F Lời văn ngắn. CÁI BUỒN NGƯỜI XẾ BÓNG ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Lời văn ngắn. CÁI BUỒN NGƯỜI XẾ BÓNG

              Gặp một người Đàn Ông tuổi đã 75 nhưng vẫn bặt thiệp khiêm tốn, được biết Ông thường viết những bình luận ngắn, suy nghĩ ngắn... ở các báo không đề tên đích danh, tên tuổi mà ghi nhiều bút danh khác nhau để khỏi làm phiền. Nhưng người đọc để ý một tí sẽ biết những bình luận, suy nghĩ... của những tác giả đó là một, do cách hành văn và dùng từ ngữ rất là Ông, viết vì niềm vui và cũng phản ảnh góc nhìn sai trái, tư duy nào đó để mọi người cùng có ý hướng cái đẹp cái hay, để làm đẹp tất cả, do những yếu tố trên, Ông viết rất thật, rất gần cuộc sống. Nhưng người đọc dửng dưng với những bài viết của Ông, mà không hiểu, không biết tại sao?
       Có thể cái viết không đi vào Công Chúng, ý tưởng cũ kỹ, có thể suy nghĩ viết lên non nớt, thấp kém, có thể cái bình luận thường, không sâu sắc...v...v... Cũng có thể, có nhiều bài văn, bài thơ, bài nhạc, ý tưởng hay, đẹp... đồng tình với người đọc nhưng vì sự ích kỷ nhỏ mọn nào đó đã hạ bệ đưa bài khác lên do sự quen biết nào đó, tạm thời xếp những cái hay trên vào một góc vi tính, lắm khi vô tình mở coi rồi trả lại đó mà không một ai thèm đá động đến.
        Đó là những bài thơ, bài nhạc, bài văn hay, có ý tưởng đẹp mà khi tác giả đương thời lại bị bỏ ngỏ nhưng khi không còn tác giả thì lôi ra ì xèo, ca ngợi, tưởng niệm 5, 10 năm của nhà văn thơ ca ấy. Tượng niệm làm gì, ca ngợi làm chi. Khi tác giả còn sống bằng xương bằng thịt sao không học hỏi các bậc ấy cái hay cái đẹp để không bị mất, chắc chắn những bậc ấy đã mang đi những điều mà không ai hỏi và những bậc ấy cũng rất tiếc đã không ai hỏi hay chịu nghe lại. Giờ phải chăng lật lên để kinh doanh người cầm viết thì thật tội nghiệp, mà thương trường thì lắm cái kinh doanh, cần chi phải kinh doanh người cầm viết lại quá cố na chứ, thật tội Họ!
       Cầm viết cũng là lao động, cũng là cày, cũng là đóng góp mà đóng góp nào cũng phải hy sinh, mà đã hy sinh thì không kể ơn nghĩa không nghĩ cho mình,  như vậy hướng đi sẽ khá hơn.
       Ở vào cái thập niên nào, ở vào cái giai đoạn nào. Đất nước luôn đối đầu khó khăn, nên xã hội bế tắc tiếp nối nhiều vấn đề ai cũng thấy cũng nhìn mà không góp nhặt 1 viên sỏi xây dựng thì khó cho đất nước, mỗi người 1 viên sỏi, hơn 80 triệu viên sỏi thì đâu phải nhỏ, đâu cần phải đóng góp cái to lớn, nhiều người muốn đóng góp cái lớn nhưng vì không có lớn nên không đóng góp mà khi không có thì lại đứng nhìn phê phán đất nước, tại sao phải kêu la đất nước lo lắng cho mình, mà mình có lo lắng cho đất nước dù một việc nhỏ?  Nếu có ý tưởng đó thì có kéo dài  100 năm sau vẫn 100 năm không hơn.
       Có ý tưởng thì phải nói lên, viết lên cùng nhau xem xét để có cái đẹp nhất rồi cùng nhau làm. Có một Công Ty, Họ muốn làm điều đó, nên tất cả những người có trách nhiệm đều phải tìm kiếm đưa ra ý kiến của mình, giải thích rõ ràng và bảo vệ ý kiến của mình, hết mình không e ngại, rất lớn tiếng để được chọn, rồi một trong nhiều ý kiến được đồng ý, tất cả mọi ý kiến kia bỏ hết để tập trung cùng nhau thực hiện cái ý kiến đã chọn, cùng nhau làm hết mình, nhiệt tình như cái ý kiến của mình đã nghĩ ra. Vì thế Công Ty ấy luôn đi trước và phát đạt, thành công.
       Vậy hãy cùng nhau nhìn vào Công Ty ấy mà ngẫm nghĩ và cũng nhìn thật thực những gì của người lớn viết lên, đừng để họ ti thân nhất là tuổi đã xế bóng.
     Hãy trân trọng người xế bóng!
    
       Phan Thiết, Ngày 1.4.2013
            NGUYENTIENDAO
 
 @ Ở đâu có sự ganh đua, tranh chấp thì ở đó không sao có được tình thương .
                 Krishnanurti