F tháng 6 2011 ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


NHÀ TÀI TRỢ LÀ AI

          Nhà tài trợ chương trình trên tivi hay sân cỏ đá banh phải có kèm theo logo và quảng cáo cho họ, cho mọi người cùng biết mặt hàng để bán thu lợi là nghệ thuật kinh doanh. Làm mình đang coi phim nữa chừng bị ngắt chiếu không ăn rặp gì mất hứng thật bực mình.
          Còn các bạn của chúng ta là nhà tài trợ hay nhà hổ trợ đúng nghĩa bất vụ lợi, thiệt thòi là đàng khác. Các bạn hổ trợ cho chúng ta từ ngày đầu để hình thành Ngày họp lớp hàng năm. Đóng góp kêu gọi động viên chúng ta mạnh dạn thực hiện duy trì Ngày họp lớp đến hôm nay được mười bốn năm tốt đẹp. Tôi còn nhớ các bạn bỏ tiền ra sắm chén dĩa đủa ly nữa kìa vì ngày đó còn khốn khó mọi cái đều tự túc. Tới Ngày họp lớp gởi tiền chợ làm tiệc cho chúng ta có ngày gặp nhau vui vẻ, mà các bạn ấy đâu có ăn miếng nào !
          Nhà tài trợ là bạn học của chúng ta ở trường Chính-tâm Phan-thiết ngày xưa, nay sống xa quê hương nhớ thương bè bạn tự nguyện đóng góp, kêu gọi sum họp, ôn lại những ngày tháng êm đẹp xa xưa, nhìn thấy nhau lại đã sung sướng lắm rồi. Các bạn cũng như người thân trong gia đình, như người nội trợ ráng làm món ngon cho chồng cho con ăn còn mình nhường nhịn cứ đứng nhìn mà thấy hạnh phúc tràn đầy.
          Để ngày hôm nay chúng ta có thêm trang Blog hocsinhchinhtam.blogspot.com là mái nhà chung do lớp trưởng có công gầy dựng. Sư kiện này nói lên sự lớn mạnh của tình yêu thương thầy trò càng ngày gắn bó càng sâu đậm hơn. Còn ba hôm nữa là mừng Ngày đầy tháng của trang Blog hocsinh trường Chính Tâm, được tổ chức tại thành phố Phan-thiết . Buổi lễ này cũng do các Nhà tài trợ đáng yêu của chúng ta đồng hành. Chúng ta xin cảm ơn và có lời mời các bạn về tham dự cho vui. Có các bạn ở Sài-gòn và các nơi khác về nữa sẽ làm cho Ngày đầy tháng Blog hocsinhtruongchinhtam càng ấm cúng vui vẻ hơn lên. Có Blog rồi cũng mời các bạn vào tham gia viết bài san sẻ niềm vui nổi buồn, vì có như thế chúng ta mới thấy gần nhau hơn, nhận thông tin hình ảnh kịp thời nóng bỏng của các bạn ở quê nhà đưa lên.
          Vậy Nhà tài trợ của chúng ta là ai, các bạn ấy không muốn nêu tên nhưng chúng ta cũng thừa biết. Các bạn ấy là Đức Phán, Julie Thân, Kim Loan, Minh trong bài thơ ‘Nhớ Minh’ của thi sĩ Hàn Thu và các bạn khác nữa không biết vì lý do gì mà không còn liên lạc được, chúng ta rất mong tin các bạn ấy lắm !
          Người đứng ra tài trợ ăn mừng Ngày đầy tháng Blog hocsinhtruongchinhtam lần nầy, có thể là người đã vào trang Blog đã đọc, cảm nhận được những bài văn những vần thơ đầy yêu thương trìu mến của nhà văn nhà thơ không chuyên, cố gắng viết về bạn bè mình bằng tất cả con tim bằng tất cả tấm lòng và mong muốn Blog của chúng ta được tồn tại phát triển.

Tấn Hùng viết tại Sài-gòn Thứ năm 30 tháng 6 năm 2011

Lời văn ngắn 100 từ

Cám Ơn và Cám Ơn !

        Mỗi ngày Tôi có một niềm vui, được gần những người Bạn thật xa thật gần, dù cách ½ vòng trái đất nhưng Tôi vẫn tưởng như bên Tôi.
        Cám ơn và cám ơn thật nhiều những người Bạn lập ra Blog, người đưa vào những vần thơ dễ thương đáng yêu, người cười hí hí . . .  và người mở Blog đọc. Với những hình ảnh thế này đã tạo một bức tranh sống động tình Bạn ấm áp mà khó có ai được ở tuổi U60 .
        Rất mong những hình ảnh này luôn hiện hữu ! Cám Ơn và Cám Ơn !
          
                                               Phan Thiet , 28.6.2011
                                                 NGUYENTIENDAO .
 
              @  Bạn cũ Bạn tốt , rượu cũ rượu ngon .
                                           Tục Ngữ Việt Nam .

Lời văn ngắn 100 từ

     NGHỈ CHƠI
         
          -Nghỉ chơi!
          -Ừ! Thì nghỉ chơi!
          Thời trẻ thơ đang chơi đùa bỗng xích mích nhỏ vô cớ nào đó, rồi giận hờn không chơi với nhau, Nghỉ chơi!
          Nghỉ chơi! Người lớn ngày nay không dùng từ này mà từ không hợp, bận quá, ít thấy...để tránh cái từ Nghỉ chơi, làm mất mối quan hệ tốt đẹp theo cách im lặng, tránh mặt, lơ nhau rất người lớn.
          Chơi người A thời gian nghỉ, chơi người B rồi nghỉ quay lại người A. Có lẽ cứ thế để giữ tình bạn thật sâu, ấm áp, bền bỉ.
                  
                 Phan Thiết, ngày 24.5.2008
                      NGUYENTIENDAO
          @Một người bạn là một kho tàng lớn.
                                      Ngạn ngữ Malaisia 

Lời văn ngắn 100 từ

  LẼ  NÓ  

      Tôi 12 tuổi tánh khí như Con Trai nên chơi chung các Bạn Trai những trò mạnh mẽ. Hôm ấy thua cuộc, lẽ ra phải leo cây hái trái nhưng Nó đứng ra leo thế, không ngờ bị té, một vết thương sâu dài trên đầu, vết thương chưa lành mà Tôi và Nó phải theo Gia Đình ly tán mỗi nơi, từ đó không còn biết nhau nhưng hình ảnh Nó cứu Tôi vẫn mang trong lòng khó quên được.
     Hôm nay, Tôi đang cấp cứu một bệnh nhân giống Nó và có cái thẹo dài như Nó.
     Có lẽ Nó.

               Phan Thiết , Ngày 4.6.2011
                   NGUYENTIENDAO

Alô.......Alo......thông báo

Để mừng trang Blog vàng, đứa con tinh thần của chúng ta tròn 1 tháng, sẽ có một buổi chiêu đãi xôi, chè, cafe... theo yêu cầu. Một chút quà vui để hôm đó các bạn có thể gặp gỡ, trao đổi và giao lưu dzui dze với nhau, hy vọng sau này có thêm nhiều mạnh thường quân góp sức, Blog bán được... có tiền, chúng ta mừng thôi nôi thiệt lớn nha, tha hồ mà chén nhé, mời các bạn xúm lại hén.......hí.....hí
Ngày giờ và địa điểm Admin sẽ liên hệ với các bạn

Blog vàng xin gởi lời cám ơn đến nhà tài trợ.
.

Lời văn ngắn 100 từ

Thân tặng những người bạn của tôi

                             HÃY CÙNG GẦN NHAU
          Cuộc sống vô vàn cái đáng nguyền rủa, cái lầm lỗi đáng oán trách, cái khó chịu đáng bực bội, cái không vui đáng buồn...Thế mà Họ tha thứ để gần nhau, vui vẻ cho tháng ngày còn lại.
          Còn Em với Tôi, Bạn với Bạn, Người với Người tại sao không để những chuyện bực bội lắng đọng mà cùng nhau có nụ cười thật lớn, vui vẻ hưởng những ngày của tuổi U60.
          Trái Đất đang nóng dần, Việt Nam một trong những nước quan tâm, vậy không một lý do gì Chúng Ta không gần nhau.
                            Phan Thiết, ngày 27.6.2011
                                  NGUYENTIENDAO
                     @...hãy yêu nhau như yêu lần đầu...
                              Lời nhạc Lê Uyên Phương

NHỚ MINH !..

Một tháng qua rồi , trang Blog chúng ta
Chẳng một dòng cho bạn, đâu phải là
Bọn chúng mình quên đi bạn cũ
Mà là điều chưa biết viết ra

Bạn chúng mình, Minh đó : dễ thương
Cuộc sống gian nan với đoạn trường
Qua đến xứ người chưa hết khổ
Khổ vì gia cảnh với yêu thương

Thương cả gia đình thương chúng tôi
Khom lưng gánh vác tất cả rồi
Mẹ già vợ yếu vai nâng đỡ
Mẹ đã đi rồi, giờ bỏ vợ đơn côi

Bạn đã đi rồi ai đón đưa
Cho người vợ goá cuộc sống thừa
Gia đình chồng vợ, con chẳng thấy
Còn nghĩa gì đâu thưở xa xưa

Bạn trãi qua nghìn cưộc bể dâu
Mấy mươi năm cuộc sống dãi dầu
Chẳng lo thân bạn lo người khác
Lo bạn lo bè có hết đâu !?

Tằn tiện cho đời những xẻ chia
Dành dụm đến từng, vỏ lon bia...
Đem về gửi bạn ngày xum họp
Quà cuả Minh đây,.. xót xa chưa ?!

Giờ còn đâu nữa con người ấy
Bạn đã đi rồi xa rất xa
Những ngày đến hẹn cùng nhau họp
Nhớ mãi trong đời ...Bạn chúng ta

HÀN THU

GỢI LẠI NIỀM SẦU

Vẫn còn đây..lời thơ ngày ấy..
Biển tìm hoài thuyền ở nơi đâu.
Vầng trăng nghiêng đổ bóng hiên lầu,
Chim lẻ bạn gọi sầu đêm vắng.
Để từ đây lòng người tĩnh lặng,
Chợt đi về giấc mộng hoang sơ,
Chuyện phù du người đã hững hờ....
Bao nuối tiếc..tìm vào mộng tưởng..
Bến bờ xa lưng trời én lượn,
Ngẩn ngơ chiều, tím biếc nhớ mong.
Tháng năm dài chinh phụ hoài công..
Người đi mãi để lòng luyến tiếc.
Liễu xõa tóc, trăng gầy khóc biệt,
Dở dang rồi, giấc mộng xa khơi,
Thuyền thẩn thờ.. gọi biển chơi vơi..
Dạt bến vắng chẳng về với biển.
Đêm nguyên sơ hẹn vầng dương hiện,
Như con thuyền hẹn biển mông mênh...
Có bóng ai bước nhẹ bồng bềnh...
Chợt thoáng hiện.. nhẹ tênh tựa gió...

Truyện Ngắn

(Tiếp theo)
NGƯỜI  VỀ  BỖNG  NHỚ
     Còn Em lên Sài Gòn được 1 tháng bỏ về bán Bánh Ú lại, biết được Tôi đã ra đi nên buồn và cứ tối thứ bảy đến điểm hẹn lúc 7 giờ chờ Tôi mà nét mặt không bao giờ vui, lần đầu tiên đọc thư Tôi, Em khóc sưng mắt cả 2 ngày mà nói mọi người là đau mắt, lúc bấy giờ lá thư ở Mỹ gởi về Việt Nam phải 1 tháng mới đến tay người nhận, vì vậy nhận 1 lá thư ở nước ngoài rất giá trị hơn Vọng Phu đợi Chồng, Em đọc lá thư Tôi, đọc đi đọc lại từng chữ. Tôi và Em liên lạc thư từ gần 1 năm, gia đình Em đi Kinh Tế Mới, từ đó Tôi mất Em không còn liên lạc nữa dù Tôi bao lần gởi thư về đó.
      Từ nhớ thương, mất Em, chuyển qua bức xức, đưa qua giận dữ, thù hận theo bản năng con ngườ . Tôi quyết định thay đổi Em bằng người khác, người mới dễ nhìn, ăn nói dễ nghe và có nét giống Em, đã chia tay cuộc tình. Chính hoàn cảnh đó giúp chúng Tôi gần nhau, cảm thông vội vàng những cái Tôi đã và đang thiếu thốn cần trợ giúp.
       Nhưng không! Trùng hợp hôm ấy, trời lập đông đột ngột khác mọi năm nên không khí sáng nay thật lạnh, cái lạnh cắt xé buốt cả con người nhưng lại cắt xé hơn những con người đang ở xa nhà cần tình yêu thương cần sự ấm cúng tâm hồn, mà hôm nay Tôi lại quyết định thay đổi người tình cũ thì nhận thư Em, Tôi chới với. Đọc thư, Em cũng khắc khổ không khác gì Tôi, Em cũng nhiều lần muốn chết vì yêu thương Tôi, ở vùng sâu vùng xa nên khó thư từ liên lạc nhưng Em vẫn nhớ và yêu Tôi. Lá thư như thế làm sao Tôi không khổ đau, nhẩn tâm thay đổi một người khác trong lúc Em vẫn chờ,  vẫn đợi mà Tôi là hình bóng của Em, từ đó Tôi và Em càng tăng trọng yêu thương hơn. Lần này thư từ qua lại khó hơn, nhận thư lâu hơn do Em ở nơi rất xa bưu điện .
        Thắm thoát Tôi và Em xa nhau hơn 6 năm, cái thời gian thật dài, đoạn cuối tình yêu mờ mịt quá,  nhiều lần Tôi khuyên Em nên có Gia Đình để khỏi mất Tuổi Xuân, Em vẫn lơ. Rồi hôm ấy Tôi nhận hung tin qua lá thư, Em lấy Chồng, 1 tháng sau sẽ làm lễ cưới. Ngày Tôi đọc những dòng chữ là đúng ngày tổ chức lễ cưới Em tại Việt Nam. Lại lần nữa Tôi khổ đau, thật sự mất Em vĩnh viễn, không thư từ Em nữa để Em có Hạnh Phúc, còn Tôi phải nhờ vào men rượu dỗ giấc ngủ, thời gian khá lâu cơn đau tình ái mới hạ được. Rồi hôm ấy Tôi gặp lại người phụ nữ giống Em lần trước, Tôi tâm tình kể hết những chuyện xảy ra Tôi và Em, người phụ nữ ấy đồng tình với Tôi và đã trở thành người bạn thân tốt bụng cùng sống thử với nhau.
      Được10 năm từ lúc xa Quê Hương, nay Tôi là Kỷ Sư Compurter tốt nghiệp tại Mỹ, văn bằng có thể đi làm bất cứ Quốc Gia nào trên Thế Giới. Đó là cái giá phải trả của một người ra đi nếu muốn. Khi nhận văn bằng,Tôi có nghĩ sau này về Việt Nam dạy học hay làm một việc gì đó giúp cho Đất Nước và nhất là tạo cuốn tự điển Anh Việt cho chuẩn, đó là hoài bảo của Tôi. Nhưng giờ thì phải đi làm, may mắn Tôi có công việc làm tốt, lương tương đối cao, sau 1 năm đi làm Tôi chính thức kết hôn với người phụ nữ giống Em, từ đó Tôi quên lãng Em. Sống với người phụ nữ sinh 1 một Cháu Trai kháu khỉnh giống Mẹ, Tôi sống thật Hạnh Phúc đầm ấm mhư bao Gia Đình Hạnh Phúc khác. Nhưng Ông Trời vẫn trừng phạt Tôi, ngày Sinh Nhật đứa Con Trai 2 tuổi cũng là ngày tử của người phụ nữ giống Em do tai nạn giao thông, Tôi đau buồn lần nữa mất đi người yêu thương, Căn nhà đi làm về không có tiếng nói người phụ nữ, ăn chẳng có, ngủ chẳng có, lái xe chỉ 1 mình, nên Tôi về Việt Nam để chạy trốn cái khổ buồn.
       Việt Nam thật vui, hạnh phúc Cha Mẹ, Anh Em, Con Cháu, Bạn Bè nay khác hẳn, mọi người yên ổn tạm, sống rất vui với Tôi, cùng đi nhiều nơi với người thân nhưng rồi Tôi cũng cảm thấy thiếu cái gì đó, có cái gì đó tại nơi Tôi sinh ra và lớn lên, đó là Em. Nên quyết định tìm thăm Em không một ý tưởng gì cả bởi Em đã có Chồng Con. Hỏi thăm tìm đến Kinh Tế Mới, gặp Gia Đình Em, người Cha cụt 2 chân ngồi xe lăn, Mẹ luôn bên Cha săn sóc, Em cùng người Em Trai lo tất cả, Tôi mới biết về Em, cuộc hôn nhân của Em do 2 gia đình sắp đặt, gần như bắt buộc, Sau khi lập Gia Đình theo Chồng, sống với Chồng vài tháng không hạp phải ly dị  không có Con, Em trở lại Gia Đình ở, dạy học sống như vậy bao năm nay. Rồi mang con bệnh Ung Thư vú quái ác nhưng vì cuộc sống cứ để cho qua, mà con bệnh vẫn đeo bám ngấm ngầm dầy vò theo ngày tháng, bệnh chuyển qua giai đoạn cuối, Em mới ra vào bệnh viện tại Sài Gòn, hôm nay Tôi đến tìm, thì Em đã vào Sài Gòn ngày hôm qua. Biết thế Tôi lại càng phải đi tìm Em hơn.
       Tại Bệnh Viện Ung Bướu sau 30 phút thăm hỏi, Em đang điều trị tại phòng Hóa Trị, đến phòng là lúc Em bước ra, nhìn Em xơ xác, ốm yếu, đầu không sợi tóc, đi đứng khó. Thấy Tôi Em nhận ra nhưng tránh mặt. Tôi nhìn Em không tưởng là Em, một Cô Bé năm xưa hồn nhiên cùng câu nói “Em sẽ về thăm Anh mà”. Thế mà, thế này ư! Trong khoảnh khắc tích tắc, Tôi bước đến ôm Em vào lòng cùng những dòng nước mắt đau buồn, Em chống cự, mặc cảm đẩy Tôi ra, Tôi ôm Em chặt hơn mà chẳng ai nói với ai lời nào cùng nước mắt cả hai tự do rơi. Tôi nghĩ tại saoTôi và Em 15 năm gặp lại trong hoàn cảnh như thế này? Ông Trời khắc nghiệt với Tôi quá, có bao giờ Tôi hại ai thế mà tình yêu Tôi không bình thường như bao cuộc tình bình thường khác rồi những giây phút cảm động đáng nguyền rủa này qua đi.
      Tôi có ý giúp Em đưa qua Mỹ, sau nhiều lần hội ý, gần như các Bác Sĩ lắc đầu vì con bệnh đã đến giai đoạn cuối nên Tôi lặng yên khi nhìn Em. Rồi ngày Em ra đi, thật không tưởng Em đau nhức quằn quại từ trong xương ra, lăn lộn cấu xé theo cơn đau nhức... Em ra đi trên tay Tôi. Đám tang, Tôi muốn Em ra đi êm đềm như những dòng sông uốn khúc không  trắc trở không như cuộc tình Tôi và Em nên tổ chức đám tang để Em mau siêu thoát.
        Hôm đó, người ta thấy cái đám tang người chết là đứa Con Gái người sống, Vợ Chồng người sống già yếu bệnh hoạn lại đưa tiển Con mình đến huyệt, Cha người chết bệnh tiểu đường đã cưa đôi chân đến đùi mà vẫn tiễn biệt Con Gái đến nơi an nghỉ bằng chiếc xe lăn do người Vợ đẩy, đó là điều đau thương của đám tang lại khi hạ huyệt cái không khí trầm lặng nhiều tiếng khóc thút thít rồi òa lên bởi bài nhạc “Trở về mái nhà xưa”  do đội kèn tây hòa âm tạo cảm giác thê lương, khó giữ nước mắt bao người đưa tang, mà trong đó có một người Đàn Ông lạ, ăn mặc bộ đồ đen đàng hoàng sạch sẽ rơi nhiều nước mắt nhất. Đó là Tôi.
      Thôi ! Hãy an nghĩ nha Em ! Anh sẽ trở lại   ngày gần đây . . . 
             Phan Thiết , Ngày 26.6.2011
                  NGUYENTIENDAO 

BÀI THƠ KHÔNG VIẾT

Tặng Hoàng Lan.
Không muốn nhắc, bởi vì mình không dám nhắc
Nhắc làm chi cho nước mắt đầy vơi
Tình yêu xưa cuả ngày tháng xa khơi
Xin gói kín làm hành trang kỷ niệm

Không muốn viết bởi mình không dám viết
Viết làm chi ngày ly biệt chia tay
Hạnh phúc xưa xin chôn chặt trong ngày
Đưa tiển ấy cho một lần sau cuối

Lan thương hởi ! thôi ... xin đường bối rối
Đừng u hoài khi trên những trang thơ
Của mình đây có đôi chút hững hờ
Không nhắc nhở một bóng hình ngày cũ

Mình không viết không phải mình không nghĩ
Nghĩ rất nhiều sao cho hết tình xưa
Chuyện xa xôi cuả ngày tháng bên nhau
Hình bóng đó còn ghi lòng mãi mãi

Có những lúc bỗng nghe lòng trống trãi
Nhớ về nhau giờ còn có gì đâu ?!
Có còn chăng là cuộc sống bể dâu
Thương lắm chứ ...nhưng mình không muốn viết

Thôi Lan nhé đừng tiếc điều ly biệt
Hãy vui lên bên hạnh phúc con thơ
Bởi giờ đây bạn đã đến bến bờ
Tuy đơn lẻ..nhưng đời không đơn lẻ...

Bạn bè đây Lan ơi vui lên nhé !!
Hạnh phúc không nhiều nhưng... vĩnh viễn bên nhau
Còn hơn có nhau nhưng ngày tháng hư hao
Phải không bạn ! ...những điều mình nhắn gởi..

HÀN THU

TUỔI NÀO GIÀU CÓ?

Lâu nay bàn tán về tuổi, nào là tuổi hồng, tuổi già, nhưng quí vị đâu biết tuổi già giàu có như thế nào ?
Bạc đầy đầu
Vàng đầy răng.
Ngọc trong thận.
Đường trong máu.
Chì trong chân.
Sắt trong gân.
Và không ngừng sản suất khí thải thiên nhiên!
Chắc bạn không biết tuổi già đã tích tụ bằng đó tài sản Vậy thì chúng ta đã giàu có quá rồi,phải không ?
"Dream as if you'll live forever,Live as if you'll die today"


SỰ BÌNH YÊN
Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một. Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên chút nào! Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự… “Ta chấm bức tranh này!” – nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong trái tim mình. Đó mới là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.
---oOo---
…Có khi nào bạn cảm thấy thật cô đơn, mặc dù xung quanh bạn vô cùng ồn ào, náo nhiệt? Bởi vì bạn chẳng nhận được chút thân thiện nào từ đám đông ấy cả… …Nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc, dù bên cạnh bạn chỉ có một người? Đó là khi trái tim bạn vừa nhận được một tín hiệu thân thương từ người ấy – một người mà bạn vô cùng yêu mến…

LOI VAN NGAN 100 TU .

Tặng  BÍCH   LOAN
HÃY  CAN  ĐẢM 
      
       Người Bạn trong buổi Họp Lớp mà cả 36 năm mới gặp lại, thật vui cảm động, hát với nhau rồi cùng nhắc những chuyện xa xưa, ai cũng nói như trút hết những gì 36 năm không gặp để trút, sau cái chung là riêng, được biết người Bạn một mình cầy, nuôi Chồng Bệnh K đã 18 năm cùng 2 Con ăn học mà vẫn vui vẻ. Không ! Tôi đọc được trên ánh mắt Bạn nhiều ưu phiền chưa giải tỏ mà vẫn cười.
      Hãy can đảm. Đó là điều Tôi muốn chia sẻ với Bạn thật tâm .
  
                   Phan Thiết , Ngày 25.6.2011
                        NGUYENTIENDAO 
  @ Kẻ nào cố tìm được người Bạn hoàn hảo thì suốt đời không có Bạn Bè
                       Ngôn Ngữ Thổ Nhĩ Kỳ

Với Cả Nỗi Niềm

Hơn lúc nào hết tôi nhớ chàng lạ lùng! Nỗi nhớ day dứt làm ứa nước mắt, nghẹn ngào dâng lên mi. Chàng giờ này vời vợi tận phương trời nào, đã là mờ mịt tất cả. Trông ngóng nhau từng phút giờ thương nhớ. Chàng đã vượt khỏi tầm mắt tôi nhìn, vượt xa những điều tôi biết... Và không gian bỗng mênh mông vô cùng.
Sáng hay chiều, ngày hay đêm, mưa hay nắng thì cũng từng ấy nhớ nhung, từng ấy tẻ nhạt, từng ấy buồn bã chỉ có mình tôi với nỗi trống trải vô bờ bến.
Chàng đã xa tôi...
(Thương tặng Hoàng Lan)

LOI VAN NGAN 100 TU .

    Thân tặng Người Bạn  
                                    MỘT  CHÚT  THANH  NIÊN 

         Hai Thằng tuổi U60, hôm ấy vào một quán Café thanh lịch, khách khứa toàn những vị khách lịch sự tao nhã, Hai Thằng say sưa nói chuyện, đề tài cách sống tuổi U60. Sống sao cho ra sống, ra hồn. Bỗng xuất hiện một Cô Bé tuổi U30 tràn đầy nhựa sống, ăn mặc thật đẹp, gợi cảm để lộ bộ ngực tròn đầy trắng phếu, làm hai Thằng nhìn theo Cô Bé một chút quên lãng tuổi U60 và cách sống đang nói dở dang.
         Có lẽ tích tắc một chút Thanh Niên quay lại trong hai Thằng .
                           Phan Thiết , Ngày 3.3.2009
                                NGUYENTIENDAO
            @ Luôn làm chủ dù ở nơi nào ,  tuổi nào, Tôi vẫn là Tôi .
                                                                           NTD

NGÀY TRỞ LẠI (8)

Ngày thứ 5, gần trọn ngày tôi một mình lang thang qua phố, qua những con đường ngày trước tôi hay đi, ghé những quán xưa tôi hay đến. Ghé bãi biển Thương Chánh, bãi biển thân yêu tôi hay tắm mỗi cuối tuần. Nhìn ra: vẫn chân trời rộng mở, gió vẫn thổi, mây vẫn bay, trời xa vẫn long lanh...Ngồi một mình trong quán nhỏ nhớ lại những nơi mình đã đi qua, những chuyện mình đã gặp phải. Phan Thiết lớn mạnh ghê gớm so với ngày trước tôi sống. Nào phố xá, nào lâu đài, nào đường xá to đẹp và hiện đại. Có thể nói không ngoa rằng nó lớn mạnh gấp trước chục lần.
Người Phan Thiết thì cần cù chịu khó và rất hiền hòa, thực tế. Học sinh cũ ở Phan Thiết có lẽ là một trong những nơi học sinh có tình cảm thầy trò sâu đậm nhất.
Dù chúng là giám đốc một công ty, chủ tịch một hiệp hội, quan chức lãnh đạo trong chính quyền hay anh nông dân trồng lúa, trồng thanh long...dù chúng là ông tiến sĩ dư sức dạy lại thầy giáo cũ của mình hay anh ngư dân bỏ ngang sự học nửa chừng vì sinh kế, gặp nhau chúng đều "mày tao chi tớ" vui vẻ như khi cùng nhau ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt chúng rất thương mến, lễ phép kính trọng thầy giáo cũ.
Ôi trên đời này mà đâu cũng như thế thì cuộc sống đẹp biết bao!
Tôi cũng được biết một số lãnh đạo của tỉnh bây giờ, trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...có nhiều vị là học sinh cũ của tôi.
Những ngày trở lại Phan Thiết, các em học sinh cũ thường hỏi tôi ngày nào tôi ra đi. Tôi trả lời chúng là tôi phải vào Sài Gòn có công chuyện, có thể là ngày thứ 5, có thể là ngày thứ 6 và cũng là ngày thứ 7. Sở dĩ tôi dùng dằng chưa quyết được, một phần thì tôi còn luyến lưu nơi ban đầu tôi dạy dỗ, một phần sợ biết được ngày ra đi các em tiễn đưa gây trở ngại thì giờ của chúng. Tôi thích làm việc âm thầm lặng lẽ và nhất là tránh làm phiền người khác.
Tôi đã dặn kỹ Diễn, người bạn chủ nhà tôi ở lại, đừng cho các em học sinh biết ngày ra đi của tôi. Sáng ngày thứ 6 tôi quyết định ra đi. chuẩn bị xếp quần áo vào túi xách thì đột nhiên một chiếc xe du lịch đời mới đổ ngay trước cửa nhà.
- Thưa thầy, thầy sắp đặt xong xuôi chưa, xin mời thầy lên xe em sẽ đưa thầy vào Sài Gòn. - Em là ai ? Em được ông Ẩn thuê và giao trách nhiệm đưa thầy an toàn vào Sài Gòn
Quay qua Diễn tôi ngỡ ngàng: - Thế này là thế nào?
Diễn phân trần: _ Cậu cứ khăng khăng không cho ai biết. Nhưng Ẩn có nói riêng với mình là cho anh ta biết ngày giờ ra đi của cậu trước nửa tiếng đồng hồ mà đừng cho cậu biết. Hồi nãy ăn sáng xong, cậu quyết định đi, mình mới nháy máy cho Ẩn nên Ẩn cho xe đến đón cậu. - Thế thì làm phiền Ẩn quá! Lấy tay vẫy người lái xe đến gần: Thầy cho em được phép về. Em nói lại với Ẩn là thầy đã đón xe đi trước đó rồi. - Không được đâu thầy ơi, làm vậy không những mất uy tín của em và chưa chừng em còn bị trách mắng nữa. Diễn xen vào : Ẩn đã có lòng tốt như vậy mà cậu còn từ chối thì cũng phụ lòng người ta. Thôi xếp đặt mà lên xe cho rồi.
Xe lăn bánh qua các phố phường rồi bỏ lại thành phố sau lưng. Tôi ngoảnh trông trở lại mà thấy rưng rưng khóe mắt. Đường vào Sài Gòn rộng thênh thang xe chạy êm re. Không khí mát lạnh tỏa ra xoa dịu phần nào xao xuyến trong lòng tôi...
Sau ngày trở lại, tôi được tuyển dụng làm giáo viên Văn ở Phan Thiết. Lớp học tôi dạy bây giờ là một hội trường lớn. Học sinh quá nhiều. Đa số bọn chúng đều lớn tuổi , tóc hoa râm, có em tóc bạc trắng. Giờ lên lớp tôi giảng cho chúng biết Văn chương là gì, mười lăm năm luân lạc của nàng Kiều, Nỗi khắc khoải đợi chờ của người chinh phụ....
Lát sau, không biết sinh viên ở đâu đến đứng chật ngoài hành lang . Lại thêm có cả trẻ con nữa.
Ủa sao kỳ vậy? Tôi hỏi một học sinh đầu bàn thì được biết đó là con và cháu của bọn chúng. Cao hứng tôi giảng thêm văn nghị luận đến đoạn: “ người ta lúc tuổi càng cao, kinh lịch càng lắm, bấy giờ mới biết sự đời là khó, tài mình là hèn, chân đã mõi, đường còn xa, lòng hy vọng mỗi ngày một nhạt…(1) “ thì có tiếng chuông reo hết giờ. Tôi giật mình tỉnh giấc. Ôi! Đó chỉ là một giấc mơ! – Thầy không ngủ nữa à? Người tài xế hỏi. – Sao thầy ngủ mà em không kêu? – Em đóan mấy ngày nầy thầy vào thăm, thầy đi đây đi đó, tiếp xúc nhiều với người thân, học trò cũ chắc thầy mệt . Xe mới chạy ra khỏi Phan Thiết một đoạn thì thầy đã ngủ, mà lại có ú ớ gì nữa! – Thầy mơ thầy giảng bài em ạ.
Đó là giấc mơ trong suốt cuộc đời tôi. Sẽ không bao giờ trở lại, thời gian đã trôi qua mất rồi, chỉ còn: “ Khi mơ những tiếc khi tàn, Tình trong giấc mộng, muôn vàn cũng không (2) Hiện tại tôi chỉ còn một giấc mơ, được thỉnh thoảng trở lại Phan Thiết, thành phố dấu yêu của tôi. Ở đó tôi còn một ít bạn cũ, ở đó có nhiều học sinh thương mến tôi và cũng ở đó tôi đã mở màn bài giảng đầu tiên trong cuộc đời mình….
Chú thích :(1) văn Nguyễn Bá Học, (2) Chinh Phụ ngâm
Huế, tháng 10 năm 2006
Nguyễn Văn Hiền

NGÀY TRỞ LẠI (7)

          Ngày thứ 4, tôi để dành thăm viếng những người thân quen cũ. Đến thăm căn nhà trọ nằm giữa khu vườn rộng tôi ở khi còn độc thân, nay đã chia năm xẻ bảy. Miếng thì bán cho người khác, miếng thì chia cho các con, bán qua bán lại, làm nhà, làm quán, cái thấp cái cao. Qua mấy đoạn quanh co tôi mới vào được căn nhà cũ. Vẫn còn đó bàn thờ trên tủ búp-phê, còn đó cái sập bằng gỗ trắc, bộ bàn chữ H tôi đã dùng để tiếp bạn bè, cùng học sinh, nói chuyện văn chương, học hành, thi cử… Nhưng người xưa nay còn đâu. Chủ cũ đã quá vãng. Các đứa nhỏ trong nhà hay quay quần quanh tôi mỗi khi tôi rãnh rỗi bắt kể chuyện, nay chúng đã có chồng, có vợ ở xa rồi. Chỉ còn một người con ở lại lo hương khói, mở một quán cơm nhỏ sống qua ngày…
          Thăm căn nhà thứ hai tôi thuê khi đã có gia đình, thì trái ngược với căn nhà trước, giờ đây là một căn nhà lầu khang trang, không còn dấu vết gì của căn nhà cũ. Hỏi thăm mới biết bây giờ nó thuộc chủ mới. Chủ cũ không ai biết ở đâu. Cảnh cũ duy nhất còn nhận ra được là cây chùm ruột ở đầu ngõ, oằn mình theo năm tháng… Ghé thăm một số bạn bè quen biết ngày xưa, chỉ có một số ít còn khỏe mạnh, nhà cửa tương đối tươm tất, con cháu sum vầy…số còn lại có người đã mất, có người già yếu đi đứng khó khăn, có người lưu lạc tận phương trời xa…
          Đặc biệt có người mất trong hoàn cảnh hết sức nghèo khổ như thầy Diệc dạy hội họa, gia đình không có tiền chu cấp thuốc men và lo tang lễ. Học sinh cũ đã đứng ra kêu gọi đóng góp lo chu toàn mọi thứ cho thầy. Trọn vẹn nghĩa tình…thật xúc động làm sao! Có người sống trong tình cảnh đau yếu liên miên như thầy Chung, thầy Ân…
          Tôi ghé thăm thầy Ân lúc chiều tà trong khuôn viên chùa Vạn Thiện. Thầy đã gắn bó với công việc dạy dỗ ở đất Phan Thiết trên 40 năm. Thầy không lập gia đình, cuối đời thầy nương nhờ cửa Phật, tá túc trong một căn phòng nhỏ biệt lập phía bên trái ngôi chùa. Tiếp tôi thầy không ngồi dậy nổi, nằm co ro trên giường. Tôi hỏi : - Tuổi già một thân một mình lại hay đau yếu, sao thầy không ” qui cố hương” ? Thầy cho biết anh chị em ở quê nhà đều đã có gia đình riêng, bận bịu con cái. Vả lại thầy đã sống ở đây quá lâu, người cảnh và đất ở đây đã thấm vào máu thịt của thầy, thầy bỏ đi không được. – Những lúc đau yếu thế này ai lo cho thầy miếng cơm, miếng cháo?  Tự mình lo liệu là chính. Trầm trọng lắm mới rung chuông nhờ đệ tử. Ngoài ra thông cảm hoàn cảnh của tôi, có một số học sinh cũ luân phiên ghé thăm.
          Nghĩ đến ngày trước khi cùng dạy với tôi, cuối tháng lãnh lương, phần lớn tiền có được thầy đều mua sách vở, tạp chí… Tôi ái ngại: Những lúc phải nằm viện, thầy có đủ tiền để trang trải mọi chi phí không? – Làm sao có đủ được, khi đó tôi phải viết. Tôi ngạc nhiên: Đã nằm viện làm sao đủ tinh thần và nghị lực để viết, vả lại thù lao có đáng là bao. Một cánh tay đập yếu ớt xuống giường: - Không phải, tôi viết vài dòng cho ban liên lạc cựu học sinh. Chúng liên hệ học sinh cũ ở đây và ở nước ngoài giúp đỡ. Ngoại trừ trường Phan Bội Châu còn tồn tại, còn các trường Tư Thục khác trước đây đều phải giải thể. Dù tồn tại hay giải thể, chúng đều có ban liên lạc cựu học sinh riêng của từng trường. Hóa ra là thế mà tôi cứ tưởng... - Thầy đã có lần nào làm như vậy chưa ? - Có một lần, lần đó tôi suýt chết. May mà… - Thế lần này thầy đã viết chưa? – Chưa và có lẽ không. Còn ngo ngoe được thì không nên làm phiền chúng, tội nghiệp. Tôi ra về mà lòng ngổn ngang trăm nỗi…

NGÀY TRỞ LẠI (6)

          Ngày thứ 3 ở Phan Thiết tôi để dành cho môt nhóm học sinh cũ của trường Phan Bôi Châu gặp gỡ. Chúng được tin tôi vào và muốn mời tôi đi chơi Mũi Né, Hòn Rơm.
          Ẩn và hai học sinh cũ đưa xe đến đón tôi. Thầy trò tôi trực chỉ ra hướng Mũi Né.
          Khác xa với ngày xưa đường nhỏ hẹp, nhiều đoạn bị cát lấp đầy đi rất khổ sở thì ngày nay đường ra Mũi Né rất tốt và rộng rãi. Chẳng mấy chốc xe đã đến chỗ Lầu Ông Hoàng, nơi ghi dấu mối tình bất hủ trong thi ca giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, nay chỉ còn một nền nhà trơ trọi thi gan cùng tuế nguyệt. Cạnh Lầu Ông Hoàng là một lô cốt hình tứ giác đã có từ lâu cao ngất ngưởng, rêu phong xám xịt. Bên trái bây giờ là làng biệt thự 192, các biệt thự kiểu tây phương xếp theo hàng ngũ trật tự rất sang trọng. Đến đoạn đá Ông Địa, cây cối xanh tươi lại có thêm một cái miếu khá to. Càng ra xa các khu resort nhà hàng nối tiếp nhau dọc theo hai bên đường. Được biết ở Việt Nam có khoảng 100 resort thì ở Bình Thuận chiếm hết 70. Một sự phát triển hết sức khâm phục!
          Khu Mũi Né Hòn Rơm cảnh quan hùng tráng, đường xá nhấp nhô uốn lượn, đất đai còn nhiều đang trong giai đoạn qui hoạch, cải tạo và xây dựng. Ba mặt đều là biển cả không khí trong lành. Đây chính là viên ngọc mà tạo hóa đã ưu ái ban cho đất Bình Thuận, chứa đựng tiềm năng du lịch rất lớn.
          Chúng tôi nghỉ trưa ở một nhà hàng. Thầy trò tâm sự hết sức chân tình và cởi mở. Đến tối có một nhóm học sinh cũ khác của trường Phan Bội Châu họp mặt ở quán café Win do Ẩn làm chủ, chúng chưa biết tôi có mặt ở đây, nên Ẩn muốn mời tôi tham dự. Tôi và Ẩn đi vào phòng, thấy đã có nhiều người ngồi nói chuyện ở đó. Cầm tay tôi Ẩn giới thiệu: giới thiệu với các bạn đây là thầy Hiền, thầy cũ dạy văn của chúng ta, đã 32 năm rồi thầy mới có dịp trở lại. - Chào các em. Rất hân hạnh được gặp lại các em. Sang đẩy ghế đến ôm tôi nói trong xúc động: - Thầy hả thầy?  bọn em khi ngồi nói chuyện với nhau thường hay nhắc đến thầy. Em hình dung thầy bây giờ tóc đã bạc, tay chân run rẩy, đi đứng lụm khụm….Bây giờ gặp thầy, trông thầy khỏe mạnh, có phong độ nữa, sao hay vậy thầy? - Nhờ trời. - Nhưng bề ngoài thầy khác trước nhiều lắm, bọn em không tài nào nhận ra được. - Cũng do trời. Hơn nữa thầy trò ta xa nhau quá lâu rồi, biết bao vật đổi sao dời rồi còn gì? Một em chất vấn: Bọn em thỉnh thoảng hỏi nhau tin tức về thầy, nhưng chẳng ai biết, sao thầy dấu kỹ vậy thầy? Thầy tự xét mình chẳng có chút công danh sự nghiệp gì ở đời nên ẩn dật và chỉ biết cặm cụi làm lụng để nuôi con ăn học nên người. - Thầy có mấy người con hả thầy ? - Nói ra các em đừng cười, thầy thuộc diện lạc hậu, có 6 con. Có vài tiếng thở dài , kèm theo một tiếng than : trời!
          Ẩn bước ra khỏi ghế để nghe điện thoại rồi bước vào phòng nói : Xin thưa với thầy, có một số bạn học cũ của chúng em ở thành phố (1) về nghỉ lễ sắp đến đây. Gặp thầy ở đây chắc chúng ngạc nhiên lắm! Thế Ẩn đã cho chúng biết thầy ở đây chưa. - Dạ chưa. - Tốt. Một lát sau bọn chúng vào, các hàng ghế được ngồi kín, chúng hỏi thăm nhau từng người ngày trước học B mấy, em thì nói B1, em B2, B3….Đến lượt tôi, Lạc (sau tôi mới biết tên) chỉ tay vào tôi : - Ông B mấy ? - B3 - Hèn gì ta thấy mặt ông quen quen.
          Ẩn xen vào, giọng nghêm nghị : Lạc, đó là thầy của bọn mình ngày trước, Ông quên rồi sao? Lạc chưng hửng: - Ơ, ơ... Mầy có nhớ thầy Hiền dạy văn bọn mình không ? Lạc hướng về phía tôi : - Trời!... Chào thầy! Thầy tha lỗi cho em không nhận ra! . Tôi an ủi: không sao! Trái lại thầy cảm thấy vui là đằng khác. Vì chắc thầy cũng còn trẻ nên em mới hỏi học B mấy chứ! Cả phòng cười rộ lên vui vẻ
          Chuyện cũ, chuyện mới cứ thế tiếp tục cho đến khuya.
Chú thích : (1) Thành phố Hồ Chí Minh

Lời văn ngắn 100 từ

TÍA 
          Tía lam lũ, chụp nôm bắt từng Con cá bán để có tiền nuôi Chị Em Tôi ăn học và mong có Chồng đàng hoàng.
          Đúng ý Tía, Tôi có Chồng Gia Đình đàng hoàng, vài năm sau Em Gái lại lấy Chồng, còn 1 mình nên Tía vẫn công việc ấy mà nay đã trắng đầu. Bao lần Chị Em Tôi năn nỉ Tía về với Con mà Tía khước từ.
          Lần này về thăm, Tía lưng khòm, ngủ 1 mình nên lại lục đục trăn trở cả đêm. Tôi khóc, ở với Con nha Tía !
       Tía vẫn KHÔNG .

  Phan Thiết , Ngày 21.6.2011
       NGUYENTIENDAO
@  Má là giọt nắng ấm áp đời Con.
      Vậy Tía là  . . .  gì của đời Con ? 
                                         NTD 

Nói Đôi Điều Nhân Ngày Đầy Tháng

          Chúng ta vui mừng trang hocsinhchinhtam.blogspot.com hoạt động tròn một tháng. Với nhiều bài vở được đăng, với nhiều người truy cập làm cho trang blog rộn rịp hẳn lên. Nhiều nhất là những bài thơ mượt mà của thi sĩ Hương Trà lâu nay. Rồi thật bất ngờ một nhà thơ mới đầy nội lực Hàn Thu bấy lâu im tiếng, nay xuất hiện với vần thơ ngọt ngào. Rồi những bài văn súc tích của nhà văn mới xuất hiện trên trang blog vàng Thầy Hiền, Đình Nhân, Tiến Đạo, Thanh Liên… Và có sự đóng góp không nhỏ của các phu nhân và các đức lang quân âm thầm hỗ trợ cho vợ chồng của mình viết đăng bài.
          Con người ta ngày đầy tháng là ngày quan trọng phải làm lễ cúng mụ bà và ăn mừng; để cám ơn mụ bà đã nặn ra đứa nhỏ và ăn mừng đứa nhỏ vượt qua non nớt để sống. Nói thế để thấy mọi sự khởi đầu nan, trang blog hocsinhchinhtam.blogspot.com đã sống với chúng ta một tháng với sự chăm chút của mọi người thì tôi tin rằng nó sẽ lớn mạnh tới lễ mừng đầy tuổi và thôi nôi.
          Tôi cũng tin rằng còn nhiều bạn chưa biết chưa có điều kiện vào trang blog, cũng như chưa mạnh dạn đăng bài viết, chúng ta nên nhớ trang blog dành chia sẻ viết những gì mình gặp hằng ngày trong cuộc sống trong lúc đi chợ, trong lúc nấu ăn hay trong lúc gặp nhau nhắc chuyện xưa gì đó. Nói chung bài viết của chúng ta ví như món ăn dành nuôi đứa nhỏ.
Còn nữa chúng ta có thể ngâm thơ hay ca hát cho nó nghe nó ngủ, cho
con của chúng ta nó sống mạnh sống khỏe mau lớn vậy mà !
Tấn Hùng

Ngày trở lại (5)

Và bây giờ tôi trở lại Phan Thiết sau 32 năm xa cách. Đón chuyến tàu 2 giờ sáng từ Huế vào đến ga Mường Mán thì trời sẩm tối. Tôi kêu xe thồ chở về thị xã Phan Thiết. Về đến Phan Thiết thành phố đã lên đèn, đường phố sáng trưng. Tôi nhờ anh xe thồ hỏi khách sạn thì hầu hết khách sạn đều “cháy” (1) phòng. Vì gần đến ngày 30/4, khách du lịch các nơi đổ về quá nhiều. Chỉ còn vài khách sạn còn phòng VIP, thì với thân phận của tôi, tôi không dám thuê. Trước khi vào đây, một số học sinh cũ của tôi muốn đón tôi và bố trí cho tôi chỗ ở trong khách sạn. Nhưng tôi không muốn phiền lụy đến chúng, nên đã từ chối và xin được tự nhiên. Tôi đành tìm địa chỉ của một người bạn cũ. Lanh quanh một lúc mới tìm được căn nhà bạn trong khu tập thể 36 héc- ta.
-A, thầy Hiền, sao cậu vào mà không điện cho mình biết để lên đón? Bạn tôi đon đả hỏi.
-Thôi, phiền, cậu làm như mình là cấp lãnh đạo ấy à? Mình là dân thường từ lâu rồi thì xin "lai vô ảnh, khứ vô hình" thôi.
Bạn bè xa cách từ lâu, nay gặp lại hàn huyên tâm sự suốt đêm dài, chỉ chợp mắt được trong chốc lát thì trời hừng sáng. Ăn sáng xong, mượn xe Honda người bạn chạy một vòng. Sao Phan Thiết lạ thế này? Phan Thiết của tôi ngày xưa đâu? Tôi chẳng phát hiện được đâu là phương hướng, bị lạc đường, đành hỏi đường về nhà bạn. Nghĩ rằng mình còn mệt, tâm thần chưa ổn định nên hoa mắt chăng? Thôi nghỉ ngơi đã rồi hãy tính.
Chiều tôi nhờ người bạn chở vào trung tâm thành phố. Cầu sắt bắc qua sông Cà Ty ngày nào được thay bằng một cây cầu rất đẹp, có dạng cầu treo. Cầu Trần Hưng Đạo và tượng Trần Hưng Đạo vẫn còn đó. Chiếc cầu gỗ nối đường Hải Thượng Lãn Ông và đường Đồng Khánh (bây giờ là đường Trần Phú) không còn nữa, thay vào đó là cầu Dục Thanh làm bằng bê tông cốt thép nhìn thẳng lên trường Dục Thanh, nơi thủa xưa Bác Hồ dạy học. Hai bên sông chảy qua thành phố được kè đá gọn gàng tạo thành một khoảng không gian thoáng đãng.
Ghé vườn hoa Lầu nước với bồn nước có mái hình lục giác rất độc đáo của kỹ sư hoàng thân Souphanouvong thiết kế. Tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam nhưng không ở đâu có bồn nước đẹp bằng. Ngày trước vườn hoa còn đẹp hơn nhờ hàng cây Vông cao vút, mỗi cây cao to bằng cỡ 2 người ôm, được trồng theo hàng lối. Lá chúng thưa thớt, tạo cho vườn hoa thoáng đãng và rộng rãi. Cánh hoa sắc nét tạo thành những chùm hoa cứng cáp màu đỏ rất tươi trên nền trời xanh thẳm. Còn gì đẹp bằng! Chúng tạo thành một nét rất riêng, chỉ ở Phan Thiết mới có!
Cùng với gánh nặng thời gian chúng đã lụi tàn. Thay vào đó là những hàng cây xà cừ. Thật đáng tiếc làm sao!
Đường sá ở trung tâm thành phố sạch sẽ quá, nhà cửa hai bên đường thay đổi quá nhiều. Nhà đẹp hơn to lớn hơn. Thật khó mà tìm thấy một ngôi nhà cổ ngày trước!
Ra khỏi thành phố là những đường ngang đường dọc mới mở rộng thênh thang, lâu đài san sát. Khách sạn mọc lên như nấm, nhiều nhất và sang trọng nhất có lẽ là đường Nguyễn Tất Thành và bãi biển ở Đồi Dương. Cạnh đó lại có một sân Golf lớn nũa chứ!
Chỉ có các trường học là còn dáng dấp cũ. Trường Phan Bội Châu vẫn như ngày nào: tường màu vàng cạnh những cây ngủ chiều màu xanh im lìm, bụi trúc già bên giếng nước cuối phòng hiệu trưởng. Có khác chăng là người ta đã xây thêm một dãy nhà lầu 2 tầng song song với dãy lầu phía bên trái, tượng cụ Phan Bội Châu ở giữa sân. Còn hai bên mặt tiền đường hàng quán chi chit làm cho ngôi trường lọt thỏm vào sâu hơn…
Các trường Chính Tâm, Bồ Đề, Tiến Đức không còn nữa mà thay vào đó là trường chuyên, trường mẫu giáo và cơ quan công quyền của nhà nước.
Ngày hôm sau là ngày 30-04 tôi tham dự buổi họp mặt của học sinh cũ trường Chính Tâm. Vì trường Chính Tâm không còn nữa nên các em thuê hẵn một quán rộng ở bãi biển Đồi Dương làm nơi hội ngộ. Đồi Dương là một bãi biển đẹp, quán xá ngăn nắp, thức ăn thức uống đa dạng, cộng thêm bóng mát cùng tiếng vi vu bất tận của các hàng dương tạo cho ta một cảm giác thoải mái, một nơi họp mặt lý tưởng.
Đến 9 giờ các em đến tham dự khá đông. Có người từ Phan Rang, Phan Rí vào, có người Sài Gòn Vũng Tàu ra…Gọi là các em vì chúng là học sinh cũ của tôi. Đa số chúng trên dưới U 55, có một số lên chức ông bà nội, ông bà ngoại rồi. Phần lớn chúng không nhận ra tôi. Chỉ có một số em ở Sài Gòn thỉnh thoảng gặp tôi khi tôi có công việc vào trong đó mới biết. Khi được giới thiệu, bọn chúng xúm lại chào hỏi tôi rối rít :
Trời ơi! Thầy là thầy Hiền dạy văn hả? – Thầy còn trẻ quá thầy ơi ! – Thầy phong độ quá thầy ơi ! Chúng hỏi tôi đủ chuyện, nhiều quá tôi không thể trả lời hết được. Đáp lại tôi xin chào tất cả, và hỏi thăm sức khỏe, hoàn cảnh sinh sống…một số em mà thôi.
Tham dự buổi họp mặt nầy về phía thầy giáo cũ có tôi từ Huế vào, thầy Hinh từ Sài Gòn ra và một số thầy ở Bình Thuận. Tội nghiệp nhất là thầy Chung già yếu đi không được mà cũng nhờ người cháu dìu đến.
Nhân, một cựu lớp trưởng ngày trước, khai mạc buổi họp măt rồi giới thiệu và mời các thầy, cô phát biểu ý kiến. Đến lượt tôi, tôi mới nói được vài câu thì thấy có cái gì nêm cứng ở cổ họng và nước mắt tuôn trào… Đến phần thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác, trong làm ăn kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…chúng thảo luận có thứ lớp và cặn kẽ.
Đến trưa là phần nhập tiệc. Bày vẻ đủ món giống như tiệc cưới. Các món đều là “cây nhà lá vườn” hải sản tươi sống của đất Bình Thuận rất ngon lành. Nhưng hầu hết mọi người đều ham tâm sự, thăm hỏi nhau, nên chẳng thiết ăn uống là mấy.
Đến phần văn nghệ, ngoài loa thùng micro thuê sẵn, chúng còn đem đến đờn địch tự bao giờ. Các “ ca sĩ” nghiệp dư trình bày các ca khúc ngày xưa có, nay có, một cách hồn nhiên yêu đời. Xen giữa các ca khúc là các chuyện kể vui buồn trong đời học sinh và trong cuộc sống. Nét đặc biệt là chúng thách nhau đọc các bài thơ, bài văn đã học như “kẻ sĩ “, “Chí làm trai” (Nguyễn Công Trứ) , trích đoạn truyện Kiều, Chinh phụ ngâm….Ai đọc sai hoặc thiếu thì phải chịu phạt…một vài chai hoặc một thùng bia! Ai khỏe cứ vui, ai mệt thì ngồi thả lưng lên ghế xếp, hưởng gió biển. Cuộc vui cứ thế kéo dài cho đến chiều.
Cuối cùng giờ chia tay cũng phải đến. Chúng bịn rịn chúc tụng nhau và hẹn ngày tái ngộ. Người đón xe ra phía Bắc , kẻ xuôi vào Nam, người còn ở lại thì cùng bạn bè ở Phan Thiết chia thành nhóm nhỏ vui chơi. Tôi cùng các em gặp gỡ, vui trọn một ngày cũng thấy mệt nên xin được về nhà nghỉ ngơi.

*Chú thích 1 (cháy là hết phòng)
(còn nữa)

Chúc mừng Blog tròn 1 tháng

          hocsinhchinhtam.blogspot.com chính thức hoạt động vào lúc 18 giờ 18' ngày 20/5/2011. Đến nay đúng 1 tháng. Đã có 2.740 lượt vào xem. Gồm: VN 2256, USA 441, Đức 12, Na Uy 11, Malayxia 11, Anh 8, Nga 1. Bình quân mỗi ngày có trên 90 lượt vào trang Blog. Tổng số bài đã đăng: 120 bài, bình quân 4 bài mỗi ngày.
          Blog Học sinh Chính Tâm chân thành cám ơn tất cả các anh chị và các bạn đã đến với hocsinhchinhtam.blogspot.com. Đặc biệt cám ơn 2 anh Tấn Hùng, Sĩ Đức và các bạn Thanh Liên, Hương Trà, Hàn Thu, Tiến Đạo, Lê Lành, Bích Loan, Phan quay, Julie...đã đăng bài, nhận xét và góp tiếng nói cho Blog.
          Rất mong các anh chị, các bạn tiếp tục ghé thăm trang Blog và cộng tác để hocsinhchinhtam.blogspot.com ngày càng phong phú, hấp dẫn, thiết thực mang những điều tốt đẹp đến cho người và cho đời.
          Xin chân thành cám ơn./.

Truyện ngắn

NGƯỜI VỀ BỖNG NHỚ
         Tôi và Em học chung trường, Tôi hơn Em 2 lớp, cứ chờ đón lén nhìn Em chứ không dám nói với Em lời nào. Hôm ấy một ngày đẹp trời Tôi trễ chờ đón khi tan học, Em đi chiếc xe đạp vô tình sên xe cuộn áo dài, làm rách kéo dài lòi nguyên cả lưng mà biết bao người đứng nhìn làm Em vô cùng mắc cở. Tôi đến thấy Em liền ra tay trong tích tắc không lo nghĩ “Anh Hùng cứu Mỹ Nhân” nhào đến cởi cái áo trên mình đang mặc trùm vào Em, từ đó Tôi quen  Em .
        Rồi năm 1977 Tôi rớt Đại Học về nhà đi làm Phụ Hồ do gia đình không khả năng nuôi ăn học và cũng là tháng ngày Em phải bỏ học để phụ nhà bán Bánh Ú. Thế nên mỗi tối thứ bảy hằng tuần lén lúc gặp nhau đúng 7 giờ tại địa điểm đó, do tương lai không rõ, cả 2 không thể đặt vấn đề nên phải lén lút giữ cái chung, cái đẹp mà  chưa một lần vì Em là Em. Tôi luôn ngại ngùng đến nhà Em, cần thiết để gặp nhau, Tôi ngang qua nhà huýt gió bài hát “Nock three time” là Em bước ra cười như bắt được tín hiệu, nên nhớ những năm đó hầu như nhà nào cũng không có điện thoại, nói chi điện thoại di động như hôm nay. Khi Em nhận được tín hiệu là hiểu, tối nay 7 giờ gặp nhau tại địa điểm đó.
       Thời gian cứ trôi, sáng Tôi cứ ghé Em mua Bánh Ú cười với Em, rồi mới đi làm, nhiều lúc ăn ngán tới cổ họng, ngủ nằm mơ thấy người mọc thật nhiều Bánh Ú, thành đôi cánh rồi cùng nắm tay Em bay bổng, thế mà Tôi vẫn mua bánh để gặp nhìn Em, nói với Em vài ba câu vớ vẩn mà Tôi thấy vui ấm lòng trong ngày, còn Em cười vui hồn nhiên vui sướng trong ngày.  
         1 năm sau . . . ngày ấy đến, sáng hôm đó như thường lệ Tôi đến mua bánh, nhưng lần này khác, sẽ tặng Em món quà mà Tôi mới lãnh lương hôm qua, mua tặng Em để tỏ rằng Anh luôn và mãi yêu Em, đến nơi Tôi nhìn thấy Em thật lạ có vẻ già dặn, chửng chạc hơn hôm qua, do sửa soạn son phấn, mái tóc uốn cong, mặt đỏ hồng tay chân đỏ chét, mà bao năm nay Tôi chưa hề thấy Em như thế, chưa kịp mở miệng Em lại khoe Tôi “Vài ngày nữa Em lên Sài Gòn phụ bán café”. Tôi chưng hững muốn Em đừng đi, chận việc đi làm của Em cùng những lời ấp ủ lâu nay nhưng không can đảm, nói làm gì ! Có được không ? Sự im lặng của Tôi có nghĩa là mất Em vĩnh viễn. Mấy ngày cuối Tôi vẫn đến Em nhiều hơn với khuôn mặt buồn nhìn Em, có lần Em hỏi Tôi “Anh buồn hả?” Tôi cười ngượng ngập lắc đầu, Em nói “Em sẽ về thăm Anh mà !” rồi nắm bàn tay Tôi. Đó là những phút giây sung sướng cuối cùng yêu thương của Em dành cho Tôi.
       Ngày Em lên Sài Gòn, cũng là cái đêm khủng khiếp trong đời Tôi, cái đêm không sao quên được, cái đêm luôn nghĩ vĩnh viễn xa Em. Khi buổi sáng Em ra đi, Tôi bỏ việc lang thang đau lòng như đã mất cái gì đó huyền bí, ghé nơi Em bán, nơi đây hôm nay trống vắng, không có Em Tôi lại đau thêm, đêm đó không sao ngủ được lại lang thang, qua nhà Em, nơi Em bán, trường hoc, điểm hẹn 7 giờ, nơi nào Tôi cũng dừng lại để thưởng thức cái hương thơm trong sạch như có Em bên cạnh. Rồi cứ đi trong đêm trên bãi biển mà không biết đi đâu, tình cờ gặp một tổ chức Vượt biên Họ tống đẩy Tôi chạy theo Họ, lên ghe ra đi lênh đênh trên biển cả 3 ngày 3 đêm trong cảnh khốn khổ thiếu thốn đủ thứ, may mắn có chiếc Tàu vớt đưa vào Đảo, sau 1 tháng Tàu đó quay lại chở đến Mỹ. Đến Mỹ, Không một người thân, không 1 xu dính túi, ngôn ngữ lại bất đồng, ăn mặc đồ viện trợ, món ăn không hạp khẩu vị  . . .  Nhưng Tôi phải sống và Phải Sống. Tôi tìm và được nhiều tổ chức giúp đỡ đi làm và đi học. Tôi phải làm việc thật nhiều để có tiền đi học cùng giúp đỡ người thân ở Việt Nam nên làm lắm nghề, bỏ việc này, chạy đến việc kia cho mau, có khi làm việc ra mệt nhừ mua một khúc bánh đến ghế đá nào đó ngồi ăn vừa coi bài để đến lớp cho kịp, ra lớp lại đi làm mãi 1 hay 2 giờ sáng là thường, đêm ngủ 3 hay 4 tiếng đồng hồ để thức dậy bỏ báo, đó là công việc kiếm tiền khi mở mắt đầu tiên trong ngày, nhiều hôm bận làm quá phải đến lớp học bỏ máy thu thanh, sau đó ghé lấy về nhà để nghe lại mà học. Thế mà Tôi cứ nhận những lá thư Quê nhà gởi qua của những người thân, thư thật dài đọc lòng vòng cuối cùng cần tiền, gần như 90 % những lá thư Tôi đọc là như vậy. Thế nên Tôi nhận thư phải để cuối tuần mới mở đọc, vì đọc thư trong tuần sẽ làm Tôi phân tâm không học và làm việc được do những lá thư kể lể đủ chuyện khổ mà ai cũng là những người khổ nhất Thế Giới, do thế Tôi cũng cố làm việc nhiều để giúp, lắm khi người thân không bằng lòng về số tiền Tôi giúp, đó là một trong cái khổ người xa nhà. Từ khi rời khỏi Quê nhà, Tôi rất nhớ thương Ba Mẹ, Anh Em và người thân, cộng thêm Em là nỗi khổ khó quên của Tôi. Tất cả những cái đau khổ, bầm dập nhớ thương là mỗi tình cảm khác nhau, nên phải để lắng đọng mỗi ngăn của trái tim. Chính những cái đau khổ khác nhau của Con Tim, những thiếu thốn vật chất, những hoài bảo khi bé, những cái nhìn của người Chủ khi Tôi làm công cho họ . . . rồi Tôi chợt hiểu muốn thành đạt cuộc sống và diệt nỗi đau tâm hồn ở Tôi, chỉ có con đường duy nhất Phải Học, phải làm. Tôi vực dậy Phải Học dù ở hoàn cảnh nào .
Phan Thiết, ngày 20.6.2011                         
(còn tiếp)

ANH PHẢI GIÚP EM

Em kể với tôi chuyện ngày xưa
Xa nhau ấm ức nói sao vừa
Cái tuổi học hành còn đang tiến
Chiến sự lan tràn vỡ mộng mơ

Xấp ảnh em cất tự năm nào
Trong tay kỷ vật muốn hư hao
Em bảo anh ngắm ngày xưa cũ
Có em lúng liếng áo trắng phau

Cùng với thầy bạn mỗi vẻ riêng
Tươi tắn hồn nhiên chẳng ưu phiền
Cùng với cây đàn trên bãi cát
Phi lao rì rào hát tự nhiên

Mười một bê một lớp của em
Có nhóm thầy trò dễ ai quên
Cả em và anh cùng nghĩ vậy
Biến cố xui tình thân thiết thêm

Ngồi đây xem ảnh bạn đâu rồi
Mỗi người mỗi cảnh khắc mỗi nơi
Một tin le lói nhiều hy vọng
"Anh phải giúp em tìm lại thôi !"

Tấn Hùng
Tân Định, 19-06-2011

Tình Cha

Rời thành phố về đất cũ ở nông thôn, những năm đầu sau 75 đời sống vô cùng thiếu thốn, bữa cơm hàng ngày chủ yếu dưa cà muối mắm. Sáng sáng với chiếc cày trên vai và con bò theo sau đi hai ba cây số làm ruộng. Tranh thủ buổi trưa hoặc chiều trên đường về Cha tôi ven theo suối câu cá, ếch…cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Những con ếch đầu mùa to và mập, cả nhà không ai biết làm thịt, cha tôi tự làm lấy, da thì phơi khô căng lên cái lon sữa bò làm trống cho chúng tôi chơi; chỉ cần một chút dầu ăn, mấy trái chuối xanh xắt nhỏ, chút muối, đường đảo qua đảo lại trên bếp, thế là cả nhà có một bữa "thịnh soạn", Cha chỉ gắp một miếng, nhường tất cả cho các con, nhìn anh em chúng tôi ăn một cách ngon lành Cha vui và thỏa mãn lắm.
Sau này khi lớn lên, tôi mới cảm nhận được trong vị ngon của chảo thịt ếch năm xưa là cả tấm lòng bao la của người Cha suốt cuộc đời vì các con.
Giờ đây, cuộc sống đỡ khó khăn vất vả hơn thì Cha lại không còn./.


Đi tìm lại nhau ( 3 )

       Nồi cháo vịt hôm đó sao ngon chi lạ…Chúng tôi hỏi thăm nhau đủ thứ, hết chiến tranh bạn làm gì, có đi học lại không, lập gia đình khi nào, con bây giờ mấy đứa...??? rôm rả nói cười tíu tít, ngôi nhà nhỏ im ắng từ hồi nào tới giờ, hôm nay bổng ồn ào náo nhiệt như cái chợ!
       Xế chiều chúng tôi chia tay nhau ra về. Cầm tay tôi bạn xiết chặt hơn như không muốn rời. Nhân muốn đêm nay chúng tôi ở lại vì gần 20 năm bọn tôi xa nhau, còn biết bao điều chưa kể…. Tôi hẹn Nhân một ngày thật gần sẽ quay trở lại, vì ngày mai vợ chồng tôi phải về Sài Gòn để đi làm.Như đã hứa, không bao lâu sau đó, vợ chồng tôi rủ thêm vài người bạn về Phan Thiết và cùng rủ chị Thu vô lại cây số 25 thăm gia đình Nhân.
           Lần này vợ chồng Nhân nuôi thêm một bầy gà để cải thiện đời sống, vài chú chó để trông nhà. Thấy gà vừa lứa đi loanh quanh trong sân, cao hứng, chồng tôi nói đùa: gà này mà làm thịt nấu cháo ngon hết xảy nha!. Nhân nói: Nhân nuôi cũng để chờ các bạn về đãi đó, anh Hùng bắt được con nào thì làm thịt con đó, gà nuôi thả vườn nên thịt chắc ngon lắm.
       Vậy là ông xã tôi cùng vài người bạn trong đó có Trần Hoàn thi nhau rượt đuổi gà, chúng chạy tán loạn…một con gà mái đang nằm ấp trứng trong cái rổ tre dưới gốc cây xoài cũng hoảng hồn, vù phóng ra khỏi ổ, vừa chạy nó vừa la cục tà, cục tác, cục tác…Mấy con chó thấy đám gà chạy loạn xạ, nó cũng hùa theo rượt, tạo thành một khung cảnh vui ơi là vui. Chúng tôi đứng nhìn ôm bụng cười ngặt ngẽo….
       Trời ơi! Ác ghê đàn gà nhà người ta nuôi có một con trống để dành làm giống, hỏng biết làm thế nào mà chồng tôi lại chụp dính ngay được nó, thế là từ đây bọn gà mái nhà Nhân trở thành cô nhi quả phụ hết ! Kể từ lúc đó, gà, chó gì qua vườn hàng xóm tạm cư lánh nạn hết, chẳng còn một con nào gan lì ở lại.
       Món cháo gà trống hôm đó được nấu ăn kèm với gỏi của lõi cây chuối non chặt trong vườn. vị chan chát dòn dòn của cây chuối, vị chua chua cay cay nồng nồng của chanh ớt tỏi… pha một chút hương vị đậm đà của nước mắm quê hương cộng thêm một chút     thơm nồng của các loại rau vừa hái, tất cả đều là cây nhà lá vườn, sao mà ngon đến thế !!!
       Rồi sau đó có một lần cơ quan Nhân cho đi vào Sài Gòn để tham quan Dinh Thống Nhất, trên đường đi Nhân hẹn gặp tôi trước cổng Dinh, Nhân nói có quà cho Liên. Tôi rủ Thuần cùng đi, Thuần cũng là bạn học cùng lớp với nhau ở Sài Gòn vừa gặp lại.
       Xe vừa đến, Lành bước vội xuống trên tay cầm một cặp ổi to vừa mới bẻ còn cành lá rất đẹp. Lành nói, anh Nhân để dành hôm giờ khi biết cơ quan sắp cho đi Sài Gòn, anh chọn rồi dùng nylon bao cặp ổi lại để tránh bị con gì cắn đục vào sinh ra có sâu, dặn mấy đứa nhỏ không được hái…Sáng nay dậy sớm tự tay anh hái đó, từ lúc lên xe đến giờ anh chỉ cầm trên tay không hà, hỏng dám để xuống chổ nào vì sợ đường xấu, xe chạy lắc lư, cặp ổi rớt bị dập hết đẹp… các bạn trên xe chọc ảnh quá trời hỏng biết đem cho ai mà nâng niu đến thế…. Tôi nghe mà ứa nước mắt trong lòng. Món quà ngày ấy thật đơn sơ, nhưng với tôi là cả một tấm lòng của bạn mình.
       Tình bạn của chúng tôi ngày đó đẹp quá phải không các bạn ?./.
Thanh Liên
Sài Gòn: 16-06-2011

Lời văn ngắn 100 từ .

ĐÔI  MẮT  BA 
       Tôi sống tại vùng sâu, lác đác vài căn nhà lá, đi trên con đường gồ ghề, ngoằn ngoèo, lỏm chỏm, ai nấy đều nghèo, nhưng Tôi cố gắng đưa Ba đi mổ mắt, may mắn mọi việc tốt đẹp, mọi người  mừng vui khi thấy sau 4 ngày Ba nhìn rõ.
       1 năm sau . . . phát hiện Ba, mắt không nhìn thấy như trước kia mà khá lâu Ba sợ tốn kém, phiền hà Con Cái nên chịu đựng đến chết. Thỉnh thoảng nhắc lại chuyện xưa mà đau lòng.  
      Thôi! Hãy để quá khứ yên lặng mà ngủ yên.
                   Phan Thiết , Ngày 19.6.2011
                           NGUYENTIENDAO
   @ Hãy yêu quý tất cả những gì mà ta không thấy được hai lần .
                                                                           A.De .Vigny