Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.
Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết trong bài tập làm văn của mình rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.
Câu chuyện thứ hai: Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình. Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt, nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.
Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!
Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.
Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.
Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới: Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết trong bài tập làm văn của mình rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.
Câu chuyện thứ hai: Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình. Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt, nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.
Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!
Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.
Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.
-Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
-Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.
Có hay không năng lượng Kim tự tháp?
Hương Ly Antoine Bovis cho rằng, hiện tượng này có liên quan đến mô hình của kim tự tháp. Để chứng minh cho suy đoán của mình, sau khi trở về nước, Bovis đã dùng bià cứng để làm một mô hình kim tự tháp có chiều dài cạnh đáy 0,9m, 4 góc của đáy chiếu theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, sau đó ông đặt xác một con mèo ở độ cao tương ứng với vị trí chôn cất thi hài của hoàng đế Ai Cập trong kim tự tháp Khê-ốp mà Antoine Bovis đã nhìn thấy - tức 1/3 độ cao tính từ đáy lên đỉnh. Sau vài ngày, Antoine Bovis phát hiện thấy, xác con mèo khô dần và biến thành xác ướp khô. Tiếp theo, Antoine Bovis lại dùng thịt sống, trứng gà... làm thí nghiệm, kết quả cho thấy, dù đặt thực phẩm gì trong đó cũng không bị thối rữa. Ngay sau đó, Antoine Bovis đã phát biểu các bài viết đăng tải thành quả nghiên cứu của mình về năng lượng kim tự tháp.
Năm 1940, kỹ sư vô tuyến điện người Tiệp Khắc Karel Drbal cũng tiến hành các thí nghiệm như Antoine Bovis để tìm hiểu nguồn năng lượng bí hiểm trong kim tự tháp. Có lần, Karel Drbal đã đẻ lưỡi dao cạo vào mô hình kim tự tháp do mình tự chế, kết quả là lưỡi dao này sắt hơn rất nhiều. Một lưỡi dao bình thường chỉ có thể sử dụng 25-30 lần, nhưng nếu mỗi lần dùng xong để vào mô hình kim tự tháp thì dao sẽ sắt trở lại và có tuổi thọ dài hơn. Năm 1949, Karel Drbal đã đăng kí bằng sáng chế cho phát minh dao cạo này. Trong vòng 10 năm, Uỷ ban sáng chế của Tiệp Khắc đã phải kiểm tra lại nhiều lần tính năng của "lưỡi dao cạo kim tự tháp". Mãi cho đến năm 1959, Uỷ ban này mới cấp bằng sáng chế cho Karel Drbal. Theo Karel Drbal, các vi sóng do mặt trời tạo ra bao trùm trong vũ trụ, xuyênqua các bức tường của kim tự tháp và chui vào khoang đặt của lưỡi dao cạo. Dưới tác dụng của từ trường trái đất, những vi sóng đó được hội tụ và khuếch đại. năng lượng của chúng tác động vào cấu trúc tinh thể của lưỡi dao và làm cho nó sắc nhọn. Một số nhà khoa học Mỹ cũng đã sử dụng mô hình kim tự tháp để bảo quản cây trồng và thực phẩm. Họ phát hiện thấy cây trồng mọc nhanh hơn trong kim tự tháp. Các nhà khoa học Bỉ cũng đã chứng minh được rằng, nếu đặt pin hết điện vào mô hình kim tự tháp thì pin sẽ hoạt động trở lại với công suất mạnh không kém gì pin mới...
Câu hỏi chưa có lời giải
Một sự kiện khiến người ta khó tin hơn là, Đầu năm 1990, một nhà khảo cổ người Ai Cập kể rằng, sau 4 tháng khai quật, khi đoàn khảo cổ của ông mở cánh cửa đá của một ngôi mộ nằm ở độ sâu 27 foot dưới Thung lũng các vị vua thì nhìn thấy một con mèo xám lông phủ đầy bụi mồm kêu meo meo lao ra!!! Mấy giờ sau, con mèo này đã qua đời trong phòng thí nghiệm. Nó đã cần mẫn túc trực bên chủ nhân 4.000 năm trời.
Có nhà khoa cho rằng, cấu trúc của kim tự tháp giống như một hốc cộng hưởng vi sóng, hiệu ứng gia nhiệt của năng lượng vi sóng có thể diệt khuẩn và làm cho xác chết mất nước và biến thành xác khô, và trong hốc cộng hưởng này vi sóng có thể phát huy tối đa tác dụng của mình. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao 4000 năm trước, các pha-ra-ông đã biết lợi dụng vi sóng?
Nhiều ý kiến cho rằng, mọi công trình kiến trúc đều có thể hấp thu các sóng vũ trụ dựa theo hình dáng bên ngoài của mình. Đá granite trong lòng kim tự tháp có tác dụng như một bình ắc quy, nó hấp thu các sóng vũ trụ và tích tụ từ ngày này qua ngày khác, và nguồn năng lượng thần kì trong kim tự tháp chính là kết quả của nguồn sóng vũ trụ này. Nhưng 4000 năm trước, tại sao các pha-ra-ông biết được sóng vũ trụ và phát hiện ra mối liên hệ giữa sóng vũ trụ và đá granite? Một điều đáng nói là, tất cả những nghiên cứu về sức mạnh bí ẩn của ngững vật thể có dạng kim tự tháp mới chỉ dừng lại ở việc chứng minh hiện tượng. Còn điều gì đã tạo nên sức mạnh bí ẩn đó thì đến nay vẫn chưa có một lời giải thích nào thoả đáng.
--- Kim tự tháp vẫn còn là một bí ẩn của nhân loại. Nếu bạn tin vào những truyền thuyết về kim tự tháp, bạn sẽ ngạc nhiên khi biêt rằng mỗi người đều có được một kim tự tháp vô hình trong não bộ. Không những thế, mỗi người đều có khả năng tạo nên nhiều kim tự tháp với những năng lực kỳ diệu. Đó chính là nhờ khả năng đặc biệt của não bộ con người mà chúng ta vẫn chưa khai thác hết. Hiểu về não bộ của mình, hiểu về những điều kỳ diệu lý thú của não bộ sẽ giúp chúng ta phát huy năng lực của bản thân tốt hơn.