F Lời văn ngắn. NỢ MỘT LỜI CÁM ƠN ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Lời văn ngắn. NỢ MỘT LỜI CÁM ƠN

Đôi mắt Chị nhìn xa xa rồi nói:
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu để kể cho Bạn nghe cho có đầu đuôi, thôi thì bắt đầu từ thời đi học hay hơn. Tôi sinh ra và lớn lên tại một gia đình Công Giáo ở cái xứ gần như là người Thiên Chúa Giáo đi học từ bé là trường Ma Soeur nên được giáo dục rất kỹ từ ăn nói chào thưa của một đứa bé mới lớn, lên Trung Học lại học trường Công Giáo là trường Trung Học Chính Tâm ở Thành Phố này, học thì Nam Nữ cùng chung từ lớp 6 đến lớp 9 học lầu dưới mãi đến lớp 10 thì học lầu trên một dãy dài lầu 2 mà kề bên lớp Tôi là lớp 11 tất cả lên xuống chung thang lầu gặp nhau hằng ngày, đó là chuyện thường ngày như thế.
Học Sinh của trường tỷ lệ người Công Giáo 70% còn lại 30% người các tôn giáo khác nhưng lạ có 1 vị Sư Phật Giáo đầu trọc mặc áo cà sa học lớp 11 gần bên, Tôi đi học mặc Áo Dài phải đi bộ gần 2 km còn Sư ở trong Chùa xa hơn cũng đi bộ cùng đường với Tôi nên thỉnh thoảng thấy Sư đi trước hay sau lưng là chuyện thường ngày và cũng là chuyện bình thường. Lần đó đi học vô tình Tôi và Sư cùng song song bước lên thang lầu nên các Bạn chọc nói Tôi “Nhà Sư đi cùng Ma Soeur” có lẽ lúc đó mặt mũi và cách ăn mặc Tôi hiền hậu như Ma Soeur, lại thời điểm đó đang thịnh hành bài hát thật dễ thương tựa đề “Em Hiền Như Ma Soeur” mà Học Sinh ai cũng biết bài này, từ đó Tôi thấy kỳ kỳ về Sư.
Mọi chuyện trôi đi, mãi tháng 3 năm 1975 chiến tranh đang kết thúc nhà nhà người người cứ kéo nhau vào Saigon nên loạn lạc Cha Mẹ, Anh Em, Con Cháu . . . dễ bị ly tán. Tôi là Chị lớn nghe Cha dặn, dắt bầy Em về Saigon nhà Dì ở Thị Nghè còn Cha Mẹ Tôi đi sau, lên được Chiếc Ghe cùng đám Em chỉ vào được Vũng Tàu chứ không đi đường xe được do nhiều cây cầu bị sập. Chiếc Ghe lênh đênh trên biển mất 10 tiếng đến Vũng Tàu vào bến lại bát nháo người người tranh nhau lên bến mà không biết về đâu nên có những tổ chức hay người làm Từ Thiện giúp đưa vào các trại ở tạm trú. Tôi đang loay hoay đưa 5 đứa Em được lên bờ trong lộn xộn thì có một giọng nói quen gọi tên Tôi đó là Thái Đức Hòa người học cùng trường Chính Tâm, người học hơn Tôi 1 lớp, người song song với Tôi những bậc thang của trường Chính Tâm, vẫn bộ đồ cà xa đầu không tóc, nhiệt tình đưa các Em Tôi lên bờ rồi hỏi Tôi có cần vào Trại để tạm trú chứ nguy hiểm quá, Tôi phải vào Saigon như đã hẹn Cha Mẹ nên phải tìm bắt xe tiếp tục, thấy vậy Sư đưa Chị Em Tôi ra xe lại mua xôi cho ăn rồi cùng theo xe đưa Chị Em Tôi đến Ngã Tư Hàng Xanh Saigon gọi Xe Xích Lô Máy cho Chị Em Tôi lên xe rồi bảo đi mà cả 2 lần tiền xe Sư trả hết, do Tôi lăng xăng lo 7 đứa Em cộng đồ đạt mà không kịp trả tiền xe và 1 lời cám ơn, khi quay lại thì không thấy, Sư đã đi mất.
Tháng ngày trôi đi, các Em càng lớn Tôi lại càng nghĩ đến Sư, mãi đến nay hơn 41 năm rất nhiều lần Tôi hỏi thăm về Sư có tên Thái Đức Hòa mà không ai biết, có người nói Sư đang ở một Chùa ở Vùng Tàu cũng có người nói năm đó Sư đã qua Mỹ trong loạn lạc và có người nói lúc hỗn độn ở Vũng Tàu có thấy xác chết một nhà Sư năm ấy.
Nghe qua và nhiều khi nghĩ lại thấy Tôi thiếu nợ chỉ Một Lời Cám Ơn mà sao khó trả quá. Nay dù Sư đang ở chốn nào hay nơi nào đó không tìm được Xin cho Tôi được trả để làm Người không mang nợ dù chỉ Một Lời Cám Ơn. Cám ơn!
Phan Thiết, ngày 15.11.2017
CHINHDAO.
@Xin cám ơn, ngàn lời xin cám ơn!
“Lời Nhạc”.
- Lời văn ngắn này xin gởi Sư năm ấy có tên Thái Đức Hòa Hoc Sinh Trường Chính Tâm Phan Thiết. Hy vọng bắt gặp.
- Người Bạn Trần Thị Thuần đang ở Thị Nghè.