HỌC DẠY CŨ MỚI
Bao năm qua ở ta việc học, việc giáo dục người học theo cách học của Khổng Tử là việc học phải răn đe, thưởng phạt, đánh đòn . . . xưa gọi là khổ học nên việc học xưa bị khép kín, người học bị ức chế luôn lo sợ bị phạt phải học trong khuôn mẫu không dám lên tiến nên không sáng tạo theo bản năng tự có tự phát từ nhỏ trong con người.
Hôm nay việc học ở ta đã canh tân không được đánh đòn, quỳ phạt nữa nhưng lại học nhiều, thật nhiều giờ, học trên trường, học ở ngoài rồi học tại nhà không biết bao lâu mà sáng mai lại lên trường tiếp tục và cứ thế. Thế có nghĩa nhà trường dạy dở nên phải học thêm học nhiều để hiểu, và cũng có thể nhà trường dạy không hết, không đủ nên phải học nhiều, học thêm.
Trung Quốc, Hàn Quốc . . . những ngày vừa qua các người học phải truyền dịch tại lớp học, đang học bỗng dưng ngã quỵ do căng thẳng bài vở mà cùng lúc nhiều người, nhìn qua như một Bệnh Viện thu nhỏ mà người học không dám bỏ học. Đó là cái học hôm nay của nhiều nơi. Còn ở ta học là phải thi đua mà thi đua thì phải đối nghịch mà đối nghịch là kẻ thù, mà trong lúc đầu óc non nớt của những người học ghi nhận kẻ thù thì vô cùng tai họa trong ngấm ngầm chưa bộc phát, Ở ta chấm điểm, khen thưởng, điểm cao, điểm kém, có lúc vô tình nào đó người dạy khen điểm cao chê bai điểm kém vô tình tạo sự đố kỵ ganh ghét từ nhỏ của một tâm hồn trong trắng, đó là trên trường, còn về nhà sau một buổi căng thẳng vừa thoát ra, học điểm lại kém không vui ra về, vừa gặp người nhà liền bị hỏi câu đầu tiên mấy điểm, làm bài được không? Điểm có hơn thằng B không . . . còn thằng C thế nào . . . ? Chứ không bao giờ hỏi hôm nay học có vui không? Có gì vui mới không? Chắc mõi mệt lắm . . . để trong tâm hồn người học từ bé không chán ngán học đường, mà cho nơi học là bãi chiến trường để thi đấu đấm đá dành nhau điểm 10.
Ngày nay có nhiều nơi giáo dục từ bé việc học không phải thi đua mà để tự phát, tự tìm tòi, tự hiểu, tất cả học làm bài theo cách suy nghĩ ý tưởng người học, người dạy chỉ phê phán phân tích cách làm bài ý tưởng của mỗi người học mà khác nhau không cho điểm để tránh đố kỵ hơn thua. Cũng có nhưng nơi từ bé người học được cho điểm chấm điểm nhưng người học tuyệt đối không hỏi biết điểm nhau vì biết điểm nhau là xấu, bất lịch sự không nên của một người học.
Thái Lan bao năm nay việc học như bắt buộc từ bé phải đi học để thành con người có lợi cho xã hội mà học hoàn toàn không đóng học phí đến lớp 12. Có những nước ban ngày trên đường xá có trẻ em lang thang sẽ bị bắt đưa vào trường học, lại thêm có những lóp học dành riêng cho người học đầu óc phát triển chậm hay lù mù mà không bao giờ dùng đến roi vọt cho người đi học, lại có lớp dành riêng cho người học thông minh, phát triển trước chứ không căn cứ vào tuổi tác để xếp lớp, có những Công Ty đầu tư cần người giỏi bỏ tiền ra cho học và học đến đích để sau này về làm việc cho họ. Đó là đi học của trẻ, còn có rất nhiều cái học có lợi cho xã hội cho người lớn. Đây là một trong những lớp học cần thiết cho Công Dân họ mà không buộc như cái học này, trước khi simh tại Bệnh Viện có lớp học hướng dẫn Vợ Chồng khi nào sinh, đưa Vợ đến Bệnh Viện, cần gì, phòng nào, giường nào và khi nào cần đến Bác Sĩ. Học phí trả 30 usd/người. Đầu tiên Lớp Học mời 3 người Đàn Ông đeo cái thai giả nặng 10 ký vào người đi một vòng, thật khó khăn, sau đó lượm những đồng xu dưới đất, càng khó hơn vì đang mang thai. Học để biết sơ về phụ sản, để chia sẻ nổi đau mà cộng hưởng nổi niềm Phụ Nữ mang thai sinh sản, đó là cái học hay cần thiết cho người trưởng thành.
Quay lại ta cái học.Tại Hà Nội cách đây gần 1 tháng có một trường học trẻ em nhiều người nộp đơn đến nổi phải giành giật đạp đổ nhau ngã tường, cổng thật khủng khiếp, do trường thì nhỏ người học thì đông nên phải giành nhau cho con đi học mà tại Việt Nam chưa bao giờ có sự kiện này, phải hỏi tại sao trường học ấy như thế? Họ nói do trường ấy mới thành lập được 1 năm mà cách dạy và học rất mới hiệu quả và khi báo chí phỏng vấn trường ấy thì được nghe “Tôi rất vui mừng bờ tường cổng trường đã bị đổ ngã chứ không tiếc rẻ gì cả, vì cổng bờ tường được nhiều người chiếu cố” . Cuối cùng là việc thi tốt nghiệp vừa rồi như một phép lạ tuyệt đối cho học sinh đậu 99% toàn quốc, đây phải chăng là một cách giáo dục mới đang mở đầu cho ngày mai. Hy vọng cái học sẽ lộng lẫy và sâu sắc.
Phan Thiết, Ngày 23.6.2012
NGUYENTIENDAO
@ Sự giáo dục con người phải theo đuổi một mục đích ấy là làm tăng tiến con người
Alfred Adler