F tháng 5 2020 ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Chóng ngợp nhà thờ ấn tượng nhất thế giới

Nhiều nhà thờ ấn tượng nhất thế giới khiến du khách không khỏi choáng ngợp khi đứng trước các kiến trúc kỳ vĩ, tráng lệ này. Với bề dày lịch sử cùng những giá trị tôn giáo, các nhà thờ này trở thành biểu tượng văn hóa của nhiều nước. 

Nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ (The Church of the Savior on Spilled Blood) có tổng diện tích lên tới 7.500 m2 được xây dựng năm 1883. Đây là một trong những công trình nổi tiếng tại thành phố St. Petersburg, Nga.

Nhà thờ Las Lajas cao 100 m được xây dựng trong hẻm núi cạnh sông Guaitara ở Colombia. Giữa thiên nhiên hùng vĩ, nhà thờ ấn tượng này trở thành kiến trúc nổi bật nhất.

Nhà thờ Viscri Fortified nổi bật với kiến trúc mái ngói đỏ bắt mắt. Nằm ở ngôi làng Viscri, Romania, nhà thờ này là điểm đến hấp dẫn du khách.

Nhà thờ Sagrada Familia tọa lạc ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha. Công trình này được xây dựng từ năm 1882 và chưa hoàn thành. Dù vậy, công trình này được UNESCO công nhận là di sản thế giới

Nhà thờ Borgund Stave được xây dựng hoàn toàn từ gỗ nằm tại ngôi làng Borgund, Na Uy

Nhà thờ Hallgrimskirkja cao 73 m là một trong 6 công trình kiến trúc cao nhất tại Iceland. Được xây dựng vào năm 1945, nhà thờ không chỉ là nơi các tín đồ tôn giáo lui tới mà còn được duùng làm tháp quan sát

Khung cảnh tuyệt đẹp bên trong nhà thờ Sainte-Chapelle ở Paris, Pháp. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Gothic nổi bật với những cửa sổ kính nhiều màu sắc.

Nhà thờ Gergeti Trinity gây ấn tượng với du khách khi nằm trên ngọn núi cao 2.170 m gần ngôi làng Gergeti ở Georgia. Công trình này được xây dựng từ thế kỷ thứ 14 với nguyên liệu chủ yếu là gạch và đá.

Nhà thờ chính tòa Firenze ở thành phố Florence, Italy được xây dựng năm 1296 theo phong cách kiến trúc Goth

Nhà thờ Alexander Nevsky ở Sofia, Bulgaria, là một trong những nhà thờ Chính thống giáo Đông phương lớn nhất thế giới. Công trình này được xây dựng theo phong cách Neo-Byzantine.

Tâm Anh (theo BR, DM)

Cảnh tượng dọc theo 'Con đường Tơ lụa' năm xưa

Trong chặng 2 của Con đường Tơ lụa này, sẽ tiếp tục đi qua Tân Cương (Trung Quốc), tới Afghanistan và Kazakhstan với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ.

Một nam giới Afghanistan cưỡi ngựa đi qua hồ nước Band-e-Amir nằm trong vườn quốc gia của nước này ở tỉnh Bamiyan vào tháng 11/2016. Bamiyan nằm trên Con đường Tơ lụa xưa. Ảnh: Reuters.

Cậu bé Afghanistan chơi trên phế tích thành cổ của thị trấn Mazar-i-Sharif, tỉnh Balkh. Thành cổ Balkh từng nổi tiếng trên Con đường Tơ lụa cổ, nhưng đã bị Thành Cát Tư Hãn của đế chế Mông Cổ tàn phá. Ảnh: Getty.

Một du khách đứng trên đỉnh đụn cát lớn nổi tiếng với tiếng gió rít đặc trưng ở khu vực Almaty của Kazakhstan vào ngày 12/5/2016. Ảnh: Reuters.

Một tượng đài kỷ niệm Chiến thắng trong Thế chiến 2, tại Almaty, Kazakhstan. Ảnh: Reuters.

Phế tích của thành phố Shahr-e Zuhak (Afghanistan) nằm ở thung lũng thuộc ngoại ô thành phố Bamiyan. Ảnh: AFP

Ảnh về tỉnh Kandahar, Afghanistan, chụp từ máy bay trực thăng Blackhawk của Mỹ. Ảnh: Corbis.

Nam giới Duy Ngô Nhĩ ở chợ Serik Buya, Yarland, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Corbis.

Dê ở ngôi làng Opal, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Ảnh: Getty.

Thành phố cổ Kashgar ở tỉnh cực tây Tân Cương, Trung Quốc. Thành phố nằm ở giao lộ kết nối Trung Quốc với Trung Đông và châu Âu. Ảnh: Getty.

Một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong trang phục áo dài nhân dịp lễ Eid, ở thành cổ Kashgar. Ảnh: Getty.

Ngôi chùa Trung Quốc ở thành phố Kashgar, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vào ngày 23/3/2017. Ảnh: Reuters.

Nhánh phía bắc của Con đường Tơ lụa xưa sẽ đưa du khách đi miền nam Kazakhstan. Khu vực này (ảnh) cách Almaty 90km và nằm ở độ cao 2.500m so với mực nước biển. Ảnh: Reuters.

Một chú chim lẻ loi bay qua cánh đồng anh túc đang nở rộ hoa. Phía xa là một thành phố và dãy núi Thiên Sơn. Ảnh: Reuters.

Các cô gái Afghanistan đang nhìn xuống thị trấn Bamuyan từ khu phế tích Shahr-e Gholghola. Thành Cát Tư Hãn chiếm được thành cổ Shahr-e Gholghola vào thế kỷ thứ 13. Ảnh: Getty.

Hình ảnh tượng Phật (được tái hiện về thị giác) chụp vào tháng 7/2015 ở Bamiyan. Năm 2001, lực lượng Taliban đã phá hủy tượng này. Ảnh: AFP.

Một người thợ Afghanistan đang thu thập kén tằm nhả tơ ở tỉnh Herat của nước này. Miền tây Afghanistan có truyền thống lâu đời về sản xuất dùng để dệt thảm. Ảnh: AFP.

Một em bé Afghanistan đang làm khô các sợi tơ tại một nhà máy kiểu truyền thống ở Zandajan, Herat. Ảnh: Getty.

Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/canh-tuong-ky-... 

Theo Trung Hiếu/VOV

Cách thích nghi của loài gà

Cách thích nghi của loài gà

Cô giảng về bản năng của các con vật luôn thích nghi với các điều kiện môi trường bên ngoài.

Thấy Tèo đang ngủ gật, cô giáo gõ bàn hỏi:

- Nào Tèo, bây giờ em có thể dẫn ra một ví dụ cho điều tôi vừa giảng?

Tèo lúng túng đáp:

- Thưa cô, con gà bao giờ cũng đẻ ra những quả trứng có thể đặt vừa vặn vào cái giá xếp trứng ạ.

- !?!


Chiêu quái của cậu học trò tinh nghịch muốn về sớm

Trong giờ học, thấy cả lớp uể oải, cô giáo nãy ra một ý tưởng.

Bây giờ cô sẽ đưa ra một câu hỏi ai mà trả lời được thì cô sẽ cho bạn đó 10 điểm và được về sớm.

Cả lớp đang xôn xao chờ đợi câu hỏi của cô giáo thì bỗng nghe một tiếng động mạnh. Phía bên dưới Tý cầm cặp ném vào cửa sổ.

Cô giáo liền hỏi:

- Ai? Em nào? Em nào vừa ném cặp qua cửa sổ?

Tý đứng phắt dậy:

- Em ạ! Em trả lời đúng rồi nhé, em chào cô em về!

- !?!

Trở thành đại gia chăn ngỗng nhờ học dốt

Sau giờ trả bài kiểm tra, Tít nói với Tèo:

- Này Tèo, bố mẹ tớ nói nếu trong học kỳ này, tớ có bao nhiêu điểm 10 thì hè sẽ được đi du lịch bấy nhiêu nơi. 

Tèo tròn mắt:

- Sướng thế, cậu có được điểm 10 nào chưa?

- Hẳn ba bài kiểm tra 10 điểm rồi nhé!

Tèo ủ rũ:

- Nếu vậy thì chắc hè này thì tớ phải về quê chăn cả trang trại ngỗng rồi!

- Sao thế? - Tít tò mò. 

- Tại lúc nào kiểm tra, kết quả của tớ cũng toàn ngỗng (2 điểm) với xơi trứng ngỗng (0 điểm) thôi.

- !!!

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn

Vịt uyên ương

Vịt uyên ương: Loài vịt đẹp nhất thế giới và là biểu tượng của tình yêu chung thủy xuất hiện trở lại ở Canada

Ảnh Shutterstock.

Sự xuất hiện trở lại của loài vịt uyên ương hứa hẹn sẽ kéo theo rất nhiều du khách quay trở lại Canada tham quan và chụp ảnh.

Chú vịt xinh đẹp này có biệt danh là "Trevor", được nhìn thấy lần đầu tiên ở hồ Burnaby, tỉnh British Columbia, Canada. Nhờ bộ lông sặc sỡ màu sắc của mình mà Trevor nổi bật hơn hẳn so với những chú vịt thông thường khác, điều này đã thu hút rất nhiều khách du lịch kéo đến hồ Burnaby để chiêm ngưỡng. 

Bỗng dưng một ngày đẹp trời, vịt Trevor biến mất như cái cách nó xuất hiện khiến mọi người vô cùng hụt hẫng.

Phải đến tận cuối tháng 11/2019, nhiếp ảnh gia John Preissl, mới lại một lần nữa nhìn thấy chú vịt ở một địa điểm cách đó vài cây số. 

Hình ảnh vịt Trevor được nhiếp ảnh gia John Preissl ghi lại.

"Một người bảo vệ rừng ở Burnaby Park đã chỉ cho tôi cho ở mới của vịt Trevor. Đã lâu lắm rồi không ai thấy sự xuất hiện của nó, chúng tôi đã còn tưởng con vịt bị lũ chim đại bàng tóm đi mất. Cho đến khi tôi tìm đến địa chỉ mới thì mới gặp lại Trevor. Lúc đầu nó còn tỏ vẻ sợ sệt khi gặp người lạ, nhưng sau đấy thì trở nên dạn dĩ hơn và chơi đùa trước mặt tôi cả tiếng đồng hồ"., Preissl cho biết.

Sau quãng thời gian biến mất, vịt Trevor đã trở lại và lợi hại hơn. Ảnh: John Preissl.

Clip về vịt uyên ương. Nguồn: Paul Dinning

Tên gọi "uyên ương" xuất phát từ đặc tính luôn đi theo cặp của loài vật này. Con trống gọi là con uyên, con mái gọi là con ương. Chúng luôn sát cánh bên nhau như một cặp vợ chồng. Chỉ khi con mái ấp trứng cặp đôi mới tạm xa nhau sau đó lại trở về với nhau. Một con mái chỉ chung thủy với một con trống nên chúng được coi là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi.

Điểm thú vị là chỉ có vịt trống (còn gọi là uyên) mới có bộ lông năm màu nổi bật và bắt mắt. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng "ria". Những con vịt này chủ yếu sinh sống ở các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản.


Loài cây dân dã

Tôi chưa từng bắt gặp vùng đất nào nhiều me như quê chồng, mà cũng có thể có vùng đất khác nhiều hơn mà tôi chưa đặt chân đến nên chưa biết, nên tạm thời trong ký ức của tôi thì quê chồng là vùng nhiều me hơn cả. Me chẳng ai trồng, tự mọc dại, vậy mà nhiều vô số kể. Chắc do dân vùng này thích ăn me nên thường không chặt bỏ đi. Dễ dàng bắt gặp bóng dáng me ở khắp mọi nơi, mà toàn me cổ thụ, có gốc to phải ba, bốn người ôm mới xuể.

Ảnh minh họa.

Đang mùa me chín. Những cơn chướng quần nát ngọn khiến trái chín rơi lộp độp trên mái hiên nhà, nghe như bản hòa âm của đất trời. Chú chồng tôi thường than rằng me rụng ồn đến độ chẳng đêm nào chú ngủ trọn giấc, lâu lâu lại bị đánh thức bởi tiếng trái rơi. Bực quá chú định chặt cây me đi nhưng tiếc vì nó đã gắn bó với căn nhà từ đời ông cố, mà không chặt thì lá rớt nhiều quá mục mái tôn. Lũ cháu bảo chú đừng chặt để cho có bóng mát. Chúng tôi nói thế thôi chứ nguyên nhân sâu xa đằng trong là do cây me này trái ngọt lạ kỳ, ăn cứ như trái me Thái người ta hay bán ngoài chợ. Lũ chúng tôi thường giành nhau hái mỗi khi ghé lại thăm chú. Chắc điều đó làm chú vui, ai lại chẳng tự hào vì nhà mình có thứ cây mà mọi người đều thích! Chắc vậy nên dù đã chặt hoài nhưng tới giờ cây me vẫn sừng sững đứng đó chưa bị sứt mẻ gì.

Đó là cây me bên nhà chú chồng, còn cây me bên nhà chồng tôi lại có nhiều sự tích hơn. Chồng thường hay kể hồi nhỏ thường bị ba bắt trèo cây hái me bán. Có lần sơ ý ngã xuống chết giả làm cả nhà được phen hoảng hồn. Tôi hỏi sao không chặt cây me đi, để rợp quá chẳng trồng được cây gì, chồng im lặng, không cáu gắt gạt đi mà cũng chẳng ừ à đồng ý. Đôi mắt anh nhìn cây me tư lự, chừng như ký ức tuổi thơ đang chiếu lại trên cái khoảng không trước mặt. Chắc trong cuốn phim đang chiếu đó có hình ảnh người ba anh hằng mong nhớ (ba chồng tôi mất đã khá lâu). Tôi thôi không hỏi chuyện cây me nữa. Dù vậy có lần ngẫu hứng anh lại kể chuyện ba anh hồi đó hay trèo lên những nhánh cao nhất để hái me, chỗ chẳng đứa con nào dám trèo, rồi tự dưng giọng anh rớt xuống nghe buồn thiệt buồn “ổng thích ăn me lắm, bởi vậy muốn nằm cạnh cây me ngoài gò”. Chỉ tiếc cây me lớn ngoài gò đã bị cưa đi khi đường điện cao thế được kéo qua. Hẳn ba buồn dữ lắm vì từ đó không còn được nằm dưới bóng cái cây đã gắn bó cả đời người…

Nói về me, không thể không nói đến cách ăn me của người vùng này. Tôi chưa từng thấy vùng đất nào mà người ta ăn me “ngộ” như ở đây. Ăn từ lá non, đến trái non rồi trái chín. Cả những cây me già cỗi, người ta cũng “ăn” mà ăn theo cách khác, đó là hầm than bán cho mấy hàng quán. Ở đây người ta ưa dùng than hầm, ít người dùng than tổ ong.

Lá me non được dùng để nấu canh cá biển hoặc giã nước mắm chấm cá đồng. Hồi đầu tôi thấy ngồ ngộ, nhưng ăn thử mới biết hương vị hòa quyện vô cùng. Cá nục bầu, cá chỉ, cá chốt… loại cá nào cũng có thể nấu canh lá me non. Thịt cá giẻ ra săn chắc lại ngọt lạ kỳ. Còn khi giã lá me non hòa chung với nước mắm lại được thứ nước chấm chua ngọt thanh thanh ăn kèm cá trào chiên thì chẳng ai có thể kiềm chế được cơn thèm.

Ăn hết mùa lá non, tới mùa me đĩa, người ta lại hái me đĩa giã giập nấu canh chua hoặc giã nước mắm chấm cá, trộn rau ăn. Me đĩa có vị chua chua, chát chát. Nhiều cô ghiền quá còn cạo sơ vỏ đem chấm muối ớt ăn, nhìn thòm thèm nước miếng.

Hết mùa me đĩa là tới mùa trái chín. Trái chín hái đem lột vỏ để dành dùng cả năm chẳng hư hao gì. Nấu canh cà thơm cho một vắt me vào, nước chua ngọt dễ ăn. Làm nước mắm bỏ vắt me vào, vừa tiện vừa ngon. Mắm me không chua đậm hơi hắc như mắm chanh, mà chua thanh dìu dịu, ăn kèm cá chiên hoặc đem trộn cá khô với rau sống thì tốn cơm dữ lắm!

Nhiều năm ở quê chồng, gắn bó với nếp ăn uống có me hiện hữu hàng ngày, thấy sao mà thương quá đỗi. Chắc hẳn do dải đất này chỉ toàn nắng và cát nên ít loài cây phát triển tốt được, chỉ có cây me chịu được khô cằn khắc nghiệt mới trụ vững. Cái thời còn nghèo khổ, người dân đem chế biến món ăn cho hợp với cây cỏ xứ mình, thành ra nhiều món ăn gắn với cây me là vậy. Lạ kỳ thay cá từ biển khơi, me sẵn vườn nhà lại hòa hợp với nhau tạo nên nhiều món ngon khó quên. Nhất là thứ nước mắm ủ từ cá và muối biển, khi cho vắt me dầm chung ăn với thứ gì cũng ngon đến lạ. Đâu cứ phải sơn hào hải vị, chỉ cần thứ cây thôn dã đã khiến đất này lưu giữ mãi trong tim, cồn cào nỗi nhớ khi đi xa. Phải chăng cây me là hồn của vùng đất nắng gió này, cũng như cây dừa nơi miền Tây trù phú?

Trúc Vy

Tu viện cổ Tả Phìn

Tu viện cổ Tả Phìn: Nơi thời gian ngừng lại giữa núi rừng Sapa

Dưới ráng chiều Sapa, tu viện cổ Tả Phìn (bản Tả Phìn) in lên nền trời xanh thăm thẳm vẻ đẹp đầy ma mị của một công trình kiến trúc độc đáo nhưng đã trở thành phế tích gần cả thế kỷ nay.

Xuân Mai (Vietnam+)


















Điều ước của mọi đàn ông


Điều ước của mọi đàn ông

Tèo đang đi trên đường thì nhặt được một cái đèn thần.

Thần đèn xuất hiện và nói với Tèo:

- Để cảm tạ việc ngươi đã cứu ta ra khỏi cây đèn, ta sẽ tặng ngươi một điều ước.

Tèo vui mừng nói một hơi:

- Dạ con ước có một cái thùng thật nhiều tiền, một công việc, một chiếc xe thật lớn và thật nhiều cô gái trẻ đẹp vậy quanh con.

Thần đèn khẽ nhíu mày:

- Ngươi thật tham lam, nhưng nghĩ tình ngươi đã giúp ta, ta chấp nhận điều ước của ngươi.

Bùm! Thế là từ đó Tèo biến thành tài xế xe buýt.



Lý do vợ chồng không nên tắt đèn khi ngủ

Ông chồng sốt ruột đi đi, lại lại trước cửa phòng sinh.

Lát sau, cô y tá mở cửa:

- Con trai ông ạ, ông có thể vào được rồi.

Ông chồng xúc động bước vào phòng chợt sửng sốt khi thấy đứa con trai mới sanh của ông đen thui như cột nhà cháy. Tái mặt, ông ngó bà vợ. Nét mặt bà vợ buồn bã trách ông:

- Tại sao hễ cứ lên giường ngủ là lo tắt đèn. Phòng ngủ thiếu ánh sáng tối thui thành thử con mình đẻ ra đâu có được trắng trẻo như con người ta.

- !?
Thần Kỳ (S/T) / VnExpress

Bí ẩn câu chuyện “người trinh nữ tên Thi”

Phía sau bản hit “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một câu chuyện có thật, kể về cuộc đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái.

Hoàng Thi Thơ (1929 - 2001) là một nhạc sĩ tài hoa của Việt Nam với số lượng hơn 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch. Ngoài là một nhạc sĩ, Hoàng Thi Thơ còn vô cùng đa tài khi đảm đương nhiều vai trò khác như: đạo diễn kịch, điện ảnh, biên đạo múa, bầu show, nhà sản xuất, người dẫn chương trình.

Thậm chí, ông còn từng là một giảng viên tiếng Anh - Pháp, tác giả sách hướng dẫn hòa âm, luật sáng tác… Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ đại nhạc hội hoành tráng tại rạp Thống Nhất (Sài Gòn). Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều thành phố trên thế giới. Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn Văn nghệ Maxim gồm 70 nghệ sĩ, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim (Sài Gòn).

Khoảng đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Hoàng Thi Thơ cho ra đời một loạt ca khúc mà báo chí thời đó gọi là cảm hứng tân kỳ, đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới như: “Rước tình về với quê hương”, “Việt Nam ơi ngày vui đã tới”, “Ô kìa đời bỗng dưng vui”, “Xây nhà bên suối”, “Ngày vui lý tưởng”… Những ca khúc này đã quen thuộc với người Việt Nam cho đến tận nay.

Bản thảo tình khúc "Chuyện tình người con gái tên Thi"  

Trong đó, ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác năm 1970 khi ông còn trong Đoàn Văn nghệ Maxim. “Thuở ấy xa xưa có một nàng một nàng thiếu nữ/ Một đóa hoa hồng tình phơi phới tuổi mới trăng tròn…”, những giai điệu quen thuộc vang lên khiến bất cứ ai cũng nhận ra đó là những giai điệu trong ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”. Và, hiện nay ca khúc đã được “cover” không biết bao nhiêu lần, ở mọi thể loại âm nhạc.

Sau khi ra đời, “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” nhanh chóng trở thành bản hit của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Đây được coi là tác phẩm với thể loại nhạc kể chuyện rất nổi tiếng của ông. Ca khúc đủ da diết, đủ sâu lắng để người nghe cảm nhận trọn vẹn nỗi đau của một người trinh nữ mang trong mình mối tình bi ai, mà “Khi con tim yêu đương là sống với đau thương/ Khi con tim yêu đương là chết với u sầu/ Thì Thi đã biết cớ sao Thi buồn…”.

Ca khúc “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” kể về câu chuyện tình buồn lâm ly. Nhiều người tưởng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết bài này để kể về câu chuyện của ông, nhưng sự thật không phải như vậy. Ca khúc ra đời sau khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chứng kiến toàn bộ câu chuyện tình đau thương của một nữ diễn viên trong Đoàn Văn nghệ Maxim. Cái chết của cô gái trẻ gây rúng động làng văn nghệ lúc bấy giờ.

“Cô Thi hoạt động trong đoàn nghệ thuật của thầy Thơ, cô ấy chỉ mới 19, 20 tuổi. Vì quá thương cảm cho cái chết của cô gái trẻ đồng nghiệp, thầy đã viết bài hát này ngay sau tang lễ”, danh ca Họa Mi chia sẻ. Trong lời đề tựa bài hát “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết: “Người con gái lạ lùng đó tên Thi. Thi trẻ đẹp như nhiều thiếu nữ thời nay. Thi yêu sớm. Tình Thi ngang trái. Người đời thị phi. Thi buồn và bỏ đi. Thi lên rừng. Có lẽ để khóc một mình dưới gốc cây già vô tri. Rồi cuối cùng Thi chết, một sáng mùa đông, trên nệm lá vàng…”.

“Tôi biết người con gái đó. Tôi ngạc nhiên về lòng chung thủy của nàng. Chuyện tình đẹp như một phép lạ đã mê hoặc tôi. Tôi mượn âm thanh để kể lại, để bất diệt hóa tình yêu của người. Xin Thi phù hộ cho tôi, cho cả những người nghe và hát “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết. Thời đó, Đoàn Văn nghệ Maxim có 12 nữ diễn viên múa chính, tất cả đều đẹp và múa giỏi. Họ đã được mời lên đài truyền hình góp mặt thường xuyên các chương trình ca nhạc có nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, đi lưu diễn khắp các tỉnh, thành.

Trong 12 nữ diễn viên múa chính này có 3 chị em người Đà Lạt là Kim Lệ Thu, Kim Lệ Xuân, Kim Lệ Thi. Trong đó, Kim Lệ Thi yêu một nghệ sĩ đã có gia đình. Mối tình của Thi rất thiết tha và lý tưởng, nhưng rồi nó trở thành tuyệt vọng bởi người mà cô trao gửi tình yêu đã không thể đáp trái tim chân thành ấy. Say mê đến cuồng dại, nhưng vô vọng không tìm ra lối thoát, cuối cùng người trinh nữ tên Thi đã ra đi một cách bi thương, giữa khoảnh khắc thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người. 

Vợ nhạc sĩ là người nhan sắc, tài năng

Thơ ca của Hoàng Thi Thơ nổi tiếng là chuyện không bàn cãi. Thế nhưng, khi nhắc đến ông, khán giả vẫn thường nhớ đến những câu chuyện tình trắc trở với những bóng hồng nổi tiếng tài năng, xinh đẹp. Đó là mối tình sâu nặng với người tình Tân Nhân được nhiều sự chú ý và trở thành ý tưởng cho bộ phim “Đứa con và người lính”.

Tại một tập của chương trình “Chân dung cuộc tình”, lần đầu tiên khán giả được lắng nghe lại chuyện tình đẫm nước mắt nhiều biến cố không khác tiểu thuyết của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cùng người đẹp Tân Nhân. Ít ai biết rằng, nhạc sĩ tài hoa đã vụt mất cơ hội hai lần được gặp lại người xưa.

Biên tập Minh Đức chia sẻ: “Theo tài liệu tôi tìm hiểu được, trong năm 1963, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ ở Campuchia thì gặp đoàn nhạc của Tân Nhân tại đây, nhưng bà nhất quyết không chịu gặp ông. Đến năm 1968, ông dẫn đoàn nhạc của mình đến Paris biểu diễn thì vô tình gặp đoàn hát của Tân Nhân cũng có mặt ở đây nên nhạc sĩ quyết tâm mua vé hàng đầu để chờ gặp người cũ, nhưng hết nhiều đêm diễn bà vẫn không xuất hiện”.

Câu chuyện của nhạc sĩ tài hoa Hoàng Thi Thơ cùng Tân Nhân như một cuốn tiểu thuyết tình yêu buồn luôn nhận được sự tò mò cũng như tiếc nối cho nhiều người. Bên cạnh đó, người vợ Thúy Nga của ông cũng nổi tiếng không kém về nhan sắc và tài năng, nhưng vẫn đôi lần ghen tuông với những bóng hồng xung quanh chồng.

Danh ca Phương Dung bật mí: “Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có hai lần rung động đều bị Thúy Nga phát hiện. Dù chỉ là hơi thoáng qua, nhưng bà Thúy Nga luôn có cách ứng xử của riêng mình rất thông minh, khôn khéo. Một lần anh Hoàng Thi Thơ rung động với một nữ ca sĩ xinh đẹp, bà Thúy Nga tự làm đau mình với câu nói đầy sâu sắc dành cho tình địch: “Chị không nghĩ em nỡ lòng làm đau chị như thế này”. Lần thứ hai anh Thơ ngẩn ngơ với một cô ca sĩ trẻ có đôi bàn tay đẹp, bà Thúy Nga liền gặp nói chuyện với người ấy, từ đó không thấy cô ấy đi hát nữa”.

“Bà Thúy Nga là người tài sắc, đoan trang, dù đang nổi cơn ghen của người phụ nữ, nhưng vẫn luôn kiềm nén cảm xúc và ứng xử rất khôn khéo khiến nhiều người nể phục”, danh ca Phương Dung cho biết. Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ luôn sôi động với nhiều sự kiện, với những tác phẩm ấp ủ chuẩn bị ra đời.

Sống trọn vẹn với nghệ thuật, đến mức những năm cuối đời, sống xa quê hương dù sức khỏe đã yếu, Hoàng Thi Thơ vẫn mơ ước viết các opera nhạc hiện đại về lịch sử Việt Nam. “Tôi khổ lắm vì đến lúc này mà trái tim vẫn còn rung động”, ông nói khi đang nằm trên giường bệnh. Ba tháng sau, vào ngày 2/10/2001, ông qua đời ở Huntington Beach (Hoa Kỳ) trong khi trái tim nghệ sĩ đa tình vẫn thổn thức những nhịp đập đầy khát vọng như thuở đôi mươi...

Đình Phùng (biên soạn)