F tháng 9 2012 ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


LOI VAN NGAN


             KHÚC  NGOẶC

      Gia Đình Anh đang ở cái xứ vùng quê nghèo khổ, hàng ngày vào sáng sớm Anh phải đạp 16 km về Thành Thị trải bên lề đường những món đồ cũ như kềm, búa vài ba phụ tùng cũ của xe đạp mua lại rồi bán, mua bán đồ chợ trời mãi đến chiều lại về nhà trên chiếc xe đạp cọc cạch, tháng mưa thì cày cuốc xong hết đất mới đi bán chợ trời, cứ thế. Cái xứ vùng quê nghèo quá ăn phải trộn thêm khoai củ, nước uống phải chở bằng xe đạp mà tháng nóng phải canh 1 hay 2 giờ sáng mới có mà múc chở về uống, nhà ở thì bằng lá, chắp vá tứ tung, mưa dột là chuyện phải có, mưa lớn gần như Vợ Chồng phải thức nhường chỗ cho 3 Con ngủ, đã vậy mà Anh Em ở gần nhau lại sứt mẻ cũng do đời sống kinh tế thấp kém quá. Biết bao lần Anh tự đạp xe đi tìm “miền đất hứa” để chuyển đi mà sống chứ kiểu này không thể.
      Ngày đó, là ngày thay đổi cuộc đời Gia Đình Anh sau bao ngày suy nghĩ, phải bỏ xứ đi dù Con 3 đứa chưa đứa nào biết chữ, thời đó đi có nghĩa là chạy trốn nên ngày chạy trốn hôm ấy cả một đời người Anh không thể quên được.
      2 giờ sáng, Anh lục đục thức dậy dắc người Vợ bồng đứa Con nhỏ cùng 2 cái giỏ kéo đi trước, hơn 2 km đến một cây to trốn vào đó rồi về nhà  đánh thức 2 đứa Con cùng một ít đồ gọn gàng đưa nhau đến cái cây lớn tập trung đó, tất cả 5 người cùng cái tài sản giá trị lớn nhất là chiếc xe đạp chợ trời chứ không gì là quý. May mắn đón được một xe tải nên 5 người cùng chiếc xe đạp thóat đi.
       Anh đến một vùng nửa quê nửa thành nơi người Chị Vợ ở, xin tá túc để kiếm sống. Cuộc sống bắt đầu tìm cái sống cho 5 thành viên Gia đình.  Đi một ngày tìm việc làm, rồi ngày mai Anh ra góc tư đường quốc lộ 1 sửa xe đạp, người Vợ lấy Trà Xanh tươi của người Chị Vợ buôn về, ra bên lề đầu Chợ ngồi bán lẻ, lời ăn vốn trả, tối về Anh dạy Con học mà các Con 2 đứa lớn đã hơn mấy năm tuổi mà chưa đến trường. Công việc gia đình Anh cứ thế sửa xe đạp và bán trà xanh tươi tạm sống qua ngày nhưng cũng thong thả hơn ở Quê. Anh sống rất hài hòa chào hỏi mọi người và cũng là một trong những người nghèo nơi đây nên cũng không ai đánh động đến.
      Ngày ấy, có 2 người đàn ông nước ngoài tuổi trung niên đến cần việc gì đó mà ở đây không ai biết tiếng nước ngoài, thấy vậy Anh nói rồi đi với 2 người nước ngoài 2 ngày, từ đó xóm làng biết đến Anh, nên tối mỗi đêm Con cái gần đó gởi Anh dạy Anh Văn rồi có người giúp hồ sơ giấy tờ cho 3 Con Anh đi học, Anh vui mừng do 3 đứa Con được đi học, Anh cố gắng lam lũ kiếm tiền để 3 Con đi học nên luôn ở ngoài đường sửa xe đạp, chỉ về nhà ăn cơm trưa và chiều tối về nghỉ, cứ thế. Song song học Văn Hóa, Anh cùng 3 đứa Con học Võ Thuật tại Trung Tâm để tạo cho Con tự tin. Có lần trên báo Tuổi Trẻ đăng tin về 4 Cha Con Anh đã thi đậu lên đai đen nhất đẳng cùng chụp chung tấm ảnh trên báo. Anh dạy dỗ giáo dục Con thật nhẹ nhàng chưa một lần đánh Con và đời sống Gia Đình rất đạm bạc không một nhu cầu gì kể cả ăn uống, còn niềm vui các Con là học cùng nhau.
      Thấm thoát Con Cái Anh trưởng thành đứa Con Trai lớn tốt nghiệp Đại Học đi làm vài năm được sang Úc học Thạc sĩ về làm Giảng Viên Trường Đại Học. Con Gái Anh tốt nghiệp Đại Học Cử Nhân Anh Văn nên về dạy tại Trường Phổ Thông Cấp 3, còn Con Trai Út tốt nghiệp Trường Đại Học Ngân Hàng giờ đang là Phó Giám Đốc một Ngân Hàng ở Tỉnh. Các Con Anh đã có Vợ Chồng đâu vào đó.
      Tôi gặp lại Gia Đình Anh vẫn sống đạm bạc, vẫn chào hỏi như ngày nào Anh mới đến và cũng vẫn dạy tiếng Anh cho đám nhỏ khác mà không hề lấy một lệ phí nào giống như những ngày đầu Anh mới đến.
      Sự thành công của Anh là sự thành công 3 đứa Con nếu Anh không bứt phá chạy trốn cái nơi mà ăn cơm phải độn khoai củ và nước uống phải chờ chực mới có, thì các Con Anh ngày nay không biết ra sao. Biết ra sao, ngày sau? 
      
          Phan Thiết, Ngày 30.9.2012
                NGUYENTIENDAO

   @ Thiên tài có thể đặt nền móng nhưng hoàn tất công việc phải là lòng kiên nhẫn
                       H . Heine

LOI VAN NGAN 100 TU


            ĐÊM  TRUNG  THU

      Ai đó từng là Học Sinh các Trường Tiểu Học tại Phan Thiết sẽ còn nhớ cái đêm Trung Thu, đêm Rước Đèn, đêm Tết Thiếu Nhi mà một đời đi học được cầm lồng đèn 1 hay 2 lần đi vòng Thành Phố Phan Thiết.
        Đêm qua Trung Thu rước đèn, nhìn các Cháu cầm những lồng đèn đủ màu sắc thích thú bước đi trong niềm vui.
       Tôi cùng Cháu Nội nhìn dòng đèn người thật vui, Cháu thắc mắc Tôi giải thích tại sao có đêm Trung Thu . . . mà vui cộng hưởng Đêm Trung Thu xưa nay.

            Phan Thiết, Ngày 30.9.2012
                 NGUYENTIENDAO

    @ Kỷ niệm dẫu ngọt ngào vẫn mang theo vị chát, nhớ lại niềm vui xưa luôn thấy lòng khổ sấu
                          Byron

Lục Bát Hương Trà


(cảm tác sau khi đọc Thương Hoài Ngàn Năm)
Đc thơ hay tht là hay
Hương thơ phơ pht lt lay hồn người
Vn thơ lc bát ngm ngùi
Bn tôi thi sĩ ngi ngi sáng trong!
NTH
30-9-2012

THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

Trãi qua một giấc mơ đời,
Câu thơ lãng mạn cũng rời đỉnh cao.
Nặng lòng phúc đáp lao xao,
Sóng xô bờ đá, nghiêng chao thuyền tình.
Nắng cười ấm áp bình minh,
Chỉ là luyến nhớ chuyện mình thế thôi.
Ngày dài bằng hữu lên ngôi,
Dư âm lắng đọng trên môi ngọt ngào.
Hỏi ngày tháng có xanh xao,??
Miên man. bất tận, lời nào cố tri?
Minh tâm nhớ lúc xuân thì,
Liễu xanh ủ dột-trăng đi quên về.
Sương khuya ngậm hạt não nề,
Dẫu là tí chút cận kề niềm riêng.
Ta soi lặng lẽ gương thiền,
Cười thay số phận, cõi tiên miệt mài,
Xót xa một nỗi trần ai!
Đảo điên nhớ tiếc sắc tài hư không
Vô thường sao vẫn hoài mong.
Thẩn thờ thương mãi phượng hồng trời xa.
Nghiêng nghiêng vành nón ngọc ngà,
Áo cài hoa trắng, lụa là ngẩn ngơ.
Mộng tình đầy ắp trang thơ,
Ngu ngơ một thuở, ai chờ thu phai.
Ta câu lục bát dặm dài,
Đèn vàng phố thị miệt mài trầm ngâm.
Đối hình vọng mãi chữ tâm,
Ai đâu bắt bóng- ca cầm tìm vui.
Gần nhau chia xẻ ngọt bùi,
Nửa đời xa biệt, ngậm ngùi đắng cay.
Quý thương tình vẫn còn đầy,
Dài dòng phân cạn tỏ bày tình thân.
Hương tình xin hãy cân phân,
Trót yêu xin hãy ân cần giúp nhau.
Cám ơn ngày tháng thanh tao,
Cám ơn tình nghĩa chuyển giao bạn mình.
Tình nồng, nghĩa nặng tươi xinh,
Cám ơn gìn giữ chữ tình thủy chung.
Dẫu trong tư tưởng vô cùng...
Đừng nên suy nghĩ lùng bùng nghe anh...
Sông Mường vẫn mãi trong xanh,
Chúng ta còn mãi long lanh tình đầy..
Hương xưa ngày cũ ngất ngây,
Nhìn nhau tưởng đã:THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM....

LOI VAN NGAN 100 TU


          HÃY  CƯỜI   LÊN  

     Có người Bạn lam lũ, rồi vay mượn mua được chiếc xe đẹp vừa ý, mà không ai biết Anh thiếu nợ vì chiếc xe đẹp, cùng luôn nở nụ cười trên chiếc xe đẹp.
      Có người Bạn phung phí nên dư thừa ít, phải vay mượn nhiều mua chiếc xe đẹp, nhưng khi đi trên chiếc xe đẹp Anh luôn méo mó rên rỉ thiếu nợ vì chiếc xe đẹp.
      Đó là hình ảnh 2 người Bạn 30 năm trước  Nay có một người thành công trong cuộc sống do Anh luôn nở nụ cười và không rên rỉ.

         Phan Thiết, Ngày 29.9.2012
               NGUYENTIENDAO

   @ Nụ cười là ánh sáng sưởi ấm lòng người buồn tủi và là liều thuốc hoàn hảo nhất giải tỏa mọi sự ưu tư.
                        Balzac

LOI VAN NGAN 100 TU


                  CÁI  QUẦN
        
      Tôi mua cái quần, thử tới lui rồi mua, lựa chọn đã kỹ lưỡng nên mặc gìn giữ  hơn.
      Con Trai lớn thấy Tôi mặc nên cũng thích, sau lần giặt đầu tiên Nó lấy ra mặc mà thích thú lắm, nhưng gìn giữ không bằng Tôi.
      Con Trai nhỏ cách Con Trai lớn 12 tuổi ở xa về không đồ mặc, thấy cái quần mới liền mặc cũng thích, nhưng không gìn giữ.
       Tôi nhìn 2 Con Trai mặc cái quần của Tôi mà lòng hạnh phúc. Bởi nay 3 Cha Con đã mặc được chung cái quần mới.

            Phan Thiết, Ngày 29.9.2012
                  NGUYENTIENDAO

     @ Có tiền mua gì cũng được nhưng trừ Hạnh Phúc.
                           Guitry

LOI VAN NGAN 100 TU


              PHẢI  CỦA  TAO

       Người Anh không tín nhiệm do tánh khí từ bé đã phóng túng, quậy phá.
       Người Em luôn nghe và chịu sự dạy dỗ Bố Mẹ, nên khi thành lập Công Ty Người Em làm Giám Đốc, người Anh làm Phó. Mọi việc làm ăn phát triển tốt đẹp phần nhiều do sự hy sinh, làm việc của người Em. Nhưng trong thâm tâm người Anh vẫn không bằng lòng “Mình là người Anh phải đứng đầu, phải tôn trọng mình” nên luôn nghĩ Công Ty phải của riêng mình, không là ai cả.
       - Hãy chờ đó . . . phải của Tao!
  
          Phan Thiết, Ngày 28.9.2012
                NGUYENTIENDAO
  
    @ Ganh tị và oán ghét là yêu thương đã đắm chìm.
                           Rollin

LOI VAN NGAN 100 TU


      PHẢI  LÀ  CỦA  RIÊNG  TÔI

      Vợ Chồng người Chị từ nước ngoài về thăm, thấy còn đứa Em Gái nên nảy ý định “Hôn Nhân giả”, ly dị rồi Chồng về cưới Em gái.
      Vài năm thực hiện được ý đồ, Em Gái nhập cảnh theo Chồng là Anh Rễ ở chung nhà, gặp nhau tất cả vui mừng đạt được ý muốn.
     Hai năn sau, Em Gái về Việt Nam cùng Anh Rễ mà luôn giới thiệu “Đây là Chồng Em thật sự, không là Hôn Nhân giả”.
      Do sống chung đụng Em Gái đã chiếm đọat không như ý định Chị và Em.

          Phan Thiết, Ngày 28.9.2012
               NGUYENTIENDAO

   @ Tình yêu phải của riêng Tôi, chứ không muốn ai chia, dù chút xíu.
                          TS

LOI VAN NGAN 100 TU

    SỰ  GANH  TỊ   ÍCH  KỶ

    Nó tiết kiệm, dành dụm cộng thêm mượn, nên mua được chiếc xe mà Nó ước mong.
      Lâu nay không ai ghét Nó, nhưng từ lúc có chiếc xe làm xóm làng, Anh Chị nhìn Nó khác, luôn nghĩ Nó giàu có dư thừa mà làm bộ.
      Ở những xứ khác thì luôn vui mừng khi người bên đạt được ý muốn, vì họ biết đạt được phải bỏ nhiều công sức, thời gian cộng vay mượn mới có.
      Ở Ta không nghĩ bỏ công sức và vay mượn, mà dư thừa mới có. Đó là sự ganh tị, ích kỷ.

          Phan Thiết, Ngày 27.9.2012
                NGUYENTIENDAO

   @ Đừng bao giờ ném bùn vào người khác, Bạn có thể ném trật và tay Bạn sẽ bị bẩn.
                        Byron

LOI VAN NGAN 100 TU

         SỐNG   ĐỂ   TRẢ

      Trên con đường nhiều người qua lại, có một người Đàn Ông già mắt mờ ngồi bên lề đường, để cái lon và tấm bìa giấy có hàng chữ “Xin cho 1$ vì Tôi cần sự sống” nhiều người qua lại thả vào lon những đồng xu cho Ông.
       Như mọi ngày vẫn có những đồng xu thả vào lon. Nhưng nay, có Cô Gái trẻ đẹp bước đến không thả đồng xu mà lấy tấm bìa giấy ghi vào mặt sau “Sung sướng nhận 1$ để sống, nghĩ lại những gì gây ra” .
       Rồi đặt xuống bước đi . . .

        Phan Thiết, Ngày 27.9.2012
             NGUYENTIENDAO

   @ Kỷ niệm ngày xưa chỉ gây phiền toái khi lương tâm ngày nay hổ thẹn.
                 Samuel  Butler

VAN CUOI 100 TU


       CÙNG  LÀ  BỆNH  NHÂN

     Có 2 bệnh nhân đến hiệu thuốc cùng lúc mua cho chính mình đang bệnh, người bệnh “tiêu chảy”, người bệnh “cần bón”, 2 người kề bên đứng mua, người bán đúng thuốc đúng bệnh nhưng đưa nhầm, làm bệnh “tiêu chảy” cộng thêm, “cầu bón” nhân đôi.
     Hôm sau 2 bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh Viện, vô tình gặp nhau lại nằm gần nhau, quen nhau, thân nhau đang than thở về người bán thuốc.
    Bỗng cửa phòng mở, bệnh nhân chuyển vào là người bán thuốc hôm qua đầy băng bó thương tích, do đưa nhầm thuốc.

          Phan Thiết, Ngày 26.9.2012
               NGUYENTIENDAO

   @ Còn sống 1 ngày thì phải làm việc cho 1 ngày, nhưng phải chính xác
                          TS

VAN CUOI 100 TU

           MỎNG

    Đôi Trai Gái trẻ đẹp vào gian hàng thuê mướn đồ cưới, lựa qua lại chọn cái áo cưới trắng đẹp, hỏi giá. Cô Nhân Viên nói:
   - Thưa Anh 800.000$ .
    Anh Chàng nhìn rồi nói:
   - Có cái nào, mỏng hơn không?
    Cô Nhân Viên đưa ra nói:
   - Dạ! Đây loại này giá 1.000.000$.
    Anh Chàng lần nữa xem kỹ, hỏi:
<!--[if !supportLists]-->-      <!--[endif]-->Cái nào mỏng, thật mỏng.
 Cô Nhân Viên nhíu mày, khó chịu trả lời:
<!--[if !supportLists]-->-      <!--[endif]-->Thưa Anh có . . . nhưng ở nơi kín . . .
Anh Chàng trợn mắt nói:
<!--[if !supportLists]-->-      <!--[endif]-->Mỏng là ít tiền . . . rẻ tiền, chứ đâu phải vải mỏng mà kín . . .
<!--[if !supportLists]-->-      <!--[endif]-->Trời . . . !

         Phan Thiết, Ngày 26.9.2012
               NGUYENTIENDAO

  @ Khôn ngoan lắm, nghi ngờ nhiều
                      Nietzsche

LOI VAN NGAN

          CĂN  NHÀ  ẤY CĂN  NHÀ  ĐẸP

    Không biết căn nhà ấy có từ lúc nào nhưng khi Tôi lớn lên biết chạy nhảy, thường rủ rê nhau qua trước sân nhà ấy, vui đùa ồn ào luôn bị đuổi nhưng vẫn cứ đến, do sân rộng dài mà lại âm vào trong thật sâu tránh được nhiều xe cộ, nên căn nhà ấy rất nhiều kỷ niệm với chúng Tôi ở tuổi thơ mỗi khi nhắc đến.
     Căn nhà ấy xây cất theo phong cách của Pháp cao ráo thanh lịch, phòng ốc rộng rãi rõ ràng đâu ra đó nên thật thoáng và thích, từ bé đến lớn Tôi có hai ba lần được bước vào trong mà không biết dịp nào hay cơ hội nào, nên luôn cho rằng căn nhà ấy là đẹp chưa từng thấy và cũng khi Tôi nhận biết căn nhà ấy đẹp thì chỉ thấy có 2 Chi Em Gái gần tuổi nhau rất đẹp đã cuối tuổi trung niên, có lấm tấm tóc bạc ở với nhau, không chồng con sống khép kín, co ro không gần ai, chỉ biết dăm ba ngày đi chợ và về, người Em đi chợ luôn đội cái nón lá ngang mặt mà lầm lũi đi như Quỹ Kiếm Sầu một nhân vật lầm lũi bước đi không hề hà ai trong những phim kiếm hiệp năm 1970 – 1972 nổi tiếng, người Em ra đường cứ né tránh người quen bạn bè hay một ai đó mà chẳng ai hề biết tại sao? Còn người Chị thỉnh thoảng đi chợ thế Em Gái mình, khi kề bên người quen thì chào hỏi vui vẻ cùng nụ cười thật tươi đẹp nhưng nụ cười của Chị đã có nét nhăn. Chị Em sống với nhau như thế không làm gì cả nhưng mỗi khi xóm làng, xã phường cần sự giúp đỡ tiền bạc, ủng hộ quyên góp thì địa chỉ căn nhà ấy luôn có tên trong danh sách nhà hảo tâm. Nhiều người nói 2 Chị không cần gì phải làm, sống như vậy ăn 3 đời cũng không hết tiền nữa, nói chi 2 Chị sống đơn giản bình thường như thế này.
    Thế rồi ngày tháng qua đi, năm đó người Em 49 tuổi bỗng lăn ra chết đột tử, sau bao ngày ma chay tang lễ không ai thấy người Chị thỏ thẻ rên xiết đau buồn cái chết của Em mình cùng ai, nhưng khi nhận ngôi mộ Em mình từ thợ mồ mả giao lại, người Chị một mình với ngôi mộ, lúc này bao nước mắt mới tuôn trào đau đớn hơn những lần khóc cho Cha Mẹ, mà mãi đến lúc xế chiều người Chị mới rời cái mả Em mình trong thương khổ.
     Về nhà cả một tuần người ta không thấy người Chị mở cửa mà cứ đóng cửa suốt, kêu gọi vẫn không thấy, nên phá vào thì thấy người Chị đã chết cách đây 48 giờ do uống thuốc tự tử. Hai Chị Em chết, từ đó căn nhà ấy luôn đóng cửa không chủ, thỉnh thoảng có vài ba người lạ đi với xã phường đến coi nhìn căn nhà ấy.
    Sáu tháng qua đi, cũng đúng là cái ngày tốt, xóm làng thấy căn nhà ấy mở rộng cửa, nhiều người lạ ra vô cùng 2 chiếc xe 4 bánh đời mới bóng loáng biển số Sài Gòn đậu phía trước nhà, họ vui vẻ mà bao lâu nay xóm làng này chưa hề thấy những người lạ này trong căn nhà này, rồi họ bắt tay nhau chào biệt ra đi thân mật. Trong những người đó, người mà nổi bật, bặt thiệp nhất là một người Đàn Ông hơn 60 tuổi mà trẻ trung cao ráo,  lịch sự luôn vui cười nói chuyện chậm chạp và cũng có nhiều từ tiếng Việt nói không chuẩn, nên thêm vào những từ tiếng Anh trong câu nói để diễn đạt ý của mình. Ông đến và đi không quá 1 giờ đồng hồ trong căn nhà ấy. Rồi căn nhà ấy trở lại bình thường, khóa lại bỏ ngỏ không ai ở nhìn ngó đến.
       Năm sau, cũng vào cái ngày đẹp trời, ngày tốt căn nhà ấy được nhiều người thợ đến đập phá do một người Đàn Ông trẻ dẫn đi và  nhận mình là chủ căn nhà ấy đã mua lại, nhìn căn nhà ấy thấy vẫn chắc chắn vững vàng kiên cố và đẹp mắt, mà nếu muốn làm mới thì chỉ quét vôi sơn là xong, thế mà nay lai phá đi thật phí. Nhưng không căn nhà ấy khi xưa của Pháp xây dựng nay đã đến chu kỳ bảo hành thì Công Ty Xây Dựng của Pháp gởi giấy báo cho biết căn nhà ấy đã đến tuổi cần phải lưu ý, sữa chữa gia cố hay phá đi cùng kèm theo bản lập lăng để người đang ở quan tâm mà nay không cần biết ai ở, ai chủ.
      Căn nhà ấy phá đi nhiều người gần bên thấy tiếc rẻ mà đâu biết căn nhà ấy đã bao năm cần như thế, đã đổi Chủ bán cho Anh trẻ này đang ở Sài Gòn, người bán là Ông cao to lớn vui vẻ sống tại Mỹ là Anh Cả duy nhất của 2 Chi Em chết trước đây. Anh Cả này nhận tin 2 đứa Em Gái chết thừa kế căn nhà ấy đã liên lạc bán, trong 6 tháng Anh Cả đã bán và về Việt Nam đến căn nhà ấy, căn nhà Anh Cả lớn lên khôn lanh, nhiều kỷ niệm thế mà Anh Cả vào đây để bán, nhận tiền căn nhà ấy, đến và đi không quá 1 giờ đồng hồ và chắc chắn Anh Cả vĩnh viễn không quay lại ở cái xứ có cái nhà mà Anh nở ra cùng nhiều kỷ niệm sống, nhất là căn nhà ấy.
       Căn nhà ấy chủ mới trẻ, đập phá toàn bộ xây dựng nên căn nhà đẹp khác mới mẻ, trẻ trung của thập niên 21 nên nhiều người qua lại cứ mãi khen đẹp sang trọng, nhưng căn nhà đẹp vẫn mãi đóng cửa thỉnh thoảng vào những dịp lễ tết hay chủ nhật thứ bảy gia đình thân nhân chủ căn nhà đẹp từ Sài Gòn kéo nhau ra chơi, vì cái xứ này là vùng biển nên ai cũng thích.
       Tháng ngày qua đi, ngày ấy chủ nhật căn nhà đẹp có nhiều người từ xa đến vui vẻ chơi đùa tắm biển rồi  tổ chức ăn uống nên không khí thật vui nhộn, lúc đó 6 giờ chiều có một Bà 60 tuổi bước chân tàn tật cao thấp khó đi, cứ thập thò lấp ló trước cổng sắt nhìn coi có phải là cái địa chỉ mình muốn tìm không?
      Đúng căn nhà ấy mà Bà đang tìm kiếm là căn nhà đẹp này đây, rồi hỏi thăm nên Bà biết, lại càng thập thò hơn không dám hỏi, cuối cùng người trong nhà hỏi Bà là ai, cần gì? Bà cho biết Ba Má gia đình Bà nếu còn sống tính đến hôm nay thì ở tại đây, tại căn nhà đẹp này hơn 70 năm, tại căn nhà này sinh sống trước 18 năm, sau đó mới xây dưng căn nhà ấy. Trước đó sanh người Anh Trai sau 2 năm sanh Bà ra là đứa con thứ 2 nhưng không may mắn bị tàn tật bẩm sinh, lại xấu xí không giống Ba Má nên tình thương yêu từ bé Bà đã bị Ba ít thương yêu, sau đó vài năm Mẹ lại sanh tiếp 2 người Em Gái dễ thương nên mọi tình thương gần như dành hết cho 2 Em và Anh Cả. Bà vẫn đi học nhưng đến lớp 5 cho nghỉ, lấy lý do con gái học nhiều không tốt, ở nhà phụ Ba Má coi Em tốt hơn, còn những Em Gái Bà thì được đi học đến Tú Tài rồi không muốn học tự nghỉ. Bà lớn lên trong nhà giàu có nhưng có cái khổ của một đứa con gái nhà giàu, do Ba Má luôn có cái sĩ, con nhà giàu phải đẹp nên Bà ít được giới thiệu là con trước nhiều người .
    Đến năm 18 tuổi Bà được một Anh Chàng đẹp trai hơn Bà 4 tuổi nói yêu thương Bà và muốn cùng Bà làm vợ chồng, Ba Má lắc đầu đánh giá về Anh Chàng đẹp trai này phải chăng muốn gì đây? Nhưng Bà một hai quả quyết tình yêu thật lòng muốn bên Anh Chàng đẹp trai một đời, cuối cùng vì cái sĩ Ba Má quyết định cho Bà một số tiền để cả hai dắt nhau đi thật xa mà sống. Cả hai đến một tỉnh miền trung nguyện sống vĩnh viễn không quay lại. Được vài tháng Anh Chàng đẹp trai cuốn gói, do ý đồ không đạt như ý muốn, để lại Bà cái thai 3 tháng, thời gian ở Bà bị giầy xéo thật khổ. Từ đó Bà sống bám víu vào gánh rau tại chợ đủ sống qua ngày nuôi con, biết bao lần muốn quay về với Ba Má Anh Em nhưng không, Bà sợ cái sĩ của gia đình mà Bà đã gây ra to lớn như thề này. Rồi Bà  xa gia đình hơn 40 năm, sống với đứa con trai không Cha, cùng không thân nhân Nội Ngoại lâu nay, đứa con lớn lên cùng lam lũ với Bà, nên Bà không nghĩ về lại và coi như tất cả không có để mà sống. Cách đây 1 tháng Con Trai Bà là thợ hồ bị té trên cao xuống chết nên tháng qua Bà thật khổ. Hơn 40 năm qua Bà luôn có người con trai sống kế bên ấp ủ mọi nỗi cô đơn không Chồng, không Ba Má, không Anh Em mà nay không có một tình nào hết nên có ý tìm một chút tình gì đó mà lâu nay Bà trốn chạy dù thật muốn, nên về.
    Giờ về mới biết tất cả những giọt máu của Bà đã tan biến, lại thêm cái căn nhà ấy nơi Bà lớn lên đã không còn một nét gì cũ xưa, Bà cứ đứng nhìn căn nhà ấy trơ trơ mà nay đã thành căn nhà đẹp.
     Tôi biết căn nhà ấy nay đã thành căn nhà đẹp và mới biết thêm Bà là người con Gái tàn tật không có một tình cảm nào, thấy thêm Anh Cả một con người nổi bật, bặt thiệp, trẻ trung, cao ráo, lịch sự, vui vẻ. Thế tại sao Anh Cả sống trốn bỏ quá khứ chỉ biết vào căn nhà ấy không quá 1 giờ để nhận số tiền lớn mà ra đi không một luyến tiếc phải chặng Anh không có Trái Tim, mà  đã không có Trái Tim thì sống bất cứ nơi nào, với ai, ở đâu đều không có Trái Tim.  Hãy đợi coi !

          Phan Thiết, Ngày 25.9.2012
                NGUYENTIENDAO

   @ Con người không nhìn thấy hư vô che phủ mình, cũng không nhìn thấy vô cùng nuốt mất mình.
                         Pascal

LOI VAN NGAN 100 TU

        MỘT  CHÚT  CÁI  RIÊNG

     Nó có Vợ 2 Con, đứa 3 tuổi đứa 1 tuổi kháu khỉnh, sống hạnh phúc chung nhà và mua bán cùng Cha Mẹ.
     Hơn 3 năm Vợ Chồng Nó tích lũy mua được căn nhà nho nhỏ dễ thương đầy đủ tiện nghi, nhà chỉ 1 phòng ngủ và một phòng khách rộng thoáng mát. Khách ở xa nghe Vợ Chồng Nó có nhà mới, rủ nhau ra ở chia vui dù không chỗ ăn chỗ ngủ mà thật thích vui vẻ cùng Vợ Chồng Nó lăng xăng tiếp đãi hết tâm.
      Một chút riêng tư của cuộc sống.

       Phan Thiết, Ngày 16.9.2012
             NGUYENTIENDAO

    @ Cách tốt nhất làm cho bạn vui là cố làm cho người khác vui.
                  Mark Twain 

Trót Yêu


Sáng nay mưa bão lại ở nhà
Chẳng biết làm gì mở blog ra
Thấy Đạo viết nhiều sao hay quá
Đọc tới đọc lui mau hết nha
Các bạn đâu rồi đi đâu cả ?
Ăn chơi quên mất chuyện hát ca
Chim ơi cất tiếng quen gieo nhớ
Ta trót yêu rồi khổ đau đa !

NTH
25-9-2012

TAO PHÙNG


Biết nói làm sao nói hết đây
Các bạn cho ta phút sum vầy
Nụ cười trên môi bao giờ tắt
Nến cháy lung linh má hây hây
Ôi thật vui sao ngày sinh nhật
Lời chúc bên tai rót thật đầy
Mình cùng nâng cạn ly hội hiệp
Mai điệp tao phùng bao ngất ngây !

NTH
25-9-2012

LOI VAN NGAN 100 TU


            NGÔN  NGỮ

     Tôi ở Xứ Việt, hằng ngày luôn giao tế bằng ngôn ngữ tiếng Việt nên rất thấm thấu những từ ngữ, thỉnh thoảng nghe những ngôn ngữ lạ đã làm Tôi không biết, không hiểu phải trơ trơ đưa đôi mắt khó  chịu nhìn họ như ác quỹ. Vậy Tôi hay họ là người lịch sự đây?
      Nếu ai đó, đến một đất nước nào biết nghe và nói tiếng của họ, chắc chắn được trọng nể như khách quý, còn ngược lại cái mặt ngơ ngác không biết gì, thì sẽ là đồ bỏ, đồ khú.
      Tôi nghĩ thế!

       Phan Thiết, Ngày 24.9.2012
             NGUYENTIENDAO

   @ Cư xử trong xã giao là một phiền phức, nhưng thoát ra khỏi nó lại là một bi kịch.
                    Edward

LOI VAN NGAN


       NIỀM  VUI  CẢ  GIA  ĐÌNH

    Tôi sống và lớn lên tại Phan Thiết 56 năm có Vợ và 3 Con, Trai lớn 30 tuổi, Gái giữa 27 tuổi và nhỏ nhất  đứa Con Trai 18 tuổi, tất cả may mắn đều được đi học.
     Chiều hôm ấy Gia Đình rủ nhau đi “tắm bùn” tại khu nghỉ Resort Mũi Né lâu nay có tiếng mà nhiều người ở xa rất thích đến đây tắm, trong lúc cách Phan Thiết không đến 20 km mà Gia Đình Tôi không biết là điều thiếu sót nên quyết định chiều nay đi bằng xe Bus, trùng hợp chiều nay là thứ bảy nên xe Bus thật đông khách làm cả nhà 5 người lên xe phải ra phía sau cùng, xe chạy phải ghé vào nhiều trạm nhiều người lên xe phải đứng trong đó có một người khách Tây tuổi trung niên cũng phải đứng mà cách xa gia đình Tôi, xe chạy khách đứng khách ngồi nói chuyện ồn ào chỉ riêng một người khách Tây không nói, do không biết ngôn ngữ tiếng Việt nên cứ đưa đôi mắt xanh và cái mũi cao nhìn nhiều nơi nhiều người như muốn nghe, hiểu những ngôn từ đang chạy nhảy bên tai, rất tiếc!
       Gia Đình Tôi ngồi trên xe Bus 40 phút phải xuống đến trạm gần nhất để đi bộ đến nơi “tắm bùn”, bước xuống xe Bus cũng chỉ có người khách Tây duy nhất ấy cùng bước xuống và cùng Gia Đình Tôi tiếp tục bước đi, Tôi hỏi người khách Tây với những lời xã giao thông thường . . .  khách Tây rất vui vẻ trả lời Tôi, rồi Con Trai nhỏ Tôi hỏi khách Tây có thích yêu mến Mũi Né và phong cảnh này không . . . khách Tây thích thú nói với Con Trai nhỏ Tôi, đứa Con Gái hỏi vào nói về thức ăn Việt Nam thế nào, phụ nữ Việt Nam ra sao . . . khách Tây mở đôi mắt xanh cảm tình. Thằng Con Trai lớn nảy giờ im lặng nghe, giờ mới nói với người khách Tây thật nhiều, tất cả Cha Con Tôi nói chuyện với người khách Tây lắm khi người khách không kịp trả lời nhưng rất thích thú nói chuyện với Cha Con Tôi. Tất cả đều nói, đều bước đi trên bờ lề đường của khu Resort trong tư thế vui vẻ hăng say mà  bỏ quên Vợ Tôi đi sau, nhưng khi Cha Con Tôi nhớ, cũng đã đến ngã 3 đường mà không hề hay biết. Chúng Tôi phải chia tay nên dừng chân. Người khách Tây nói;
<!--[if !supportLists]-->- Tôi là một Giáo Viên người Anh Quốc đã đến Việt Nam gần 1 tháng nay, hôm nay Tôi rất thích và ngạc nhiên lần đầu tiên gặp một Gia Đình đều nói tiếng Anh “chuẩn” mà sống tại Việt Nam. Rất vui được biết Gia Đình Anh và cũng rất tiếc gặp Gia Đình Anh trể quá, hy vọng ngày nào đó chúng ta gặp lại. Chào thân ái!
     Nói vừa xong Người khách Tây nhìn không thấy Vợ Tôi  nên nhìn ra  sau, Vợ Tôi một mình từ tốn đang bước, người khách nhìn nở nụ cười thay lời chào, còn Vợ Tôi vẫn bước, vẫn đi mà cúi chào người khách cùng nụ cười hiền hậu của một Phụ Nữ Á Châu. Người khách Tây buột nói:
<!--[if !supportLists]-->-       <!--[endif]-->The best Family.
      Rồi bắt tay từng thành viên Gia Đình Tôi mà chia tay bước đi trong niềm vui gì đó mới bắt gặp. Còn Gia Đình Tôi lấy làm vui thích chưa bao giờ được một Người Tây khen ngợi mà khen cả một Gia Đình. Thật vui, ấm cúng!
          
          Phan Thiết, Ngày 24.9.2012
                 NGUYENTIENDAO

  @ Thành công là đạt được những gì bạn muốn, hạnh phúc là muốn những gì bạn đạt được.
                         Check

Sưu tầm...


NHÌN NGƯỜI

Có một giai thoại về đại học Stanford, “Một câu chuyện thật thú vị”, nội dung như sau:
Một phụ nữ trong bộ trang phục áo bằng vải lanh kẻ sọc và chồng mình trong bộ com-lê giản dị đã mòn xơ cả chỉ, xuống ga tàu ở thành phố Boston và rụt rè bước đi không hẹn trước tới văn phòng ở phía ngoài của đại học Harvard. Trong chốc lát cô thư ký có thể nói rằng những người ở nông thôn lạc hậu về văn hóa như thế không có việc gì phải bước chân vào đại học Harvard thậm chí còn không xứng đáng được vào đại học Cambridge.
Cô thư ký mặt mày cau có. Người đàn ông nói nhẹ nhàng:
- Chúng tôi muốn gặp thầy hiệu trưởng.
Cô thư ký gắt gỏng lên:
- Ông ấy bận rộn cả ngày.
Người phụ nữ trả lời.
- Chúng tôi sẽ đợi.
Suốt nhiều giờ trôi qua, cô thư ký không thèm để ý đến họ, trong lòng hy vọng rằng hai người rốt cuộc sẽ nản lòng mà bỏ đi. Nhưng hai người vẫn không đi. Và cô thư ký đã nản lòng, và cuối cùng quyết định phải quấy rầy vị hiệu trưởng, mặc dù đó là công việc thường ngày mà cô luôn luôn thấy ân hận mỗi khi làm. Cô nói với vị hiệu trưởng:
- Có thể nếu họ gặp được thầy ít phút họ sẽ đi ngay.
Vị hiệu trưởng thở dài bực tức, rồi gật đầu. Ai đó có vai trò quan trọng như ông ta thì rõ ràng là không có thời gian để tiếp họ, thế nhưng ông ghét cay ghét đắng chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ cứ phủ đầy bừa bãi căn phòng ở phía ngoài của ông ta.
Vị hiệu trưởng với gương mặt lạnh lùng đầy vẻ nghiêm nghị đi khệnh khạng về phía cặp vợ chồng. Người phụ nữ nói với vị hiệu trưởng:
- Chúng tôi có một đứa con trai đã từng theo học ở trường đại học Harvard một năm. Nó thực sự yêu mến ngôi trường này. Nó cảm thấy hạnh phúc khi học ở đây. Thế nhưng, cách đây một năm, nó đột nhiên bị giết chết. Và vợ chồng tôi rất muốn xây dựng một tấm bia để tưởng nhớ con trai mình ở một nơi nào đó trong khuông viên trường.
Vị hiệu trưởng không động đậy, ông đã bị sốc. Ông nói một cách thô lỗ cộc cằn:
- Thưa bà, chúng tôi không thể dựng tượng cho mỗi người đã từng theo học ở Harvard rồi sau đó bị chết. Nếu chúng tôi làm như vậy thì ngôi trường này sẽ trông giống như một nghĩa trang!
Người phụ nữ nhanh chóng giải thích:
- Ồ, không phải như vậy. Chúng tôi không có ý định xây dựng một bức tượng. Chúng tôi nghĩ sẽ xây một tòa nhà cho nhà trường.
Vị hiệu trưởng trợn tròn con mắt. Ông liếc nhìn chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ rồi thốt lên:
- Một tòa nhà ! Ông bà có tưởng tượng được một tòa nhà trị giá bao nhiêu không ? Chúng tôi phải đầu tư hơn 7 triệu rưỡi đô la cho xưởng thiết bị vật lý ở Harvard.
Người phụ nữ im lặng một lát. Vị hiệu trưởng có vẻ hài lòng. Bây giờ thì ông có thể rời khỏi họ. Người phụ nữ quay lại phía chồng và nói nhỏ:
- Bắt đầu xây một trường đại học tất cả chỉ tốn ngần ấy thôi sao? Tại sao chúng ta không xây một trường đại học riêng ?
Người chồng gật đầu đồng ý.
Khuôn mặt của vị hiệu trưởng thượt ra đầy bối rối và lúng túng. Và ông bà Leland Stanford đã bỏ đi, đến thành phố Palo Alto, bang California, nơi đó họ lập nên trường đại học mang tên mình, một đài tưởng niệm để tưởng nhớ đứa con của mình mà trường Harvard không còn quan tâm đến nữa.

“Bạn có thể dễ dàng đánh giá tư cách của những người khác thông qua cách mà họ đối xử với những người không thể làm gì vì họcho họ” (Malcolm Forbes).

----------------------

CHIA SẺ MỘT CHÚT SUY TƯ

Vẻ hào nhoáng bề ngoài
Ngày nay, người ta thích chạy theo vẻ hào nhoáng bề ngoài. Nhiều người đua nhau phô trương sự giàu có của mình. Vì sự giàu có thường mang lại cho người ta danh giá và lời ca tụng. Nhưng, “không phải mọi thứ lấp lánh đều là kim cương”. Nhiều kẻ giàu có đã sống một cuộc đời vô nghĩa. Có câu: “Người ta ca tụng trước tài năng, nhưng người ta cúi phục trước lòng nhân”.
Nhiều kẻ sống chỉ biết đi tìm sự giàu có, nên những ai có thể giúp họ vững bước trên con đường giàu có, thì họ mới cần quan hệ, ngoài ra, họ chẳng quan tâm đến ai. Thật không sai khi Malcolm Forbes kết luận: “Bạn có thể dễ dàng đánh giá tư cách của những người khác thông qua cách mà họ đối xử với những người không thể làm gì vì họcho họ”.
Vì họcho họ là thứ ích kỷ thời đại”. Là cội nguồn của sự thoái hóa đạo đức con người. Nó làm cho con người lạnh lùng trước những kẻ thiếu thốn, và ngoảnh mặt trước những kẻ khốn cùng. Vì họ nghĩ rằng: những người “thiếu thốn và khốn cùng” kia làm cản trở bước tiến của họ, thậm chí có thể làm cho họ bị thiệt hại và nghèo đi, khi họ phải đưa bàn tay cứu giúp.
Và, cứ như thế, tháng năm nối tiếp, họ lo củng cố sự hào nhoáng bề ngoài của họ, còn tâm hồn của họ thì ngày càng trống rỗng !

LA FONTAINE để lại câu nói đáng ta suy ngẫm: “Danh giá phần đông chỉ là bọn hề ở hí trường. Cái bề ngoài của nó chỉ lòe được kẻ ngây ngô thôi” (Les grands pour la plupart sont masques de théâtre. Leur apparence impose au vulgaire idolâtre).

Điều cao quý bên trong
Cái gì ở trong thẳm sâu tâm hồn thì khó thấy, nhưng đó lại là điều cao quý và bền vững với thời gian. Đó là vẻ đẹp tâm hồn, mà chỉ có những ai sở hữu một tâm hồn cao đẹp mới “nhìn thấy” và “hiểu được”. Người ta thường dùng “ngôn ngữ riêng” để diễn tả sự cảm nhận kỳ diệu ấy qua một thứ “giác quan thiêng liêng” mà không phải ai cũng có được, như “đôi mắt tâm hồn”, “đôi tai tâm hồn”…
Như câu chuyện về đại học Stanford, vị hiệu trưởng không thể thấy được “tâm hồn” của hai vợ chồng Leland Stanford vì chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ mà họ mặc đã làm tối mắt vị hiệu trưởng thông minh ấy.
Vấn đề không phải là vì vị hiệu trưởng không có thời giờ để tiếp khách, mà vì khách chỉ là những người trông nghèo nàn thiếu học, không có lợi gì khi bỏ công sức và thời gian để trò chuyện với họ.
Ai đó có vai trò quan trọng như ông ta thì rõ ràng là không có thời gian để tiếp họ, thế nhưng ông ghét cay ghét đắng chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ cứ phủ đầy bừa bãi căn phòng ở phía ngoài của ông ta.
Trong ánh mắt phàm phu, biết bao điều còn mờ tối. Lòng kiêu căng tự phụ, chận lối biết bao người. Nhiều khi ta không nhận ra được “viên ngọc tâm hồn” ở tha nhân, vì ta quá vội vã, ta tự cho là mình đã thông suốt tất cả. Giống như nhiều thầy tu tự cho mình là thánh, nên nhìn ai cũng là những kẻ tội đồ.
Chắc các bạn đã biết câu chuyện “Ngọc bích họ Hòa”:
Nước Sở, có người họ Hòa, được một hòn ngọc ở trong núi, đem dâng vua Lệ Vương. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá, không phải ngọc”. Vua cho người họ Hòa là nói dối, sai chặt chân trái.
Đến khi vua Vũ Vương nói ngôi, người họ Hòa lại đem ngọc ấy dâng. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá, không phải ngọc”. Vua lại cho họ Hòa là nói dối, sai chặt nốt chân phải.
Đến khi vua Văn Vương lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở Sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hòa thưa: “Tôi khóc không phải là thương hại cho chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối”. Vua bèn cho người xem lại cho rõ kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là “Ngọc bích họ Hòa” (Hàn Phi Tử).

Có câu: “Con cáo nó tưởng ai cũng ăn gà như nó”. Vị hiệu trưởng trong câu chuyện không ngờ trong những con người “nghèo nàn” thế kia lại có thể chứa một “kho tàng” như thế ! Đúng là “ngọc trong đá” ! Đối với những con người kia, có thể việc làm của họ chỉ là chuyện “bình thường”, nhưng với vị hiệu trưởng, đó lại là chuyện “phi thường” vì lòng ông quá “tầm thường”. Vị hiệu trưởng ! Ngạc nhiên chưa !? Và ngạc nhiên trong sự thẹn thùng.
Khuôn mặt của vị hiệu trưởng thượt ra đầy bối rối và lúng túng.
Vị hiệu trưởng đã để vuột mất một cơ hội lớn để phát triển hơn nữa cho đại học Harvard, nhưng nỗi đau không phải là sự mất mát mà là sự tủi nhục trong tâm hồn. Khi vị hiệu trưởng thấy mình quá lớn lại là lúc nhận ra mình quá nhỏ, và bài học hôm nay không phải đến từ bậc quân sư, mà chỉ là từ những con người xem ra thật bình dị.

Còn sống ngày nào đừng đoán người qua vẻ mặt. (La Fontaine)

Nào, ta hãy thận trọng. Khi “nhìn người” để rồi phê phán và ứng xử, có khi chính lúc ấy lại là lúc ta để lộ nguyên hình “tâm hồn đầy rong rêu” của ta.
H - nhng người ta đang tiếp xúc - là nhng k quá bé mn hay vì lòng ta quá hp hòi. H là nhng người quá vng v hay vì lòng ta quá đòi hi. H là nhng người quá thp hay vì lòng ta quá kiêu căng. H là nhng người quá ti li hay vì ta t phong mình là thánh nhân...

Và ta
nhìn người, nhìn đời, không vừa ý ta. Không vừa ý ta vì không có lợi gì cho ta. Không “vì ta, cho ta”. Khi ta muốn gom góp lại là lúc ta đánh mất tất cả.

Biết bao điều tốt đẹp đến với ta, nhưng ta đã từ chối vì ta không nhận ra được điều quý giá tiềm ẩn, những điều mà chỉ có “đôi mắt tâm hồn” ta mới thấy được.

Nếu bạn cảm thấy sao đời mình u ám quá, thử coi lại xem cánh cửa sổ tâm hồn mình thật đã có lau kỹ chưa (La Rochefoucauld)