F tháng 10 2020 ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố dành cho cả lớp.

- Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?

- Thưa thầy là đạo nhạc ạ!

- Thế ăn cắp ý tưởng là gì?

- Là đạo ý tưởng ạ!

- Ăn cắp thơ gọi là gì?

- Là đạo thơ ạ!

- Vậy còn ăn cắp răng?

Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau...

- Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học... ''đạo hàm''.


Học hành thời Facebook

Hai cô trò ngồi nói chuyện với nhau.

- Em làm bài tập chưa Tí?

- Dạ em đã làm và post lên Facebook rồi.

- Em đã tag cô vào luôn rồi đấy ạ. Cô vào xem nhớ like và comment cho em nhé.

- Tốt lắm. Cô cũng vừa post bảng điểm của em lên Facebook, cũng đã tag mẹ em rồi.

- Em nhớ nhắn mẹ xem xong like và comment cho cô nhé.

- !?


Dấu hiệu khi mang thai

Trong một kỳ thi ở trường Y, thầy giáo hỏi.

- Anh cho biết những dấu hiệu khi mang thai?

Đắn đo mãi không biết trả lời thế nào thì anh ta nghe thấy bạn mách: Tóc rụng, chân cong, bụng to... Anh ta luống cuống lặp lại hết.

Thầy giáo liền cười hỏi lại:

- Chân tôi có cong không?

- Thưa cong ạ.

- Tóc tôi có rụng không?

- Thưa rụng ạ.

- Bụng tôi có to không?

- Thưa to ạ.

- Vậy khi nào tôi đẻ tôi sẽ cho anh qua kỳ thi.


Giáo viên ở đây xinh thế

Hôm nay lớp có một số giáo viên đến dự giờ. Cô giáo và các bạn học sinh đã chuẩn bị tất cả tình huống có thể xảy ra để buổi học diễn ra được "an toàn". Nửa tiếng trôi qua êm đẹp, còn 15 phút nữa là hết giờ, cô giáo liền hỏi học sinh câu hỏi cuối cùng:

- Bây giờ cô sẽ viết một vài từ tiếng Anh lên bảng, các em hãy cố gắng dịch nó ra tiếng Việt nhé.

Cô giáo đang viết dở câu thì viên phấn bị rơi, cô cúi xuống nhặt và tiếp tục viết cho hết các từ.

- Và bây giờ ai sẽ dịch được những từ này?

Tí lập tức giơ tay.

Cô giáo nhìn quanh lớp nhưng ngoài Tí ra thì chẳng có ai giơ tay cả đành chỉ định Tí phát biểu.

Tí rất tự tin:

- Giáo viên ở đây xinh thế nhỉ.

- Cái gì? Em ra ngay khỏi lớp!

Tí thu gom sách vở xong và thì thầm vào tai thầy giáo dự giờ:

- Thầy đã không biết thì đừng có nhắc bài cho em chứ.

Nguon: https://quantrimang.com/ 

Cụm đảo nào ở Việt Nam gần xích đạo nhất?

 Tại Việt Nam có những kỷ lục biển, đảo thú vị như cụm đảo gần xích đạo nhất, vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất, bãi biển dài nhất, hệ đầm phá lớn nhất và tiêu biểu nhất...

Cụm đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là cụm đảo gần xích đạo nhất ở Việt Nam. Cụm đảo này gồm 5 đảo nhỏ và rất nhỏ, cách đất liền hơn 14 km về phía tây nam, có tiềm năng phát triển kinh tế biển đảo, có vị thế quan trọng trong bảo vệ an ninh - quốc phòng... Ảnh: Ngô Trần Hải An.

Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Đảo như hình tam giác hẹp dài về phía nam, kéo dài khoảng 50 km từ bắc xuống nam, khoảng 27 km từ đông sang tây. Đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng trên vùng biển tây nam đất nước. Ảnh: Phạm Ngôn.

Thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất Việt Nam với hơn 1.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, vào các năm 1994 - cho giá trị thẩm mỹ và 2000 - cho giá trị địa chất, địa mạo. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

quần đảo có nhiều đảo nhất Việt Nam, Cát Bà (Hải Phòng) gồm hơn 360 hòn đảo lớn, nhỏ. Nơi đây đã được xếp hạng danh thắng quốc gia. Quần đảo Cát Bà có độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái như vùng triều, đáy mềm, rạn san hô, hồ nước mặn... Ảnh: Trần Quý.

Thuộc tỉnh Quảng Ninh, Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 17 km, cong hình vành khuyên, có bãi cát phẳng mịn, chắc mượt, hơi thoai thoải ra xa. Gần bãi biển Trà Cổ còn có nhà thờ Trà Cổ, đình Trà Cổ nổi tiếng. Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh.

Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá lớn nhất và tiêu biểu nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nơi đây chiếm gần 50% tổng diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ của cả nước. Không chỉ có cảnh quan thơ mộng, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai còn mang đến nguồn lợi thủy sinh phong phú. Ảnh: Kelvin Long.

 

Lý Sơn nằm nơi vị trí tiền tiêu của Quảng Ngãi, là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, hiện hơn 2.000 người/km2. Nơi đây là điểm du lịch hoang sơ hút khách ở miền Trung, cũng được mệnh danh là "vương quốc tỏi" của cả nước. Ảnh: Minh Hoàng - Bùi Trung.

Theo Zing

Nguon: https://kienthuc.net.vn

Nhiều địa danh trong tiểu thuyết của Kim Dung là địa điểm có ngoài đời thực ở Trung Quốc. Những nơi này sở hữu vẻ đẹp ngoạn mục khi thu về.

Chùa Thiếu Lâm (Hà Nam): Gắn liền với môn phái Thiếu Lâm, ngôi chùa này nằm ở chân núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn và là điểm hành hương đông khách bậc nhất tại Trung Quốc. Ảnh: Ecns.

Với kiến trúc cổ điển, tông màu đỏ thâm trầm cùng những cây ngân hạnh lá vàng rực, chùa Thiếu Lâm vào mùa thu khiến người ta có cảm giác như lạc vào một thế giới khác trong những bộ phim, cuốn truyện thời xưa. Ảnh: Chinanews

Hoa Sơn (Thiểm Tây): Ngọn núi thuộc dãy Tần Lĩnh này trong truyện Kim Dung là nơi có môn phái cùng tên - vốn nổi danh thiên hạ với Hoa Sơn kiếm pháp và Tử hà thần công. Ở đời thực, đây là một trong "tứ đại danh sơn" của Trung Quốc với lịch sử lâu đời cùng khung cảnh tuyệt đẹp. Ảnh: Ecns.

Mùa thu, đến đây vào những ngày thời tiết thuận lợi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh như chốn thần tiên với lá cây nhiều màu sặc sỡ hay biển mây bồng bềnh trong ánh bình minh. Người ưa mạo hiểm có thể trải nghiệm tuyến đường leo bộ được mệnh danh nguy hiểm nhất hành tinh. Ảnh: Photodune.

Đại Lý (Vân Nam): Tòa thành của chàng Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ ngoài đời thực nằm ở vùng Vân Nam thanh bình, xinh đẹp. Các kiến trúc cổ vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn, cho du khách khám phá. Ảnh: Eastravel.

Ngoài khu thành cổ, Đại Lý còn có nền văn hóa thú vị cùng những địa danh nổi tiếng như hồ Nhĩ Hải, núi Thương Sơn, núi Ngọc Án Sơn... Du khách có thể đi thuyền trên hồ vào sáng mùa thu để ngắm trọn khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Ảnh: Chinadiscovery

Núi Nga Mi (Tứ Xuyên): Trong truyện Kim Dung, đây là nơi khởi nguồn và đặt đại bản doanh của phái Nga Mi do Quách Tương sáng lập. Còn trong đời thực, đây là một trong "tứ đại Phật giáo danh sơn", với ngôi chùa vàng diễm lệ đặt ở Kim Đỉnh. Ảnh: China Discovery.

Mùa thu, vào những ngày trời đẹp, du khách có thể lên núi từ sáng sớm để ngắm không gian bao la và ngắm mặt trời. Nếu may mắn, bạn có thể được ngắm biển mây đẹp như tiên cảnh. Ảnh: Ymrise.

Núi Võ Đang (Hồ Bắc): Là một trong những cái nôi của võ thuật Đạo giáo, ngọn núi được Kim Dung mô tả là đại bản doanh của môn phái cùng tên. Ở đời thực, đây là một danh thắng ngoạn mục, thu hút du khách đến vãn cảnh. Ảnh: Chinadaily.

Với độ cao trung bình hơn 1.000 m cùng các cụm công trình kiến trúc cổ xưa đặc sắc, đến núi Võ Đang, du khách sẽ được trải nghiệm không gian của mây trời, núi non, cũng như tìm hiểu về lịch sử của Đạo giáo. Ảnh: Trip.

Nguon: https://zingnews.vn 

Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc

 Là sa mạc lớn nhất Trung Quốc hiện nay, từ lâu, Taklimakan vốn nổi tiếng là chốn "đi dễ khó về".

Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc từ trên cao

Taklimakan là một sa mạc nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc.

Vốn được biết tới là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới, Taklimakan bao phủ trên diện tích lên tới hàng trăm km2 của lòng chảo Tarim, với những cồn cát cao tới 300m.

Vẻ hùng vỹ, khoáng đạt của sa mạc Taklimakan ở góc nhìn trên cao

Tại rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của "Con đường tơ lụa" cổ xưa, từng được những thương nhân tìm ra, men theo vành đai Taklamakan và những ốc đảo để tránh các vùng đất khô cằn.

Tại sao nói Taklimakan là "chốn đi dễ, khó về"? Thực chất điều này xuất phát từ chính cái tên của nó. Trong tiếng người Ngô Duy Nhĩ, nơi này được hiểu nôm na rằng "có thể vào đó, nhưng không bao giờ có thể ra ngoài". Đây cũng là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay.

Những đụn cát tại đây có thể cao tới 300 m

Trước kia, lạc đà là phương tiện để vận chuyển hàng hóa đi trên sa mạc này. Đó cũng chính là một phần của tuyến đường "Con đường tơ lụa" - nơi kết nối giao thương giữa châu Âu và châu Á hơn 2.000 năm trước. Bởi vậy từ xưa, vùng sa mạc Taklamakan đã đóng vai trò cực quan trọng với giao thương Á- Âu.

Đoàn lữ khách cùng lạc đà đi trên sa mạc

Từ lâu, các di tích khảo cổ vẫn còn tồn tại ở Taklamakan. Nhưng tất cả đều bị cát bao trùm. Nhiều đền đài, nhà cửa cổ xưa nằm trùm giữa mênh mông biển cát…

Quốc Việt

Theo CGTN/ Xinhua

Nguon: https://dantri.com.vn

Thung Lũng Bắc Sơn

 Thung Lũng Bắc Sơn - Thiên đường màu xanh nơi xứ Lạng

Đến Thung Lũng Bắc Sơn, khung cảnh thiên nhiên hoa quyện với núi non hùng vĩ tạo cho nơi đây vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Thung lũng Bắc Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160 km theo quốc lộ 1B.

Được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, Bắc Sơn hiện ra trong mây khói mờ ảo với vẻ đẹp mê hoặc, kỳ vĩ của núi, của mây, của những đồng lúa xanh mướt hút tầm mắt..

xen kẽ những núi đá vôi là là dòng sông nhỏ uốn lượn. Phía dưới thung lũng là những nếp nhà của người dân tộc Tày, Nùng, Dao.

Đến đỉnh ở độ cao hơn 600 m so với mực nước biển, đỉnh Nà Lay có một bãi sân rộng để du khách tha hồ chiêm ngắm toàn cảnh thung lũng. Đây được xem là đài vọng cảnh ấn tượng nhất cho các nhiếp ảnh gia và bất kỳ du khách nào khi đến Bắc Sơn.

Từ đỉnh Nà Lay nhìn xuống, giờ đây cả một bức tranh đại cảnh tuyệt sắc nằm gọn trong đôi mắt du khách. Ở đó có màu vàng của lúa chín, nâu của đất, xanh lam của sông…

Địa hình Bắc Sơn bằng phẳng thuận lợi cho việc tưới tiêu nên lúa được trồng 2 vụ và thường thu hoạch muộn hơn đa số các vùng khác từ nửa tháng tới một tháng.

Lúa ở Bắc Sơn được trồng không cùng thời điểm nên có ruộng thu hoạch trước, ruộng thu hoạch sau tạo thành những mảng màu đặc sắc.

Đặc biệt, người nông dân ở Bắc Sơn thường thu hoạch bằng máy nên tốc độ thu hoạch rất nhanh và tạo thành những hình thù rất lạ mắt trên đồng ruộng.

Mặc dù đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng từ tháng 7 đến cuối tháng 11, khi đó những bông lúa chín vàng nhuộm một màu vàng ruộm, óng ả lên cả vùng thung lũng rộng lớn...

...song thực tế du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấn tượng của vùng đất này vào tất cả các mùa trong năm, mỗi mùa Bắc Sơn khoác lên mình một màu sắc khác Nếu đến Bắc Sơn vào thời điểm khi lúa mới cấy, toàn bộ không gian sẽ hiện ra một màu xanh mướt của nước, của mạ non

Minh Khánh Ảnh: Bùi Vinh Thuận

Nguon: http://toquoc.vn

Quảng cáo nhà đất khiến khách hàng ngã ngửa

 Quảng cáo nhà đất khiến khách hàng ngã ngửa

Nhân viên môi giới nhà đất nói với khách hàng: "Ngôi nhà này có một điểm tốt và một điểm xấu, để chứng minh cho ông bà thấy, tôi sẽ nói về cả hai".

Nhân viên chậm rãi nói:

- Điểm bất lợi của ngôi nhà này là ở phía nam có một bãi rác tập trung khá lớn, ở phía bắc thì có một nhà máy làm nước mắm.

- Vậy thì có lợi thế gì chứ? – khách hàng kinh ngạc.

Người môi giới cười đáp:

- Lợi thế là ông bà sẽ luôn biết được gió thổi đến từ hướng nào.

- !?!


Nằm viện 5 tháng vì nụ hôn hại sức khỏe

Hai anh chàng nói chuyện với nhau về nụ hôn.

Một anh nói:

 - Này, nghe nói hôn rất có hại cho sức khỏe, có đúng không nhỉ?

- Đúng đấy! Hồi nọ, tớ hôn một cô đã có chồng, thế là phải nằm viện mất những 5 tháng...!


Bác sĩ khôn lỏi tư vấn tình yêu

Một anh chàng đang phân vân không biết chọn tình hay tiền nên tìm đến nhờ bác sĩ tư vấn.




Nguon: vtc.vn

Những địa điểm bí ẩn nhất Đông Dương - Phần 1

 Đông Dương có rất nhiều địa điểm bí ẩn đáng kinh ngạc đang chờ được khám phá. Từ những ngôi đền bị rừng rậm nuốt chửng đến các tòa nhà bị bỏ hoang từ thế kỷ trước, trong đó có một số điểm đến được bao phủ trong bí ẩn khiến du khách tới khám phá vừa thích vừa sợ.

Banteay Chhmar, Campuchia

Hầu hết du khách chọn đến Campuchia vì những ngôi đền Angkor nổi tiếng để lại ấn tượng khó phai mờ. Angkor, thủ đô của Đế chế Khmer, bao gồm một danh sách dài các địa điểm đáng đến: Angkor Wat, Angkor Thom, Ta Prohm, Đền Bayon, Banteay Kdei, Preah Khan, Phnom Bakheng, Banteay Srei, Ta Keo, và rất nhiều ngôi đền khác. Trong số đó, Angkor Wat là công trình lớn nhất, ngoạn mục nhất và cũng được biết đến nhiều nhất. Nhưng ít ai biết về “một Angkor Wat khác”, đó là Banteay Chhmar.

Banteay Chhmar là một thành phố cổ bị bỏ hoang nằm sâu trong rừng rậm gần biên giới với Thái Lan, cách Angkor khoảng 170km. Banteay Chhmar được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 - đầu thế kỷ 13 dưới thời trị vì của Vua Jayavarman VII. Banteay Chhmar được cho là một trong những kiệt tác kiến trúc vĩ đại nhất của Đông Nam Á. Người ta cho rằng ngôi đền sánh ngang với Angkor Wat về quy mô và độ tráng lệ. Tương tự như Angkor Wat, ngôi đền chính được bao quanh bởi một con hào lớn ở cả 4 phía. Ngoài ra còn có một tháp 4 mặt giống như của đền Bayon ở Angkor Thom.

Quan sát kỹ, du khách có thể tìm thấy những bức phù điêu được làm đẹp mắt đại diện cho cuộc chiến giữa các vương quốc Khmer và Champa. Bị bỏ rơi trong tự nhiên gần 800 năm, sau đó bị Khmer Đỏ tách khỏi thế giới và bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của một cuộc nội chiến, các tháp, phòng và các bức phù điêu tinh xảo của ngôi đền đã dần dần sụp đổ trong rừng rậm xâm lấn. Tuy nhiên, hàng ngàn bức tượng của Đức Phật tại Banteay Chhmar không hề bị phá hủy cho tới ngày nay.

Thành phố cổ Bagan, Myanmar

Bagan là một thành phố đổ nát ở miền trung Myanmar, được bao phủ bởi rất nhiều đền chùa. Đây là thủ đô của Vương quốc Bagan thịnh vượng tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 trước khi bị xâm lược bởi người Mông Cổ vào năm 1287.

Bagan là một trung tâm tôn giáo và văn hóa sôi động. Các nhà sư và học giả từ Ấn Độ, Sri Lanka, Vương quốc Khmer đã đến Bagan để nghiên cứu các nghi lễ Phật giáo cũng như âm vị học, ngữ pháp, chiêm tinh, giả kim, y học và luật pháp. Bagan là thiên đường cho các nhiếp ảnh gia khi nơi đây hiện lên tầng tầng lớp lớp những ngôi chùa lớn nhỏ nhô lên từ vùng đồng bằng châu thổ xanh tươi. Trong thời kỳ hoàng kim của nó, hơn 10.000 ngôi đền, bảo tháp và các di tích tôn giáo khác đã được xây dựng, trong đó “chỉ” có hơn 2000 ngôi đền còn tồn tại. Ngày nay, cố đô tiếp tục là điểm đến hành hương nổi tiếng. Điều làm cho Bagan trở nên đáng chú ý là ở mọi nơi bạn nhìn vào luôn có một ngôi đền trong tầm mắt. Vào lúc hoàng hôn, ánh tà dương phủ một lớp vàng lên những tàn tích gạch khiến khung cảnh càng thêm huyền bí.

Thánh địa Mỹ Sơn, Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể đền thờ Ấn Độ giáo có từ thế kỷ thứ 4. Mỹ Sơn được xây dựng bởi người Chăm từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13. Đây là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Vương quốc Champa.

Sau khi Vương quốc Champa sụp đổ, Mỹ Sơn bị lãng quên và bị rừng rậm bao phủ cho tới khi người Pháp phát hiện nó vào cuối thế kỷ 19. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những ví dụ điển hình về kiến trúc Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á. Chúng được xây dựng bằng gạch nung với các cột đá và trang trí bằng các bức phù điêu bằng đá sa thạch mô tả các cảnh trong thần thoại Hindu. Các đền tháp Chăm không có cửa sổ nên bên trong rất tối.

Cấu trúc của các ngôi đền rất đáng chú ý. Nếu nhìn gần các bức tường, bạn sẽ không thấy vữa hay bất kỳ chất kết dính nào giữa những viên gạch. Kỹ thuật xây dựng nơi này vẫn còn là một bí mật. Gạch Chăm cổ có chất lượng cao, có tuổi đời hơn nghìn năm nhưng vẫn cứng cáp và giữ được màu đỏ nguyên thủy. Phần lớn kiến trúc của Mỹ Sơn đã bị bom Mỹ phá hủy, chỉ có 17 công trình kiến trúc (trong số 71 công trình) còn sót lại. Ngày nay, chúng vẫn còn rất ấn tượng và bạn có thể thấy những hình chạm khắc trang trí công phu trên gạch của các vị thần và biểu tượng khác nhau của đạo Hindu.

Vat Phou, Lào

Nằm sâu trong những khu rừng ở Champasak, miền Nam Lào là quần thể chùa cổ Vat Phou (Vat Phu hay Wat Phou). Vat Phou đại diện cho sự thống trị và hùng mạnh của Đế chế Khmer cai trị một vùng rộng lớn của Đông Nam Á từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15.

Vat Phou lâu đời hơn Angkor Wat hay Angkor Thom nổi tiếng, công trình kiến trúc đầu tiên được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 và những công trình kiến trúc còn sót lại hiện nay có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Tên gọi này có nghĩa là “ngôi đền trên núi” và ám chỉ vị trí của nó trên chân ngọn núi linh thiêng Phou Kao nhìn ra tàn tích của thành phố cổ Shrestapura (từng là thủ đô của vương quốc Chân Lạp và Champa, ngày nay được gọi là Phou Kao).

Vat Phou được tôn thờ như hiện thân của thần Shiva. Là một trong những di tích lâu đời nhất ở Đông Nam Á, sau hàng nghìn năm chiến tranh, xung đột và thảm họa thời tiết, Vat Phou vẫn được bảo tồn rất tốt. Bạn có thể đến thăm ngôi đền quanh năm, nhưng Lễ hội Vat Phou hằng năm diễn ra vào tháng 2 là thời điểm lý tưởng nhất để tới đây.

Cánh đồng Chum, Lào


Cánh đồng Chum là một thắng cảnh khổng lồ đáng kinh ngạc nằm ở phía đông bắc xa xôi của Lào. Cái tên này xuất phát từ bộ sưu tập hàng nghìn chiếc chum đá đồ sộ nằm rải rác khắp cao nguyên Xieng Khuang.

Cánh đồng Chum đã trải qua một khoảng thời gian rất dài trong lịch sử, có từ thời kỳ đồ sắt từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên. Đây là một địa điểm hấp dẫn để nghiên cứu thời tiền sử Đông Nam Á. Đến nay, bất chấp những nỗ lực hết mình của các nhà khảo cổ học, nguồn gốc và lý do hình thành Cánh đồng Chum vẫn còn là một bí ẩn. Nền văn minh tạo ra những chiếc chum đã biến mất từ lâu. Không ai thực sự chắc chắn tại sao họ lại ở đây.

Các giả thuyết về công dụng của những chiếc chum này được phổ biến rộng rãi như bình đựng rượu trong đám tang, đựng thức ăn hoặc nước mưa trong khi người dân địa phương tin rằng chúng được những người khổng lồ sử dụng để đựng rượu. Họ biết một điều rằng, những chiếc chum được làm bằng đá tự nhiên (sa thạch, đá granit, breccia, composite và đá vôi) và có thể được chạm khắc bằng tay với dụng cụ là đục sắt.

Hàn Ly (Theo bestpricetravel)

Nguon: https://www.baogiaothong.vn

Quả chuông nặng 9 tấn

 Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng

Do số phận đặc biệt của mình mà trong gần thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ (Nam Định) chưa được đánh một lần nào.

Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp quốc gia của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tôn, trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu Bắc bộ, cảnh quan sơn thủy hữu tình, xung quanh có sông nhỏ và hồ bao quanh.

Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không sinh đầu thế kỷ XII, hương quán tại làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Đại Hồng Chung (chuông) được đúc vào khoảng những năm 1936. Trong quá trình đúc chuông, vì tôn kính ngôi chùa linh thiêng nên nhiều tín đồ, phật tử đã công đức cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó. Quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm, đây là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho.

Khi quả chuông khổng lồ nặng 9.000kg vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. 

Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đến nay.  Do số phận đặc biệt của mình mà trong gần một thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ chưa được đánh một lần nào.

Chùa Cổ Lễ có sự khác biệt rất lớn và rõ rệt về kiến trúc so với các ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam. Nếu như chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc thì chùa Cổ Lễ không những rộng mà còn rất cao với kiến trúc mái vòm kiên cố.

Sự kéo léo kết hợp giữa các yếu tố kiến trúc cổ truyền với kiến trúc Gô-tích của Gia-tô giáo đã làm nên nét khác biệt, độc đáo của ngôi chùa này.

Tương truyền rằng khi xây chùa, các nhà sư không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính. 

Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm liên hoa thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung đây là một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật. Tháp cao 32m, do chín tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là chín tầng trời, đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật. 

Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật. Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh. 

Hội chùa Cổ Lễ một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người..., phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Nhật Minh

Nguon: https://dantri.com.vn/