Một buổi sáng, Liên nói với tôi giọng tha thiết :
- Em muốn đi tìm một người bạn.
Tôi hỏi mượn được chiếc xe đạp. Chở Liên băng qua phía tây thành phố, đường lên dốc đạp muốn lè lưỡi. Bên đó phố xá nhà xưa cao ráo, cây râm bóng mát, đường tráng nhựa rộng sạch đẹp như kiểu mẫu. Cơ quan hành chánh nhà nước to nghiêm trang, chưng ngoài mặt tiền nhiều hoa kiểng, ít bóng người đi lại. Không như khu phố chợ bên kia sông, hay như bên kia quốc lộ phía biển, đông người náo nhiệt ồn ào, lạp xạp, cát bụi. Một phố xanh khác biệt hoàn toàn với xung quanh, hai bên đường trồng hàng cây sọ khỉ cao mấy chục thước, gốc to mấy người ôm, tuổi cả trăm năm thẳng thớm ngay hàng. Tôi đạp chậm rãi, tự nhiên thấy khỏe, thở thấy có khác, tôi hít một hơi thật sâu người nhẹ nhõm.
- Em chỉ đường nhe, anh không biết chi hết ! - Tôi nói như con gái mới về nhà chồng, vì là quê vợ tôi chưa quen đường sá. Tôi nói tiếp:
– Em chỉ đâu anh đi đó !
- Anh đạp thẳng là sân vận động.
Tôi cố gắng gò lưng đạp. Tôi đạp xe chở vợ sau lưng cũng thấy thích thú, bởi ít khi có hiện tượng rảnh rổi như thế này. Thả hồn nhìn trời, vừa thấy mấy cây cột đèn sân vận động, vợ đập đập cái lưng.
- Quẹo vô ! - Liên chỉ hướng tay phải, tôi tự động bẻ lái chân đạp chưa biết đâu là đâu thì nghe. – Tới rồi !
Tôi nhìn lên thấy tấm bảng lớn Bệnh viện Phan-Thiết. Vợ biểu giữ xe đạp đứng ngoài cửa chờ. Một lúc thấy Liên đi cùng một cô gái ra chào tôi.
- Bạn em Bạch-Thu !
Bạch-Thu mĩm cười hiền hậu, tóc đen óng ả buông dài sau lưng, da dẻ trắng muốt như cái tên. Cô mặc áo blouse trắng, hai bàn tay thả xuôi trong hai túi áo, sáng đẹp như một cô tiên.
Bạch-Thu làm ngành thuốc trong bệnh viện. Tôi rất ham thích nghề thuốc, với tôi họ luôn là những người có lòng nhân ái, giúp đỡ được nhiều người bị bệnh. Một nghề cao cả, tôi càng quí trọng cô bạn của vợ mình nhiều hơn.
Bạch-Thu học chung với Liên, lớp 11B1 trường trung học Chính-tâm Phan-thiết trước ngày giải phóng. Liên thường hay nhắc khi cùng tôi chung sống ở Sài-gòn. Bạch-Thu người bạn nữ đầu tiên Liên muốn tìm lại khi đưa tôi về thăm quê mình.
Từ đó về sau chúng tôi thân thiết hơn, đi chơi chung nhiều hơn mỗi khi có dịp gặp nhau. Vui nhất mỗi lần họp lớp hằng năm, chúng tôi bên nhau suốt ngày ca hát. Bạch-Thu hát rất hay, bây giờ tôi mới biết nàng có biệt danh ‘’ con ve sầu’’ do các bạn đặt. Dù Bạch-Thu hơi rụt rè, ít nói, có vẻ hơi yếu nhưng khi cười rất tươi, rất duyên với chiếc răng khểnh làm tôi nhớ hoài.
Viết tới đây lòng tôi bùi ngùi nhớ lại bạn mình, nhớ lại buổi gặp gỡ đầu tiên, nhớ đến cái lần sau cùng tôi gặp bạn năm họp lớp 30-4-2010. Tuyệt nhiên những lần sau này, tôi đưa Liên vào bệnh viện thăm Bạch-Thu bệnh, tôi đều chờ bên ngoài. Tôi không muốn nhìn thấy bạn mình tiều tụy khổ đau. Tôi hiểu dù hoàn cảnh nào, người phụ nữ cũng muốn mình luôn đẹp trong mắt mọi người. Tôi từng đọc câu thơ cổ :
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
- Em muốn đi tìm một người bạn.
Tôi hỏi mượn được chiếc xe đạp. Chở Liên băng qua phía tây thành phố, đường lên dốc đạp muốn lè lưỡi. Bên đó phố xá nhà xưa cao ráo, cây râm bóng mát, đường tráng nhựa rộng sạch đẹp như kiểu mẫu. Cơ quan hành chánh nhà nước to nghiêm trang, chưng ngoài mặt tiền nhiều hoa kiểng, ít bóng người đi lại. Không như khu phố chợ bên kia sông, hay như bên kia quốc lộ phía biển, đông người náo nhiệt ồn ào, lạp xạp, cát bụi. Một phố xanh khác biệt hoàn toàn với xung quanh, hai bên đường trồng hàng cây sọ khỉ cao mấy chục thước, gốc to mấy người ôm, tuổi cả trăm năm thẳng thớm ngay hàng. Tôi đạp chậm rãi, tự nhiên thấy khỏe, thở thấy có khác, tôi hít một hơi thật sâu người nhẹ nhõm.
- Em chỉ đường nhe, anh không biết chi hết ! - Tôi nói như con gái mới về nhà chồng, vì là quê vợ tôi chưa quen đường sá. Tôi nói tiếp:
– Em chỉ đâu anh đi đó !
- Anh đạp thẳng là sân vận động.
Tôi cố gắng gò lưng đạp. Tôi đạp xe chở vợ sau lưng cũng thấy thích thú, bởi ít khi có hiện tượng rảnh rổi như thế này. Thả hồn nhìn trời, vừa thấy mấy cây cột đèn sân vận động, vợ đập đập cái lưng.
- Quẹo vô ! - Liên chỉ hướng tay phải, tôi tự động bẻ lái chân đạp chưa biết đâu là đâu thì nghe. – Tới rồi !
Tôi nhìn lên thấy tấm bảng lớn Bệnh viện Phan-Thiết. Vợ biểu giữ xe đạp đứng ngoài cửa chờ. Một lúc thấy Liên đi cùng một cô gái ra chào tôi.
- Bạn em Bạch-Thu !
Bạch-Thu mĩm cười hiền hậu, tóc đen óng ả buông dài sau lưng, da dẻ trắng muốt như cái tên. Cô mặc áo blouse trắng, hai bàn tay thả xuôi trong hai túi áo, sáng đẹp như một cô tiên.
Bạch-Thu làm ngành thuốc trong bệnh viện. Tôi rất ham thích nghề thuốc, với tôi họ luôn là những người có lòng nhân ái, giúp đỡ được nhiều người bị bệnh. Một nghề cao cả, tôi càng quí trọng cô bạn của vợ mình nhiều hơn.
Bạch-Thu học chung với Liên, lớp 11B1 trường trung học Chính-tâm Phan-thiết trước ngày giải phóng. Liên thường hay nhắc khi cùng tôi chung sống ở Sài-gòn. Bạch-Thu người bạn nữ đầu tiên Liên muốn tìm lại khi đưa tôi về thăm quê mình.
Từ đó về sau chúng tôi thân thiết hơn, đi chơi chung nhiều hơn mỗi khi có dịp gặp nhau. Vui nhất mỗi lần họp lớp hằng năm, chúng tôi bên nhau suốt ngày ca hát. Bạch-Thu hát rất hay, bây giờ tôi mới biết nàng có biệt danh ‘’ con ve sầu’’ do các bạn đặt. Dù Bạch-Thu hơi rụt rè, ít nói, có vẻ hơi yếu nhưng khi cười rất tươi, rất duyên với chiếc răng khểnh làm tôi nhớ hoài.
Viết tới đây lòng tôi bùi ngùi nhớ lại bạn mình, nhớ lại buổi gặp gỡ đầu tiên, nhớ đến cái lần sau cùng tôi gặp bạn năm họp lớp 30-4-2010. Tuyệt nhiên những lần sau này, tôi đưa Liên vào bệnh viện thăm Bạch-Thu bệnh, tôi đều chờ bên ngoài. Tôi không muốn nhìn thấy bạn mình tiều tụy khổ đau. Tôi hiểu dù hoàn cảnh nào, người phụ nữ cũng muốn mình luôn đẹp trong mắt mọi người. Tôi từng đọc câu thơ cổ :
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Cho đến hôm nay với riêng tôi, bạn vẫn đẹp. Đẹp như ngày đầu tiên tôi gặp!
Ngô-Tấn-Hùng
Tân-định, 24-11-2011
Tân-định, 24-11-2011