“Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường…” Đây là một đoạn ở truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh viết cách đây trên bảy mươi năm mà cho đến bây giờ những ai đã từng cắp sách đến trường thời trung học đều biết, đều thuộc, có người còn thuộc làu làu nhất là khúc nhập đề.
Đó là chuyện ngày xưa, còn ngày nay: Hàng năm cứ vào tháng tư, trời bắt đầu trở gió Nam báo hiệu mùa mưa sắp đến và trên không ngoài những đám mây trắng lơ lửng đôi khi còn có những đám mây xám xịt kéo về, trong sân trường những chùm hoa phượng đỏ rực; lòng tôi lại nôn nao chờ đến ngày họp lớp. Mặc dầu không phải gặp lại các bạn cùng lớp cùng trường của tôi nhưng năm nào đến ngày này là tôi có mặt.
Rồi ngày họp lớp cũng đã đến. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy nắng chan hòa, biển thật êm và gió hiu hiu làm giảm đi nóng bức oi nồng của thời tiết. Chúng tôi tập trung đến khu vực Đồi Dương Phan Thiết trong một nhà hàng ven biển. Căn phòng vừa đủ cho gần năm mươi người trong ngày hội ngộ được trang trí đẹp làm nơi giao lưu gặp gỡ sinh hoạt văn nghệ. Năm nay tôi được các bạn phân công làm “Ngọ” mà không phải một Ngọ đâu nhé tới những năm nàng Ngọ. Buổi sáng với bộ áo dài trắng lấp la lấp lánh không giống học sinh tí nào, tôi đi ra đi vào vì nôn nóng chờ đến giờ khai mạc. Có ai đó lên tiếng “Thầy đến rồi”, không phải một thầy mà ba thầy, rồi bốn thầy. Mọi cặp mắt đều hướng ra cửa và đứng lên vỗ tay vui mừng. Có một câu mà tôi hay hát “khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi”. Còn thầy trò chúng tôi bây giờ tóc ai cũng bạc như nhau.
Không khí của ngày họp lớp thật vui, một ngày hội ngộ đầy ắp tiếng cười, tràn đầy tình cảm, được có dịp gặp nhau để chia sẻ những nỗi niềm, để có những giây phút được sống lại quãng đời của một thời áo trắng.
Tôi nhận ra rằng, trên đường đời ở một khoảnh khắc nào đó, chúng ta vẫn có chung về những nỗi nhớ, những kỷ niệm của những ngày xưa thân ái mà mỗi năm ít nhất một lần được gặp nhau để cùng nhau nhắc lại và còn một điều quan trọng nữa là mỗi năm ít nhất tôi cũng có một ngày gác lại những bộn bề của công việc, bởi vì: tôi đi họp…lớp./.
Đó là chuyện ngày xưa, còn ngày nay: Hàng năm cứ vào tháng tư, trời bắt đầu trở gió Nam báo hiệu mùa mưa sắp đến và trên không ngoài những đám mây trắng lơ lửng đôi khi còn có những đám mây xám xịt kéo về, trong sân trường những chùm hoa phượng đỏ rực; lòng tôi lại nôn nao chờ đến ngày họp lớp. Mặc dầu không phải gặp lại các bạn cùng lớp cùng trường của tôi nhưng năm nào đến ngày này là tôi có mặt.
Rồi ngày họp lớp cũng đã đến. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy nắng chan hòa, biển thật êm và gió hiu hiu làm giảm đi nóng bức oi nồng của thời tiết. Chúng tôi tập trung đến khu vực Đồi Dương Phan Thiết trong một nhà hàng ven biển. Căn phòng vừa đủ cho gần năm mươi người trong ngày hội ngộ được trang trí đẹp làm nơi giao lưu gặp gỡ sinh hoạt văn nghệ. Năm nay tôi được các bạn phân công làm “Ngọ” mà không phải một Ngọ đâu nhé tới những năm nàng Ngọ. Buổi sáng với bộ áo dài trắng lấp la lấp lánh không giống học sinh tí nào, tôi đi ra đi vào vì nôn nóng chờ đến giờ khai mạc. Có ai đó lên tiếng “Thầy đến rồi”, không phải một thầy mà ba thầy, rồi bốn thầy. Mọi cặp mắt đều hướng ra cửa và đứng lên vỗ tay vui mừng. Có một câu mà tôi hay hát “khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi”. Còn thầy trò chúng tôi bây giờ tóc ai cũng bạc như nhau.
Không khí của ngày họp lớp thật vui, một ngày hội ngộ đầy ắp tiếng cười, tràn đầy tình cảm, được có dịp gặp nhau để chia sẻ những nỗi niềm, để có những giây phút được sống lại quãng đời của một thời áo trắng.
Tôi nhận ra rằng, trên đường đời ở một khoảnh khắc nào đó, chúng ta vẫn có chung về những nỗi nhớ, những kỷ niệm của những ngày xưa thân ái mà mỗi năm ít nhất một lần được gặp nhau để cùng nhau nhắc lại và còn một điều quan trọng nữa là mỗi năm ít nhất tôi cũng có một ngày gác lại những bộn bề của công việc, bởi vì: tôi đi họp…lớp./.
Lê Lành