F tháng 11 2020 ~ Học sinh Trường Chính Tâm

HS TRƯỜNG TH CHÍNH TÂM


Chợ quê lam lũ

 Những phiên chợ quê đã nuôi những đứa trẻ lớn lên, là một phần không thể thiếu trong tâm thức nhiều thế hệ.

Một lần đi công tác rất xa, tôi phải đi từ bốn giờ sáng. Con đường nhanh nhất là đi qua một vùng quê. Trời vẫn còn tối đen, những ngôi nhà rải rác vẫn ngủ say sau những rặng cây nhấp nhô xa gần. Không gian tĩnh mịch, tiếng động cơ trôi êm ru như độc thoại.

Cảm giác tĩnh mịch khiến tâm trí tôi cũng thức dậy những cảm giác mơ hồ. Không khí trong lành dễ chịu vô cùng. Thỉnh thoảng, tôi nghe tiếng xe máy phía sau cùng ánh đèn rọi sáng. Những người bán hàng sớm, trên xe ràng rịt các bao hàng đủ kiểu vụt qua rồi mất hút trong bóng đêm.

Đi thêm một quãng nữa, tôi gặp một cái chợ. Người mua kẻ bán trong ánh mờ mờ. Họ đều nhỏ tiếng, có lẽ vì buổi sớm mai yên tĩnh nên chỉ nói nhỏ là mọi người đã nghe được nhau, không cần phải ồn ào. Ánh đèn xe soi những con gà, con vịt bị cột chân nằm la liệt bên đường, những bao lưới đựng đầy cua đồng ngọ nguậy không ngừng, những chiếc rổ đựng đầy ốc còn tươi roi rói, cá lóc, cá rô, tôm đất nhảy tanh tách, bầu, bí, rau tươi nguyên vừa mới hái, và những sản vật khác của vùng quê này mà tôi không biết tên.


Ảnh: Internet

https://ads.vietbao.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=48&campaignid=31&zoneid=47&loc=https%3A%2F%2Fwww.phunuonline.com.vn%2Fcho-que-lam-lu-a1422158.html&cb=a31a447757http://ads.phunuonline.com.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=49&campaignid=38&zoneid=32&loc=https%3A%2F%2Fwww.phunuonline.com.vn%2Fcho-que-lam-lu-a1422158.html&cb=f49b4e109cTôi dừng xe mua vài ký ốc, sẵn tiện hỏi chuyện người bán. Người đàn ông trạc tuổi 60 kể tôi nghe, ông vừa bắt chúng đêm qua. Ở đây khá nhiều người làm công việc này, những cánh đồng ngập nước trong vùng cho khá nhiều ếch, cua, cá, ốc.

Với chiếc đèn buộc ngang trán soi đường, họ lội đồng từ đầu hôm đến khuya mới về, sáng lại dậy sớm đi bán. Giá ốc tôi mua rẻ chỉ bằng một phần ba giá thường mua trên phố. Người đàn ông cho biết, đây là chợ đầu mối của vùng nên chợ họp từ rất sớm, để những người bán hàng từ những chợ khác đến mua rồi mang về bán lại. Từ chợ này, sản vật của vùng sẽ tỏa đi khắp nơi.

Ông kể, vùng này xưa kia vốn trên bến dưới thuyền, là chợ trung tâm của cả huyện. Khi còn chưa có các phương tiện đi lại như bây giờ, vào những ngày chợ họp, người các xã khác đi bộ cả tiếng đồng hồ mới tới nơi, họ phải thức dậy đi từ ba giờ sáng mới kịp buổi chợ. Thời gian thoi đưa, trung tâm của vùng giờ đã dịch chuyển, nhưng thiên nhiên vẫn hào phóng ban tặng sản vật trù phú. Chợ tuy không còn phồn thịnh như xưa, nhưng vẫn là nơi tập trung buôn bán đầu mối cho cả vùng.

Hình như từ khá lâu rồi, tôi không có thói quen đi chợ sớm. Buổi sáng ở phố bận bịu đi làm, hết giờ tạt qua chợ mua vài món kịp làm bữa trưa. Những ngày cuối tuần, cả nhà thường dậy muộn hơn lệ thường, nên có đi chợ cũng không quá sớm. Chưa kể thỉnh thoảng lại dẫn nhau đi siêu thị, những thứ cần mua cũng đầy đủ và vô cùng tiện lợi.

Tình cờ gặp phiên chợ mai nơi này, ký ức chợt sống dậy trong tôi. Ngày còn nhỏ, tôi cũng sống ở nông thôn. Khi tôi ngủ dậy, hỏi chị mẹ đâu, chị bảo rằng mẹ đi chợ rồi. Trong lúc chị em tôi còn chìm đắm trong giấc ngủ hồn nhiên chẳng biết gì, mẹ đã dậy nấu sẵn nồi cơm cho chị em tôi dậy ăn, rồi mới đi bán hàng. Hàng của mẹ là những quả bí, bầu, su su, cà rốt, hành tây, cà chua… mà mẹ đã mua từ chiều hôm trước, khá nặng nên ba tôi phải phụ mẹ chở đi.

Nhiều bữa bán không hết, các món tươi bị héo, hỏng, mẹ lại chặc lưỡi than thở. Chị em tôi lớn lên từ gánh hàng của mẹ, rồi ra phố, đi làm, lập gia đình, có cuộc sống riêng. Thỉnh thoảng về thăm, thấy mẹ vẫn cặm cụi chở hàng đi chợ. Tụi tôi can: “Mẹ à, mẹ cũng lớn tuổi rồi, không cần phải đi bán hàng nữa”. Mẹ cười: “Để mẹ đi chợ cho vui, mẹ chỉ chở nhẹ thôi chứ không bán nhiều như trước đây, chứ ở nhà buồn lắm”. Phiên chợ quê cứ thế mà thành một phần trong cuộc sống của mẹ tôi. 

Phiên chợ xa dần phía sau, cùng những cảnh đời lam lũ. Con đường sáng dần trong sắc hồng rực rỡ đằng đông. Bình minh ở quê đẹp lạ lùng. Lòng tôi thầm cảm ơn những phiên chợ quê đã nuôi những đứa trẻ lớn lên, là một phần không thể thiếu trong tâm thức, làm nên vẻ đẹp bình dị Việt Nam. 

Duyên An

Nguon: phunuonlile.com.vn

Bộ ảnh tuyệt đẹp về đời sống người Việt Nam

 Bộ ảnh tuyệt đẹp về đời sống người Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia Pháp

Những khoảnh khắc đời thường, dung dị trong cuộc sống của người Việt Nam hiện lên tuyệt đẹp trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp.

Réhahn, nhiếp ảnh gia người Pháp, đã ghé thăm hơn 35 quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong hành trình đó. Trong gần một thập kỉ, anh tìm hiểu và khám phá cộng đồng và văn hóa ở những mảnh đất mình đi qua, thực hiện dự án ảnh ghi lại toàn bộ những gì chân thực nhất trong đời sống người bản địa.

Loạt ảnh mang tên "Vẻ đẹp Việt Nam" dưới đây được tác giả tâm đắc, chia sẻ. 






















Thảo Nguyên
(Nguồn: Brightside)

Tính già hóa non

Tính già hóa non



Thấy cậu bạn thân khóc nức nở, Tý ngạc nhiên hỏi: "Có chuyện gì thế Tồ?".

- Tớ bị mẹ phạt đứng. – Tồ thút thít.

- Sao thế?

- Sáng này, mẹ tớ sai tớ ra chợ mua hoa quả. Tớ mua hết 25 nghìn, đưa cho bà chủ 100 nghìn nhưng bà ấy lại thối nhầm thành 85 nghìn. Tớ mừng quá vội xách dép chạy về nhà.

Tý thắc mắc:

- Thế tại sao cậu bị phạt chứ? Mẹ cậu trách cậu không trung thực à?

Tồ lắc đầu:

- Không, lúc về tới nhà tớ mới phát hiện là mình xách dép chạy về, còn túi hoa quả thì bỏ quên lại ngoài hàng rồi!

- !!!


Thảm họa khi đánh cờ với bạn gái



Thấy Tèo trở về nhà với gương mặt xám xịt, bố anh hỏi: "Vừa mới cãi nhau với bạn gái à, lúc sáng thấy con vẫn vui vẻ lắm cơ mà?".

Tèo bực dọc kể:

- Hôm nay, con và bạn gái cùng đánh cờ. Chơi được mấy ván thì cô ấy giận con.

- Là do con không chịu nhường người ta chứ gì? - bố Tèo nói.

- Con đã cố gắng nhẫn nhịn lắm rồi! - Tèo ấm ức - Cô ấy nói con xe của cô ấy có hai mạng, con nhịn. Cô ấy nói con tượng có thể qua sông được, con cũng nhịn. Sau đó, cô ấy lại dùng con sĩ của con để giết tướng của con, rồi nói đó là mật thám do chính cô ấy bố trí. Con tức giận nói 'Vậy thì em tự chơi một mình đi!'. Thế là cô ấy giận.


Chồng ăn đòn tơi tả vì nói 'anh chỉ thích em'



Bệnh viện tiếp nhận một ca rất đặc biệt; sau được cấp cứu qua cơn nguy kịch, anh ta hồi tỉnh và bắt đầu nhớ lại.

Anh ta kể với giọng yếu ớt:

- Hôm đó, đột nhiên vợ tôi hỏi: "Anh trả lời thành thật nha, giữa hai người phụ nữ xinh đẹp và thông minh, anh chọn ai?".

- Anh trả lời thế nào? - bác sĩ hỏi.

- Tôi trả lời "Anh không thích những người phụ nữ như thế, anh chỉ thích em!". Nghe vậy cô ấy rất khoái chí. Chả hiểu thế nào, qua 24 giờ nghĩ lại, cô ấy làm tôi ra nông nỗi này!

Sưu tầm

  

Ý nghĩa của bài hát “Chuyện Ba Mùa Mưa”

 Ý nghĩa của bài hát “Chuyện Ba Mùa Mưa” (Minh Kỳ – Dạ Cầm)


“Chuyện Ba Mùa Mưa” là ca khúc nổi tiếng của nhóm tác giả Lê Minh Bằng sáng tác vào khoảng năm 1969, được ca sĩ Trang Mỹ Dung thu thanh lần đầu vào dĩa hát Sóng Nhạc. Có thể nói bài hát này, cùng với “Hai Mùa Mưa” (đều là những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng) là hai ca khúc đưa tên tuổi của ca sĩ Trang Mỹ Dung lên hàng ngôi sao của làng nhạc vàng thập niên 1970.


Từ trước năm 1975 cho đến nay có rất nhiều ca sĩ thu thanh ca khúc “Chuyện Ba Mùa Mưa”, nhưng đa số đều hát sai lời gốc của bài há. Riêng bản thu thanh của Trang Mỹ Dung trước năm 1975 là đúng 100% so với lời in trong tờ nhạc được xuất bản trước năm 1975.

Phiên khúc đầu tiên của “Chuyện Ba Mùa Mưa” là lời dẫn vào chuyện tình vào 3 mùa mưa trước. Đó là lời tự sự của một chàng trai đang trong tâm trạng buồn nuối tiếc và nhớ nhung:

“Đời từ muôn thuở tiếng mưa có vui bao giờ.
Chuyện lòng tôi kể cách đây đã ba mùa mưa.
Tôi đem tất cả tim nồng trao đến một người,
nguyện tròn thương tròn nhớ.”

Tiếng mưa từ muôn thuở đến nay luôn là âm thanh gợi buồn, khơi trong lòng người niềm nhớ thương về những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Tiếng mưa đã nhắc nhớ về một câu “chuyện lòng” được nhạc sĩ kể lại trong bài hát. Đó là vào “Ba mùa mưa” trước, có một chàng trai đã “đem tất cả tim nồng trao đến một người”, nguyện sẽ “tròn thương tròn nhớ”.

 “Nàng là trinh nữ tóc buông kín đôi vai gầy.
Một làn môi đỏ, mắt chưa vướng đau vì ai.
Chân son gót nhỏ đi tìm hương phấn cho đời.
Trời xanh đã an bài.”

Đó là những câu hát diễn tả nét đẹp của một thiếu nữ đương tuổi xuân thì. “Nàng là trinh nữ” với “tóc buông kín đôi vai gầy”, có “làn môi đỏ” và “chân son gót nhỏ”. Nàng vẫn còn đang “đi tìm hương phấn cho đời”, nghĩa là đời nàng vẫn đang có nhiều mộng ước, nhiều hy vọng, nhiều điều mới lạ đang chờ nàng khám phá ở con đường hồng tươi trải dài ra trước mắt. Nàng rất đẹp và còn thơ ngây vì chưa từng vướng vào sầu lụy ái tình, được thể hiện rõ qua câu hát “mắt chưa vướng đau vì ai”. Tuy nhiên, phần đông các ca sĩ sau này lại hát sai thành: “Một làn môi đỏ, NHỚ NHUNG VẪN VƯƠNG VÌ AI”, như vậy vô tình đã tước đi nét ngây thơ và trinh nguyên của cô gái.

Điệp khúc của bài hát như một đoạn tóm tắt lại thời gian 3 năm yêu thương của đôi tình nhân:

“Yêu nhau như bướm say hoa.
Đẹp như ước mộng vừa qua hết năm đầu.
Năm sau mưa gió nhìn nhau,
 nàng đã quên dần xa tình năm thứ ba.”

Trong “năm đầu” yêu nhau, tình yêu rất tha thiết tựa như là “bướm say hoa, đẹp như ước mộng”. Đến năm thứ 2 thì đã “mưa gió” bắt đầu đổ xuống cuộc đời, cuộc tình, làm thành những sóng gió trong tình yêu, để rồi “nàng đã quên dần”, qua đến năm thứ ba thì tình đành rời xa.

Bài hát là “Chuyện Ba Mùa Mưa”, cũng là 3 năm mối tình kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc đã được kể gói gọn trong đoạn nhạc này. Sau này ca sĩ hát sai thành: Đẹp như giấc mộng vừa qua NHỮNG năm đầu. Ước mộng đẹp và ngắn ngủi chỉ trong vòng một năm, nhưng lại bị hát thành “những năm”, không những sai so với lời gốc mà còn làm lệch đi ý nghĩa của tựa đề bài hát.



Đoạn cuối của bài hát là lời tự sự, tiếc nuối cho mối tình không trọn vẹn:

“Nhìn Trời mưa đổ thấy đau buốt cơn u hoài.
Tình là hoa nở, thắm tươi đó những rồi phai.
Khi xưa nếu chẳng đem tình chôn đáy tâm hồn
thì nay có đâu buồn.”

Những câu hát này được chép từ tờ nhạc phát hành trước 1975, và hình như chỉ có phiên bản thu âm trước 1975 của Trang Mỹ Dung là hát đúng với lời gốc đó. Còn phần lớn những ca sĩ khác đều hát thành:

“Nhìn Trời mưa đổ thấy đau buốt thêm trong lòng.
Tình là hoa nở thắm tươi đó những rồi phai.
Khi xưa nếu chẳng đem tình dâng hết cho người,
thì nay có đâu buồn.”

Tuy những ca từ bị hát sai này không làm sai lệch ý nghĩa nhiều so với bản gốc, nhưng việc hát chính xác lời của nhạc sĩ đã sáng tác là một cách tôn trọng tối thiếu dành cho tác giả và thể hiện sự quan tâm của ca sĩ dành cho ca khúc mình trình bày. Đặc biệt là có những ca từ được nhạc sĩ chọn lọc, cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng để gửi gắm những tâm tình với dụng ý riêng, nếu bị hát sai thì ý nghĩa bài hát sẽ bị thay đổi hoàn toàn, tác phẩm không còn truyền tải một cách nguyên vẹn nữa. Như vậy, người ca sĩ không những không tôn trọng tác giả, mà còn thiếu tôn trọng khán giả của mình.

Minh Hiếu
Nguon:  nhacxua.vn

Lâu đài lớn nhất thế giới

Không chỉ rộng nhất thế giới tính theo diện tích đất, Marlbork còn là lâu đài gạch lớn nhất - xây từ khoảng 30 triệu viên gạch.

Lâu đài Malbork, còn có tên Marienburg, được xây dựng vào thế kỷ 13 bởi các hiệp sĩ Tueton (một trong 4 dòng hiệp sĩ lớn nhất thời Trung cổ, cũng là lực lượng quan trọng trong các cuộc Thập tự chinh). Sau cuộc chinh phục vương quốc Phổ và nhằm củng cố quyền kiểm soát đối với khu vực, những hiệp sĩ này cho xây Marienburg (nghĩa là lâu đài của Mary).

Lâu đài nằm ở vùng biên giới của châu Âu thời trung cổ, đến năm 1945 nó thuộc về Ba Lan và được đổi tên thành Marlbork. Lâu đài nằm trên bờ trũng của sông Nogat, cách biển Baltic khoảng 40 km. Dòng sông tạo thành ranh giới tự nhiên cho khu đất rộng 52 mẫu Anh (hơn 21 hecta), gấp 4 lần diện tích bao quanh lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh. Hai mặt còn lại của lâu đài được bảo vệ bởi đầm lầy và mặt duy nhất, quay về phía nam là mặt để phòng thủ. Toàn bộ khu phức hợp được bao bọc bởi ba vòng tường phòng thủ khép kín, củng cố bằng các hầm ngục và tháp canh. Lâu đài trở thành pháo đài lớn nhất thế giới thời Trung cổ.


Lâu đài rộng lớn này được hoàn thiện theo từng giai đoạn. Đầu tiên là Upper Castle. Nó là pháo đài trung tâm, được khởi công khoảng năm 1276 và mở rộng đáng kể sau đó. Trong Upper Castle có tu viện, nhà thờ, nhà chương, ký túc xá, nhà ăn, nhà bếp... Middle Castle là trung tâm hành chính, và nơi ở của khách. Outer Castle gồm các văn phòng, nhà ở cho nhân viên...

Lâu đài được xây bằng gạch vì trong vùng thiếu đá xây dựng chất lượng tốt. Tuy nhiên, khi xây dựng, các hiệp sĩ Teuton đều rất quan tâm đến kết cấu nhà, sao cho đủ chắc chắn để lâu đài có thể đứng vững trước những kẻ xâm lược. Do đó, từ 1,2m đến 2,1m chân các bức tường đều được xây bằng đá tảng lấy ở sông. Gạch được nung tại chỗ ở sân ngoài bằng bùn lấy từ sông. Ước tính có khoảng 30 triệu viên gạch được sử dụng cho công trình đồ sộ này.


Vị trí chiến lược của lâu đài Malbork trên sông cho phép các hiệp sĩ Tueton độc quyền về giao thương cũng như thu phí đường sông từ những con tàu đi qua. Sau khoảng 150 năm cai trị, lâu đài đổi chủ khi bị quân đội Ba Lan chiếm đóng vào năm 1457. Nó trở thành dinh thự hoàng gia của các vị vua Ba Lan trong 300 năm sau đó, dài gấp đôi thời gian mà các hiệp sĩ Teuton cai trị.

Năm 1772, lâu đài bị bỏ hoang, xuống cấp rồi trở thành doanh trại cho quân đội Phổ. Năm 1794, các chuyên gia xây dựng, đứng đầu là kiến trúc sư người Phổ David Gilly, tới khảo sát cấu trúc của lâu đài để cân nhắc giữ hay phá bỏ Malbork. Bản phác thảo của lâu đài vài năm sau đó được con trai của Gilly xuất bản để đông đảo công chúng có thể tiếp cận. Những bản khắc này đã khiến công chúng tìm hiểu lại lịch sử lâu đài và các hiệp sĩ Teuton. Sau đó, công trình trở thành biểu tượng của lịch sử Phổ và ý thức dân tộc. Việc trùng tu được bắt đầu, kéo dài theo từng giai đoạn trong hơn một trăm năm.

Thời Đức Quốc xã, lâu đài trở thành địa điểm hành hương. Đức Quốc xã thường xuyên sử dụng hình ảnh của các Hiệp sĩ Teuton để tuyên truyền và quán triệt tư tưởng cho binh lính. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiều cuộc giao tranh diễn ra trong khu vực và lâu đài bị hư hại nặng do pháo kích của quân Đồng minh. Gần nửa công trình bị tàn phá. 70 năm tiếp theo, lâu đài dần được khôi phục theo hình dáng ban đầu, đến năm 2016 mới hoàn thành.


Hiện tại, lâu đài hoạt động như một bảo tàng và Malbork được coi là điểm hút khách "bom tấn" của thị trấn Malbork. Cách dễ nhất để đến lâu đài là xuất phát từ thành phố cảng Gdansk bằng tàu hỏa. Tùy theo loại tàu bạn chọn, thời gian đi mất từ 28 đến 55 phút. Giá vé từ 12 USD.

Tour phổ biến nhất là du khách tự do khám phá lâu đài và cầm theo tai nghe có phát lời thuyết minh thay cho hướng dẫn viên du lịch. Giá thuê thiết bị này là gần 3 USD. Chuyến tham quan lâu đài kéo dài ít nhất ba tiếng. Giá tour cho một chuyến tham quan lâu đài kéo dài 6 tiếng là từ 180 USD.

Khách vào lâu đài có thể sử dụng định vị GPS để tránh bị lạc. Trước đây lâu đài quá rộng, nên khách thường chỉ có thể đi thăm một nửa số phòng và lạc đường. Nơi đây cũng có thêm một số triển lãm mới. Phòng bán vé vào cửa có tủ để đồ cá nhân, nhà vệ sinh... Du khách phải mua vé trực tuyến, thời gian mở cửa cả tuần, từ 9h đến 16h. Giá vé vào cửa từ 12 USD. Hiện tại các phòng trong lâu đài đều đóng cửa ngừng đón khách, chỉ còn "Tuyến đường xanh" - khu vực quanh lâu đài.

Anh Minh (Theo Lonely Planet)

Nguon: https://vnexpress.net 

Đền Thánh Sa Châu

 Đền Thánh Sa Châu - nhà thờ Nam Định đẹp uy nghi như ở trời Âu

Là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Nam Định, Đền Thánh Sa Châu đang trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách thập phương.


Nam Định nổi tiếng khắp cả nước với số lượng nhà thờ lớn. Ở Nam Định có tới hàng trăm nhà thờ lớn nhỏ khác nhau, trong đó có nhiều nhà thờ cổ kính lâu đời và mang đậm kiến trúc Gothic độc đáo theo kiểu phương Tây, có nhiều ý nghĩa gắn với lịch sử tôn giáo.


Tọa lạc tại xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Đền Thánh Sa Châu là một trong những công trình độc đáo thu hút đông đảo du khách trong và ngoài địa phương tới tham quan.

Đền Thánh Sa Châu có tổng diện tích khoảng 13 mẫu (tương đương 130.000 m2), được xây dựng vào thời kì Pháp thuộc (năm 1942). Riêng khu vực nhà thờ dài 75m, rộng 25m, cao 22m. 


Ðền Thánh Sa Châu dành để kính Thánh Giuse Công Nhân.


Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp trực tiếp lên ý tưởng thiết kế và xây dựng, mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng. Với vẻ đẹp ngỡ như ở “trời Tây”, Đền Thánh Sa Châu không chỉ là điểm đến tín ngưỡng của những người theo đạo Thiên Chúa  mà còn là nơi thu hút nhiều du khách tới check-in “sống ảo”.


Từ chi tiết hoa văn, kết cấu đến màu sắc đều khiến du khách liên tưởng đến hình ảnh những nhà thờ uy nghi ở trời Âu. 


Đền Thánh Sa Châu nổi bật hơn so với các nhà thờ khác cùng giáo phận nhờ bức phù điêu cực lớn, được điêu khắc tinh xảo bằng đá granite. 


Công trình từng bị tàn phá nặng nề, biến dạng và hư hỏng do một số biến cố lịch sử. Vào thời gian Cha Gioakim Vũ Cao Đường làm Chánh xứ, nhà thờ đã được tu sửa, mở rộng thêm. Một số khu nhà Quán - nhà Chung hay khuôn viên quanh công trình cũng được xây mới.


Năm 1998, kỳ đài Thánh GIUSE được xây dựng phía cuối nhà thờ. Sau đó là 14 Đàng Thánh Giá tiếp tục được hoàn thiện (được đúc như kích thước người thật bằng bê tông cốt thép) xung quanh Đền Thánh và các cổng vào Đền cũng như dãy nhà học Giáo Lý - Nhà Dòng..


Sau 2 lần tu sửa và tôn tạo, nhiều khu vực được xây mới nhưng về cơ bản, nhà thờ vẫn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc ban đầu.


Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Vĩnh đã đóng góp rất nhiều công sức vào việc xây dựng mới và sửa chữa Đền Thánh Sa Châu khang trang sạch đẹp như ngày hôm nay.


Hàng năm cứ thành thông lệ, vào ngày mùng 1.5, Đức cha về dâng lễ kính thánh Giuse công nhân, đồng thời cũng là ngày chầu lượt của giáo xứ đền thánh Sa Châu. Buổi lễ có hoạt động rước và dâng hoa rất hoành tráng, thu hút sự tham gia của đông đảo giáo dân tại địa phương.

Toàn Vũ - Thảo Trinh

Nguon: https://dantri.com.vn/

 

Chuyện bệnh nhân tâm thần

Ảnh minh họa.

* Một người đàn ông đến gặp bác sĩ tâm thần:

- Thưa bác sĩ, vợ tôi luôn nghĩ bà ấy là một con chim én.

- Sao ông lại kể cho tôi nghe điều đó vào giữa tháng Mười như thế này nhỉ - bác sĩ trách - vì hẳn là bây giờ bà ấy đã sang trú Đông ở Marse rồi. Ông hãy đưa bà ấy đến đây cho tôi chữa ngay sau khi bà ấy trở về vào mùa Xuân sắp tới.

* Buổi tối, khi sắp đóng của phòng làm việc, một nha sĩ trông thấy một người đàn ông đi vào hỏi:

- Thưa bác sĩ, không hiểu sao tôi cứ tự cho mình là một con bướm đêm.

- Thế thì ông phải đi gặp một bác sĩ tâm thần chứ sao lại vào gặp tôi? Tôi là một nha sĩ cơ mà.

- Tôi cũng biết thế, nhưng có một điều mạnh hơn tôi: Tôi trông thấy ánh sáng trong phòng làm việc của ông, nên tôi không cưỡng lại được việc cứ lao vào...

* Một người đi khám bệnh ở chỗ bác sĩ tâm thần:

- Thưa bác sĩ - ông ta nói - tôi lúc nào cũng có cảm giác tôi là một quả táo.

- Ông cứ lại gần đây - bác sĩ đáp - tôi không ăn ông đâu mà sợ.

* Vợ tôi bị chập mạch hay sao ấy - chủ một nhà nghỉ cuối tuần ở ngoại ô kể với bác sĩ tâm thần - Lúc nào cô ấy cũng nghĩ cô ấy là một cái máy xén cỏ.

- Rồi sao nữa? - bác sĩ hỏi.

- Tôi đem chuyện đó nói với ông hàng xóm. Thế rồi một hôm, ông ta mượn "cái máy xén cỏ" của tôi và rồi không bao giờ tôi gặp lại vợ tôi nữa.

* Trong phòng khám của khoa tâm thần, bác sĩ hỏi một bệnh nhân:

- Ông bị làm sao?

- Thưa bác sĩ, không hiểu tại sao, tôi luôn luôn nghĩ mình là một con nhái.

- Ông bị thế từ bao giờ? Đã lâu lắm chưa? - bác sĩ hỏi tiếp.

- Thưa bác sĩ, cũng đã lâu lắm rồi - bệnh nhân đáp - Từ khi tôi còn là một con nòng nọc.

Anh Vũ / Thể Thao & Văn Hóa

Nguồn: https://thethaovanhoa.vn 

Ca khúc “Đêm Bơ Vơ” (nhạc sĩ Duy Khánh)

 Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Bơ Vơ” (nhạc sĩ Duy Khánh) – “Thương ai, đêm đợi đêm chờ…”


Những bài hát chủ đề về đêm (đặc biệt là nhạc vàng), hầu hết là đều nhạc buồn, hoặc rất buồn, như là Nửa Đêm Ngoài Phố, Quán Nửa Khuya, Mưa Nửa Đêm, Đêm Trên Đỉnh Sầu, Đêm Buồn Phố Thị…, đặc biệt là Đêm Bơ Vơ, một ca khúc của nhạc sĩ Duy Khánh.


Đêm về, thường là lúc người ta dễ rơi vào trạng thái suy tư, hoài niệm, những nỗi buồn rũ xuống, những tâm sự buồn được bày tỏ giữa đêm trường cô quạnh. Mà Đêm Bơ Vơ thì chỉ có một mình, không thể bày tỏ nỗi niềm đầy vơi cùng với ai, nên những dòng tâm sự buồn lại được tuôn trào qua nốt nhạc:

Đêm bơ vơ, thương ai đêm đợi đêm chờ,
Trời bây giờ, trời buồn nên trời hay mưa,
Từ buổi em đi mang theo hoa buớm ngày xuân,
Từng giờ chia ly, khi nào em nhớ anh không

Từ ngày em ra đi là đời anh trở nên trống vắng, một mình anh quạnh vắng nghe từng đêm bơ vơ dài, từng đêm đợi đêm chờ nhớ thương, trơ trọi một mình một bóng càng hoài nhớ càng luyến tiếc tình đã xa.

Từ buổi em xa, trời thường “trời buồn nên trời hay mưa”. Cả trời cũng như nhớ ai mà rười rượi theo lòng người, nên anh buồn nhìn ở đâu cũng chỉ là màn mưa vây quanh hiu hắt, ngay cả “hoa bướm ngày xuân” em cũng mang theo. Hết rồi những ngày vui, hết rồi những sắc hoa bướm rộn rã tươi nắng mùa hồng.

Người ở lại xót xa từng giờ chia ly và tự hỏi: “Có bao giờ em nhớ anh không”, giống như là anh đang nhớ em, nỗi nhớ thường xuyên vây quanh giăng mắc xám trời và giăng phủ tâm hồn người ở lại một màu nhớ nhung.

Đêm bơ vơ thương ai, đêm đợi đêm chờ
Anh thương em, anh thương anh nhớ từng đêm
Xuân ơi Xuân, Xuân ơi Xuân đã đi rồi
Trời bây giờ, bây giờ là trời đông thôi

Nỗi nhớ trở thành điệp khúc cất lên giữa đêm bơ vơ, đêm thương ai mà đêm chờ đêm đợi hắt hiu ánh đèn vàng, le lói cô độc ánh sao khuya. Người nghe nhạc vừa cảm động vừa xót thương chân tình của chàng trai qua câu hát chân thành thao thiết: “Anh thương em, anh thương anh nhớ từng đêm”. Niềm thương nhớ càng trở nên da diết hơn gửi theo cuộc tình đã vụt mất theo bước chân em đi, niềm thương đau càng nhức nhối hơn khi tình duyên vụn vỡ tan tác mộng chung đôi êm đềm ngày cũ.

Em ra đi mang theo cả mùa xuân, chỉ để lại đây từng kỷ niệm biết bao giờ mới nguôi tưởng tiếc, để lại đây cả trời đông mưa giăng đầy khung trời cũ. Xuân đã đi rồi, và tháng ngày tươi thắm ở bên nhau ngày nào cũng đã hết, trời bây giờ mùa nào cũng là một mùa băng giá mà thôi.

Đành lòng sao em, ra đi không nói một câu.
Đành lòng sao em, gieo sầu gieo tủi cho nhau.
Đêm bơ vơ, thuơng ai đêm đợi đêm chờ,
Anh xa em, xa em anh nhớ từng đêm.

“Đành lòng sao em ra đi không nói một câu” là lời trách nhẹ nhàng dành cho người mang cả mùa Xuân của anh ra đi, bỏ lại sầu tủi riêng anh cam chịu những ngày dài nhớ mong khắc khoải, tình mộng chung đôi giờ thành tình xa vắng muôn trùng.

Đêm bơ vơ quạnh quẽ, đêm giá buốt cõi lòng, “thương ai đêm đợi đêm chờ”, nhớ hoài những giấc Xuân ngày cũ bây giờ đã xa bay cánh chim trời dĩ vãng.

Không gian mịt mờ tìm nơi đâu 
Đêm đêm gục đầu chuốc cung sầu.
Xa phương trời nào xin em hiểu
Anh vẫn tôn thờ bóng hình em!

Tìm nơi đâu hương dấu yêu xưa, tìm nơi đâu ngày nắng vàng son đêm trăng lộng lẫy bên nhau cùng thêu dệt ngày mai lụa là óng ả. Một mình ở lại với không gian mịt mờ che lấp tương lai, mất em rồi nên “đêm đêm gục đầu chuốc cung buồn”. Lời nhạc buồn và ai oán như có cả vùng tuyệt vọng trước mắt người sầu tình khóc người tiễn yêu về chân trời xa cách xa xăm.

Người nghe nhạc rung động cảm xúc khi nghe câu hát tha thiết: “Anh vẫn tôn thờ bóng hình em”. Tình yêu đã vỗ cánh bay đi nhưng hình bóng người tình xa vẫn mãi trên ngôi thần thánh ngự trị trong trái tim. Chỉ có hết lòng yêu rất mực mới thần tượng người yêu như vậy, chỉ có tấm tình yêu chân thực, yêu vô điều kiện mới tự thú thực phơi bày cạn kiệt hết trái tim yêu.

Thương em, bao đêm thương bận bên lòng,
Vạn buớc đời, em về chốn nào xa xăm
Đừng để cho nhau thiên thu câu hát sầu đau.
Đừng để cho nhau ân tình câm nín chôn sâu.

Anh xa em như chim xa biệt cây rừng,
Mai em về, Mai về Mai nhé em

Một mình ở lại bơ vơ sầu tủi, cả bao đêm là hết cả thảy “bao đêm thương bận trong lòng”. Một mình thương nhớ bận bịu với kỷ niệm tình xưa và vẫn bận tâm lo lắng trên “vạn bước đời, em về chốn nào xa xăm”. Vẫn còn niềm tin và hy vọng ngày em trở lại: ”Đừng để cho nhau thiên thu câu hát sầu đau. Đừng để cho nhau ân tình câm nín chôn sâu”.

Em là cây rừng, anh là cánh chim. Xa em rồi thì còn đâu là rừng xanh cho anh vỗ cánh, đâu là tổ ấm để anh bay về tìm nơi trú ẩn êm đềm. Anh xa em như xa tất cả, nên vẫn mong em trở về: “Mai em về, Mai về Mai nhé em”.


Nhạc sĩ đã sử dụng chữ rất có dụng ý khi cố tình viết hoa chữ Xuân và chữ Mai ở trong bài hát (được in rõ trong tờ nhạc phát hành). Vừa là để trông ngóng Ngày Mai người về, cũng là lời nhắn nhủ người đẹp mang tên là Xuân Mai hãy quay trở lại bên nhau. Được biết Xuân Mai là tên thật của người đẹp Băng Châu, là ca sĩ nhạc vàng và là diễn viên điện ảnh nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Băng Châu cũng là một học trò được nhạc sĩ Duy Khánh nâng đỡ trong những ngày đầu của sự nghiệp, đã được nam ca – nhạc sĩ danh tiếng này đem lòng yêu mến. Tuy nhiên có một lần cô ngoảnh mặt ra đi, để lại nỗi sầu thương trong lòng chàng, từ đó mà bài hát Đêm Bơ Vơ được ra đời.

Trương Đình Tuấn
Nguon: nhacxua.vn

Khám phá vẻ đẹp kỳ thú tại vườn chim Thung Nham

 Khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn, từng đàn cò trắng, hạc bay lượn, trú ngụ kín cả một vùng đất ngập nước, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp nguyên sơ kỳ thú của vùng đất này.