Chị theo chồng về quê hương bánh đậu xanh, gói ghém lại trong ký ức những kỷ niệm tuổi thơ và thuở thiếu thời ở vùng đồi núi quê mình.
Quê chị ở đất Tổ Hùng Vương. Chị thừa hưởng những nét đẹp của mẹ - con gái miền trung du nổi tiếng da trắng, tóc dài, môi đỏ. Nhà chị có ba anh em, chỉ mình chị là gái, lại là út nên được cha mẹ và các anh trai yêu chiều, không ai muốn chị lấy chồng thiên hạ. Nhưng có lẽ vì cái duyên cái số mà chị lấy chồng xa xôi, cách sông cách đò, tàu xe vất vả. Chị theo chồng về quê hương bánh đậu xanh, gói ghém lại trong ký ức những kỷ niệm tuổi thơ và thuở thiếu thời ở vùng đồi núi quê mình. Mỗi khi vào dịp giỗ Tết hay công to việc lớn là chị lại khao khát được trở về. Dù bận rộn bằng mấy, chị cũng sắp xếp công việc về quê ngoại, để được ăn món đặc sản quê nhà mẹ nấu, vục mặt vào chậu nước giếng thơi ngọt mát và hít hà mùi hoa ngọc lan trong vườn nhà.
Bố mẹ chồng chị khá tâm lý, biết chị làm dâu xứ người xa xôi nên thường tạo điều kiện mỗi khi chị muốn về bên ngoại. Chỉ cần chị xin phép trước vài ngày là mẹ chồng sẽ chuẩn bị bao nhiêu đặc sản Hải Dương để chị làm quà. Từ ngày bố chị mất, vợ chồng chị năng về ngoại hơn để làm chỗ dựa tinh thần, giúp mẹ nguôi ngoai nỗi buồn. Nhà chị mới sắm được xe ô tô nên hai đứa nhỏ cũng tíu tít reo mừng mỗi khi được về bà ngoại. Bọn trẻ cho rằng về quê ngoại chính là được đi du lịch nên chúng rất hào hứng. Dịp này Giỗ Tổ, nhất định chị sẽ về với mẹ, cho các con về thăm bà ngoại, dự lễ hội để chúng biết về cội nguồn, hướng về tổ tiên.
Từ Tết đến giờ, các con nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 nên chỉ ở trong nhà, hết xem ti vi cùng ông bà nội lại đọc truyện tranh, chơi điện tử. Nghe chị nhắc đến chuyến đi về quê ngoại sắp tới là hai đứa nhảy chân sáo reo mừng: “Thích quá!”. Ngờ đâu mẹ chồng chị ôm mỗi cháu một bên, cố tình nói to để chị nghe thấy: “Các cháu ngoan của bà! Nghe lời bà nhé. Phải ở nhà phòng chống dịch bệnh, không đi đâu hết, lễ hội đông người càng không nên đến”. Chị sững sờ bèn nhắc hai con ra sân chơi rồi thuyết phục mẹ chồng: “Con xin phép bố mẹ, từ Tết đến giờ con chưa về bên ngoại. Với lại, một năm chỉ có một ngày Giỗ Tổ”. Mẹ chồng chị dịu giọng: “Mẹ nghĩ các con không nên đến lễ hội vào dịp này. Con có về bên ngoại thì cứ về nhưng để bọn trẻ ở nhà cho mẹ trông. Khi nào dịch bệnh lắng xuống thì mẹ sẽ cho phép các cháu về thăm bà ngoại chúng”. Chị biết tính mẹ chồng nên không muốn nói đi nói lại nhưng trong lòng chị không vui. Về quê mà không có bọn trẻ đi cùng thì chị cũng không thích.
Anh đi làm về, chị vùng vằng giận dỗi. Chị kể lại chuyện bà nội cấm cản bọn trẻ về quê ngoại, không cho đi dự lễ hội. Chị muốn anh phải tự quyết định việc này, hoặc là cả nhà cùng đi hoặc là chẳng đi đâu hết. Việc cơ quan đã mệt mỏi, áp lực, vừa về đến nhà đã nghe vợ cằn nhằn than thở, mặt nặng mày nhẹ, anh bực bội: “Em cứ như bà tướng ấy, muốn gì là phải được nấy”. Chị không nhận ra sự khó chịu trong giọng nói của chồng, vẫn hờn trách: “Anh xem, mỗi năm anh đưa ba mẹ con em về quê ngoại được mấy lần. Lấy chồng xa như em là đã thiệt thòi lắm rồi”. Anh đỏ mặt, gằn giọng: “Thiệt thòi ư? Em thiệt cái gì nào? Em hối hận sao? Em muốn đi đâu thì đi. Anh không cấm”. Anh bỏ đi tắm, để mặc chị đứng bần thần, nước mắt lưng tròng.
Bữa cơm tối trôi qua lặng lẽ. Cả nhà vừa ăn vừa xem thời sự. Tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số người nhiễm trên thế giới và trong nước tăng lên từng ngày. Bố chồng chị thủng thẳng: “Ý thức phòng chống là rất quan trọng. Giỗ Tổ năm nay chắc chắn là không tổ chức như mọi năm đâu”. Chị im lặng, vì từ ngày bước chân đi làm dâu xứ người, cha mẹ chị đã dặn chị học thuộc chữ “nhẫn”, nhất là trong quan hệ với bố mẹ chồng nên chị chưa bao giờ làm ông bà phật ý. Còn với chồng, mỗi khi anh to tiếng là chị lại nín nhịn nhưng hôm nay chị không tránh khỏi tủi thân. Chị ra đầu hồi, ngồi dưới vòm cây ngọc lan mà mẹ gửi từ vườn nhà sang cho chị trồng từ hơn chục năm nay. Bất chợt chị phát hiện mùi hương ngọc lan thơm nức. Anh quàng tay lên vai chị thì thào: “Hoa ngọc lan đã nở những bông đầu mùa rồi đấy. Anh xin lỗi đã làm em buồn”.
Hương ngọc lan thân thuộc khiến lòng chị dịu lại, như xóa nhòa khoảng cách xa xôi giữa hai miền quê. “Hẹn lễ hội sang năm em nhé! Còn khi nào em muốn về thăm mẹ thì anh sẽ đưa em về” - giọng anh dịu dàng. Chị ngả đầu vào vai chồng, ngửa mặt, hít căng lồng ngực, cảm thấy nỗi nhớ quê, nhớ mẹ vơi đi phần nào.
Bố mẹ chồng chị khá tâm lý, biết chị làm dâu xứ người xa xôi nên thường tạo điều kiện mỗi khi chị muốn về bên ngoại. Chỉ cần chị xin phép trước vài ngày là mẹ chồng sẽ chuẩn bị bao nhiêu đặc sản Hải Dương để chị làm quà. Từ ngày bố chị mất, vợ chồng chị năng về ngoại hơn để làm chỗ dựa tinh thần, giúp mẹ nguôi ngoai nỗi buồn. Nhà chị mới sắm được xe ô tô nên hai đứa nhỏ cũng tíu tít reo mừng mỗi khi được về bà ngoại. Bọn trẻ cho rằng về quê ngoại chính là được đi du lịch nên chúng rất hào hứng. Dịp này Giỗ Tổ, nhất định chị sẽ về với mẹ, cho các con về thăm bà ngoại, dự lễ hội để chúng biết về cội nguồn, hướng về tổ tiên.
Từ Tết đến giờ, các con nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 nên chỉ ở trong nhà, hết xem ti vi cùng ông bà nội lại đọc truyện tranh, chơi điện tử. Nghe chị nhắc đến chuyến đi về quê ngoại sắp tới là hai đứa nhảy chân sáo reo mừng: “Thích quá!”. Ngờ đâu mẹ chồng chị ôm mỗi cháu một bên, cố tình nói to để chị nghe thấy: “Các cháu ngoan của bà! Nghe lời bà nhé. Phải ở nhà phòng chống dịch bệnh, không đi đâu hết, lễ hội đông người càng không nên đến”. Chị sững sờ bèn nhắc hai con ra sân chơi rồi thuyết phục mẹ chồng: “Con xin phép bố mẹ, từ Tết đến giờ con chưa về bên ngoại. Với lại, một năm chỉ có một ngày Giỗ Tổ”. Mẹ chồng chị dịu giọng: “Mẹ nghĩ các con không nên đến lễ hội vào dịp này. Con có về bên ngoại thì cứ về nhưng để bọn trẻ ở nhà cho mẹ trông. Khi nào dịch bệnh lắng xuống thì mẹ sẽ cho phép các cháu về thăm bà ngoại chúng”. Chị biết tính mẹ chồng nên không muốn nói đi nói lại nhưng trong lòng chị không vui. Về quê mà không có bọn trẻ đi cùng thì chị cũng không thích.
Anh đi làm về, chị vùng vằng giận dỗi. Chị kể lại chuyện bà nội cấm cản bọn trẻ về quê ngoại, không cho đi dự lễ hội. Chị muốn anh phải tự quyết định việc này, hoặc là cả nhà cùng đi hoặc là chẳng đi đâu hết. Việc cơ quan đã mệt mỏi, áp lực, vừa về đến nhà đã nghe vợ cằn nhằn than thở, mặt nặng mày nhẹ, anh bực bội: “Em cứ như bà tướng ấy, muốn gì là phải được nấy”. Chị không nhận ra sự khó chịu trong giọng nói của chồng, vẫn hờn trách: “Anh xem, mỗi năm anh đưa ba mẹ con em về quê ngoại được mấy lần. Lấy chồng xa như em là đã thiệt thòi lắm rồi”. Anh đỏ mặt, gằn giọng: “Thiệt thòi ư? Em thiệt cái gì nào? Em hối hận sao? Em muốn đi đâu thì đi. Anh không cấm”. Anh bỏ đi tắm, để mặc chị đứng bần thần, nước mắt lưng tròng.
Bữa cơm tối trôi qua lặng lẽ. Cả nhà vừa ăn vừa xem thời sự. Tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số người nhiễm trên thế giới và trong nước tăng lên từng ngày. Bố chồng chị thủng thẳng: “Ý thức phòng chống là rất quan trọng. Giỗ Tổ năm nay chắc chắn là không tổ chức như mọi năm đâu”. Chị im lặng, vì từ ngày bước chân đi làm dâu xứ người, cha mẹ chị đã dặn chị học thuộc chữ “nhẫn”, nhất là trong quan hệ với bố mẹ chồng nên chị chưa bao giờ làm ông bà phật ý. Còn với chồng, mỗi khi anh to tiếng là chị lại nín nhịn nhưng hôm nay chị không tránh khỏi tủi thân. Chị ra đầu hồi, ngồi dưới vòm cây ngọc lan mà mẹ gửi từ vườn nhà sang cho chị trồng từ hơn chục năm nay. Bất chợt chị phát hiện mùi hương ngọc lan thơm nức. Anh quàng tay lên vai chị thì thào: “Hoa ngọc lan đã nở những bông đầu mùa rồi đấy. Anh xin lỗi đã làm em buồn”.
Hương ngọc lan thân thuộc khiến lòng chị dịu lại, như xóa nhòa khoảng cách xa xôi giữa hai miền quê. “Hẹn lễ hội sang năm em nhé! Còn khi nào em muốn về thăm mẹ thì anh sẽ đưa em về” - giọng anh dịu dàng. Chị ngả đầu vào vai chồng, ngửa mặt, hít căng lồng ngực, cảm thấy nỗi nhớ quê, nhớ mẹ vơi đi phần nào.
TRẦN THỊ LÀNH
Nguon: https://baohaiduong.vn/