng để khách nêm thêm nếu thích. Chợt nghĩ đến phim 55 ngày Bắc Kinh. Thất cường xâu xé biết đâu một chàng lính Anh lúc ăn mì, đang nhớ nhà nên thêm mù tạt. Lâu dần thành một cách ăn quen.
Chiếc xe mì tàu ở đây có hủ mù tạt vàng để khách nêm thêm nếu thích. Chợt nghĩ đến phim 55 ngày Bắc Kinh. Thất cường xâu xé biết đâu một chàng lính Anh lúc ăn mì, đang nhớ nhà nên thêm mù tạt. Lâu dần thành một cách ăn quen.
Tình yêu nào cũng đi qua
bao tử.
Cũng nói thêm nhà của Tỷ
chè ở xóm nhà Thầy giáo Nhiều và Bác Thạnh Đen làm và bán bánh da lợn, bánh bao
chỉ nổi tiếng, . Ba của Tỷ một thời bán chè ở NTQT. Chè sâm bổ lượng, táo xọn,
trứng gà, chí màu, trôi nước ngọt, trôi nước mặn ..nhiều loại chè đựng trong
những cái thau xếp trong tủ kính,ban đêm thắp đèn neon sáng choang. Sau này ba
của Tỷ "chè " về làm ông từ cho chùa Triều Châu trên đường Võ Tánh.
Rồi đến thời người ta gọi
là bao cấp, NTQT vẫn còn đó nhưng thiếu vắng rất nhiều khách quen . Họ ở đâu ?
Khách đến uống cafe bây giờ đa số mặc áo đen một màu. Người ta bàn nhau café
trộn bắp rang cháy với cao khô cho có vị chát .Những chiếc xe đạp đậu bên đường
cột theo thêm cây cuốc, cây chà len. Xong cử café sáng , những chiếc áo đen
trên xe đạp từng nhóm hướng về Phú Lâm, Phú Long, Tuỳ Hoà tập làm nông dân.
NTQT bây giờ có gì lạ ??
NTQT bây giờ có gì lạ ??
tng
Minh Nguyễn ST