F LOI VAN NGAN ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


LOI VAN NGAN

        CHỢ  ĐÊM  VÀ  ĂN  XIN  

       Trời se se lạnh của ngày gần Tết, đâu đâu cũng rộn ràng tươi vui  kéo về tập trung trên con đường chính chỉ có 3 ngày 3 đêm, người trông kẻ coi người mua kẻ bán những món đồ đơn sơ dân dã, món ăn mộc mạc, những cây trái tươi tắn, những cành mai lạ, những bông hoa đủ sắc màu mà không Tết khó tìm thấy. Nơi đây thật vui náo động, đông đảo người làm ăn tứ xứ về thăm nhà đón Xuân cúng Ông Bà, họ giàu nghèo ăn mặc đủ sắc màu, dạo mua những món đồ Tết, tạo một khung cảnh sinh động vui tươi đáng nhớ trong lòng ai đã từng ở vùng trời này.
         Trong những người về đoàn tụ Ăn Tết ấy có những người sống đi ăn xin ở những vùng khác nhau nhưng khi về xứ sở Ăn Tết thì bảnh bao như đang làm nghề gì đó, bình thường thôi!
        Anh A sống nghề ăn xin nuôi một Vợ hai Con, đi khắp đất nước đến đâu xin đến đó, hai tháng mới về nhà thăm Vợ Con một lần, lắm lúc ở vài ngày thấy buồn lại đi, ăn xin thì phải ăn bờ ngủ bụi, tiền xin được toàn tiền xu, tiền lẻ nên phải gửi người quen rồi đổi ra tiền chẳn hay mua 1 chỉ vàng. Đó cái xin được sau 2 tháng. Ngày tết, ăn tết trước cùng Vợ Con, chiều 30 lên Thành Phố xin. Mùng 1,2,3, bình quân mỗi ngày xin được gần chỉ vàng.
        Ăn xin có nhiều cách xin của người ăn xin. Có người ăn xin đen đui dơ dáy cụt 1 chân đi bằng cây nạng, khi xin mặt lúc nào cũng lạnh lẽo, cảm tưởng nếu không cho, cây nạng có thể đập vào tủ kiếng nhà, kiểu cách nét mặt ăn xin ấy làm người cho phải cho như né cái không vui có thể đưa đến. Nhiều khi đi xin gặp đôi tình nhân, phải kè kè không đi, như chướng ngại là người thứ ba nghe chuyện, nên khách cho đại để đi chứ không là hành động bố thí con người với con người.
       Có Bà B, hàng ngày Bà đi chợ nhưng không bao giờ có tiền,  khi bước khỏi nhà Bà đi rất lanh lẹ mạnh khỏe không gì là bệnh đau ốm yếu, đến khu buôn bán sầm uất bỗng dưng Bà đổi hẳn cách đi khó khăn, bệnh hoạn, ai nhìn cũng nghĩ Bà bệnh đau không tiền chữa nên đi xin ăn. Bà gặp ai hay đến trước hiệu buôn sè tay xin bố thí, hầu như ai cũng cho do dáng vẻ cùng khuôn mặt thiểu não của Bà, rồi Bà có tiền đi chợ, nhờ vào ăn xin, cứ thế.
        Đừng ai nghĩ rằng xứ nghèo mới xin ăn nha. Tại một cái xứ văn minh, giàu có bậc nhất thế giới lại có những anh chàng có học ăn mặc rất lịch sự, đi xin.
      - Làm ơn cho tôi một đồng hay một ổ bánh mì, nếu không hãy cho tôi một nụ cười.
        Những lời này được ghi trên tờ giấy treo trước ngực để xin, khi cho họ nụ cười, họ vui vẻ trả lại nụ cười cùng lời “ Cám ơn ngài! ”.
        Đó cái xứ văn minh nên xin ăn cũng văn minh lịch sự để kiếm sống chứ đâu phải xứ nghèo, bần cùng mới xin ăn đâu.
      Đi ăn xin, một nghề kiếm sống có đất được Cảnh Sát cho phép để xin. Trên con đường nhiều khách bộ hành, thỉnh thoảng thấy người xin ăn cầm đàn hát mà không đi khỏi cái diện tích nhỏ nhoi mấy mét vuông được Cảnh Sát cho phép, họ đàn hát bài Tôi biết, nên Tôi đứng lại nghe thưởng thức bài hát rồi cho họ 1 dollar, bài thứ hai họ hát, Tôi biết lại cho thêm 1 dollar, bài thứ ba Tôi biết, nhưng lần này họ từ chối 1 dollar. Tôi ngạc nhiên, không hiểu tại sao? Sau này Tôi mới biết, vì đã đồng cảm những bài hát (Âm Nhạc) cùng họ. Đó là phong cách ăn xin của người Xin Ăn.
       Thôi thì có 3 đêm Chợ Tết để mọi người về đây, cùng thưởng thức và chia nhau những cảm giác Chợ Xuân dù ở bất cứ nơi nào  Tây Tàu , xa gần.

         Phan Thiết, Ngày 21.1.2012         
              NGUYENTIENDAO 
 
   @ Kho tàng Anh ở nơi nào thì Tim Anh cũng ở nơi ấy 
                        Pascal