F Lời văn ngắn. XÃ HỘI TRONG CẢNH GIÁC . ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Lời văn ngắn. XÃ HỘI TRONG CẢNH GIÁC .

       Nơi này, nơi mà sau khi Học ra Trường nhiều người ở lại tìm việc để tiến thân học hỏi, xin việc tay chân để chờ việc cái đầu, tìm đủ nơi quăng hồ sơ đủ chỗ tìm việc, có việc lương thấp đủ sống qua ngày nhưng vẫn quăng hồ sơ chỗ khác, sẵn sàng rút bỏ nơi đang làm, đi nơi khác nếu nơi mới cao lương hơn và cứ thế, thậm chí xin việc làm mà không lương để học kinh nghiệm cũng cố gắng chịu, nên tìm việc làm vừa ý thật khó. Lại có người ở quê làm ruộng xong chờ thu hoạch không có gì làm nên rủ nhau vào đây kiếm sống làm công. Hay ở nhiều nơi khó sống không làm ra tiền, vào đây dễ kiếm tiền hơn ở xứ mình nên vào, kiếm tiền chắt chiu dành dụm mua sắm quà cho từng người thân ở quê, cả năm hay nhiều năm tích lũy mới về thăm nhà một lần vào những ngày Tết, vì thế nên dân số nơi này đã tăng 3 lần khi xưa, làm đời sống thật đắt đỏ mà đa phần là những người khổ vào nơi này để phấn đấu, thấy nhiều người nơi này làm kha khá hơn ở quê nên càng đưa nhau vào thêm kể cả những Cụ Ông Bà, trẻ nhỏ.
      Do cuộc sống đắt đỏ, việc làm khó khăn như thế nên đẻ ra những tiêu cực thật mỏi mệt cho Xã Hội những chuyện cắp trộm, bốc giật, lừa gạt đủ các cái, thế nên Con Người tại đây luôn cảnh giác luôn cảm giác nhìn ai cũng là trộm và cái trộm cướp có thể đến bất cứ lúc nào và xảy ra bất cứ giờ nào.
     Tại một ngã tư, nhiều xe chờ đèn xanh để tiếp tục đi, chợt vang  lên tiếng la rồi đấm đá, vật lộn của  hai người đàn ông, làm chận đứng con đường rồi ngã xe rổn rảng, buộc xe và đám đông kẹt. Những chiếc xe phía sau không biết gì nên nhấn còi cộng tiếng la lối om sòm, có người tặc lưỡi: “Đụng quẹt xe chút xíu có gì mà vậy”. Nhưng không, khi gần xong chuyện một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề với áo quần đóng thùng thoát khỏi sự trì kéo của người kia, vụt  leo lên chiếc xe máy chờ sẵn rồi tẩu thoát, Người đàn ông còn lại mệt lả thều thào nói “Tôi bị giựt đồ...”, người đi đường mới chưng hửng hiểu người ăn mặc chỉnh tề đóng thùng khi nảy là một tên cướp.
      Ở một Bệnh Viện nọ, có Người Mẹ vào những buổi sáng bồng đứa bé nhỏ ăn mặc thật khổ,  thiếu thốn đến xin tiền thật đáng thương, với những từ ngữ và khuông mặt thiểu não nên nhiều người động lòng mà cho tiền, đến chiều người ta không thấy Con mà thấy Người Mẹ đang đánh bài tứ sắc tay cầm điếu thuốc hút rất tự tin không như sáng nay, còn đứa Con là đứa Bé nhỏ thuê mướn để vào buổi sáng sống nghề xin tiền, lừa lòng tốt người khác mà cứ thế.
       Có Cô gái trẻ đẹp dừng xe chờ hết đèn đỏ thì rẽ trái. Chợt chuông điện thoại reo, cô gái mở giỏ xách, lấy ra chiếc iphone cảm ứng điện thoại vừa vuốt đưa lên tai, liền có Anh thanh niên giựt phăng cái điện thoại rồi nhảy lên xe có Anh thanh niên khác đang chờ vọt liền như trong phim, coi như cái điện thoại nhiều tiền đổi chủ rất nhanh mà mọi người chỉ thấy nhìn không thể làm gì khác hơn được.
       Và nơi này thật nhiều chuyện hơn thế nữa, nên cách sống nơi đây luôn đề phòng lúc nào nơi nào đều có người xấu, cũng phải coi chừng những người ăn mặc đẹp đi xe nhiều tiền, chính vẻ bề ngoài đẹp sang ấy làm người ta thiếu đề phòng, nên trên Tivi có hướng dẫn chương trình cảnh giác, cách đề phòng né tránh cái không vui có thể đến. Lại nơi này có câu “Tỉnh bơ như người...” cái câu nói lâu nay, nếu có chuyện đưa đến cứ để đó không là việc mình nên thôi. Có nhiều tai nạn đã bị, họ bu lại nhìn rất đông mà không ai cứu giúp đưa vào Bệnh Viện kể cả Taxi, xe thồ đang có đó. Trong luật  Giao Thông lái xe, người nào phát hiện tai nạn đầu tiên phải có trách nhiệm bổn phận chở bệnh nhân đến Bệnh Viện hay báo Cơ Quan Giao Thông gần nhất, nhưng mấy ai làm việc đó, do đưa đến Bệnh Viện hay báo Cơ Quan Giao Thông sẽ bị mất thì giờ gọi lên xuống lôi thôi công việc làm thế nên “Tỉnh bơ như người...”.
                                 “Còn tiếp”

         Phan Thiết, Ngày 5.4.2013
               NGUYENTIENDAO

     @ Con Người là một tạo vật kỳ diệu và đa diện.

                                             John  Wild